Sự “nổi loạn” đáng được đón nhận!

02:53 CH @ Thứ Hai - 11 Tháng Chín, 2017

“Không thể hiểu nổi ngôn ngữ của giới trẻ 8X, 9X ngày nay, đi ăn chơi cùng nhau, đến khi cần thanh toán thì chúng gọi “Campuchia”, sử dụng thì toàn câu dạng bị động. Không chừng 10 năm nữa, ngôn ngữ tỏ tình sẽ thành... Anh yêu bởi em!”.

Phân tích về ngôn ngữ thời nay, PGS Hà Quang Năng, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đã dí dỏm đưa ra dẫn chứng như vậy. Cũng theo PGS Hà Quang Năng, không chỉ giới trẻ “loạn ngôn” mà giới truyền thông cũng đang góp phần làm ngôn ngữ Việt Nam… nổi loạn. Nhưng đó là một sự “nổi loạn” cũng dễ thương và đáng được đón nhận.

Gì gỉ gì gi, cài gì cũng “siêu”, “tặc”!

Xin ông có thể dẫn chứng cụ thể về việc giới truyền thông đang khiến ngôn ngữ Việt Nam “loạn”?

Chẳng hạn như với từ gốc Hán-Việt là từ “tặc” và từ “siêu”, đã xuất hiện khoảng 180 từ đi kèm với những từ này trong đời sống ngôn ngữ. Ngoài những từ cũ là nghịch tặc, phản tặc, ác tặc, không tặc, hải tặc… đã xuất hiện một loạt “tặc” mới rất buồn cười như “mông tặc” (những kẻ dùng kim tiêm đi đâm mông phụ nữ như hiện tượng từng xuất hiện ở TPHCM), khoan tặc (quảng cáo khoan cắt bê tông tuỳ tiện làm mất mĩ quan đô thị), thổ tặc, lộ tặc (kẻ ăn chặn người đi đường để kiếm tiền)…

Rồi thì sa tặc, thiếc tặc, khoáng tặc, nghêu tặc, rác tặc, cẩu tặc…!

Rồi siêu thì siêu trọng, siêu trứng, siêu nạc, siêu sạch

Lạ quá “đào bồi”, “điều nghiên” và “khẳng quyết”!

Quả thật là rất linh hoạt và “sáng tạo”. Ngoài “siêu” và “tặc” thì ngôn ngữ Việt Nam còn đang có thêm những tiết tấu bất ngờ nào nữa không, thưa ông?

Người Việt hiện đã triệt để sử dụng các phương thức cấu tạo từ tiếng Việt để tạo ra những từ vựng mới. Hàng loạt từ ghép đẳng lập (từ ghép hội nghĩa, ghép hợp nghĩa, đẳng nghĩa) đã xuất hiện với nội dung khái quát nhằm diễn đạt các sự vật, hoạt động theo khái niệm mới như bỉ tiện, bi phẫn, chụp giựt

Đáng chú ý là nhiều từ ghép hợp nghĩa tạo nên những từ rất lạ như: bí nhiệm (bí ẩn và nhiệm mầu), điều nghiên (điều tra và nghiên cứu), giảng huấn (giảng dạy và huấn luyện), khẳng quyết (khẳng định và quả quyết), đào bồi (đào tạo và bồi dưỡng)…!

Là một nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã hàng chục năm nay, cảm nghĩ của ông trước sự ngày một “sáng tạo” của ngôn ngữ Việt?

Theo tôi, trong sự phát triển của xã hội luôn nảy sinh những hiện tượng, đối tượng, khái niệm, quan hệ mới, xảy ra những biến đổi phát triển của những sự kiện, đối tượng khái niệm đã có. Ngôn ngữ đã phát huy tối đa đặc điểm tiết kiệm của mình trong việc gọi tên, biểu thị những khái niệm, những đối tượng tồn tại và phát triển của xã hội.

Tất nhiên, trong sự thay đổi đó có tồn tại những mặt này mặt khác nhưng cùng với sự phát triển của xã hội thì ngôn ngữ cũng biến đổi và phát triển để thực hiện tốt hơn, hoàn thiện hơn vai trò là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, đồng thời là công cụ tư duy đắc lực của con người.

Xu hướng làm giàu vốn từ vựng của ngôn ngữ

Tức là theo ông nên có một cái nhìn độ lượng và sẵn sàng dung nạp những từ ngữ “lạ” đang xuất hiện ngày càng nhiều như là một sự phát triển tất yếu của xã hội?

Đúng vậy! Sự biến đổi và phát triển nghĩa của các đơn vị từ vựng đã có để tăng cường khả năng biểu thị của chúng; là một xu hướng làm giàu vốn từ vựng của ngôn ngữ. Từ vựng là một bộ phận cần phát triển nhanh nhất để có chức năng là tấm gương phản chiếu một cách trực tiếp đời sống xã hội, sự biến đổi và phát triển của xã hội.

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ thông tin và các phương tiện thông tin đại chúng, tính năng động, nhậy bén trong tư duy, trong nhận thức của mỗi người đã làm nên những kỳ tích, làm cho đất nước ta thay đổi từng ngày.

Môi trường, hoàn cảnh đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự phát triển không ngừng của ngôn ngữ, đặc biệt là sự xuất hiện của một số lượng lớn các từ ngữ mới nhằm biểu thị những sự vật, hiện tượng mới, những biểu hiện tâm lý, tình cảm, hành động, những nhận thức ngày càng sâu sắc, càng phong phú của con người thời đại mới.

Xã hội phát triển rất nhiều sự vật, hiện tượng mới cần được đặt tên, cần được đưa vào ngôn ngữ. Tại sao chúng ta lại phải từ chối những từ ngữ “sáng tạo” đó?

Xin trân trọng cảm ơn ông.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn Lang thời Hùng Vương đã từng có chữ viết riêng?

    16/04/2016Minh BùiVừa qua, nhà giáo về hưu 71 tuổi Đỗ Văn Xuyền sinh năm 1937, hiện đang sống tại Việt Trì, sau một thời gian để công nghiên cứu đã bước đầu công bố công trình “Giải mã chữ Việt cổ” tại Trung tâm Văn hóa Người cao tuổi Việt Nam...
  • Hãy nghe 8X nói

    19/01/2016TS Phạm Văn TìnhTrong giao tiếp tiếng Việt, giờ đây có lẽ nhiều người chúng ta đều không lạ gì khi nghe từ 8X. Đây là tổ hợp chỉ "những người sinh vào thập niên 80 ở thế kỷ 20". Thế hệ "dòng 8X" này có rất nhiều điều đặc biệt trong cuộc sống đáng trân trọng. Nhưng cũng có những "dòng" 8X chảy lạc điệu, biểu hiện bằng những lối nói...
  • Tháp Babel và sự hỗn loạn về ngôn ngữ

    22/12/2015N.B (theo History)Sách Sáng thế, cuốn đầu tiên trong Kinh Cựu ước, có nói đến tháp Babel khi kể về thuở hồng hoang của thế giới loài người. Cuốn sách giải thích vì sao loài người lại nói nhiều ngôn ngữ khác nhau...
  • Cái lý của những thành ngữ “phi lý"

    30/09/2015Hồng PhanTrong cuộc sống hàng ngày, chúng ta dùng tiếng Việt một cách tự nhiên. Không mấy ai và không mấy khi phải băn khoăn về nghĩa lý của điều này điều khác. Tuy nhiên, đôi khi do nghề nghiệp hoặc rất tình cờ, chúng ta đề cập tới logic của những hiện tượng tiếng Việt...
  • Thuật ngữ và cuộc sống

    16/02/2007Anh Minh Ánh“Phong thủy” được xem là một môn khoa học của người Á Đông, phát khởi từ TrungHoa đã hơn 3.000 năm. Muốn giải thích các môn khoa học của người TrungHoa bằng phương pháp luận duy vật thì khó hơn lên trời...
  • Ngôn ngữ có đóng khuôn tư duy không?

    01/01/1900Thực ra cách chúng ta nói năng thế hiện về chúng ta nhiều điều. Tiếng địa phương hoặc trọng âm của chúng ta có thẻ chỉ ra chúng ta sinh trưởng ở đâu, trong khi vốn từ của chúng ta có thế gợi ra kiểu giáo dục chúng ta có trải qua. Nhưng nếu ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng - tiếng Anh, Tây Ban Nha, QuanThoại, Việt... có chỉ ra được cách chúng ta tư duy, hoặc là hình thành ý tưởng chăng.
  • Vì sao chỉ có con người biết nói?

    16/01/2004Trong khi khỉ có thể hiểu những quy luật cơ bản về từ, chúng lại không thể nắm được các quy luật phức tạp hơn trong cấu trúc ngữ pháp. Chỉ có loài người là vượt qua được "nút cổ chai kiến thức" này trên con đường xây dựng và sử dụng ngôn ngữ mà thôi...
  • xem toàn bộ