Sự táo bạo trong nghệ thuật

01:59 CH @ Thứ Bảy - 22 Tháng Tám, 2009

Là một khái niệm có nhiều định nghĩa khác nhau: Tùy theo người nói, nơi nói và ngữ cảnh xuất hiện, sự táo bạo mang nhiều nghĩa khác nhau, đôi khi đối lập nhau. Nó có thể chỉ sự gan dạ hay tính hèn hạ, sự bình tĩnh hay sự xấc láo. Sự táo bạo như sự duyên dáng: Người ta biết vì sao nó thiếu nhưng người ta thường không hay lý do vì sao nó tồn tại. Trong bài xã luận số 8 tạp chí Nghiên cứu và Thẩm mỹ, chuyên san về sự táo bạo, triết gia Dominique Berthet viết: “Trong lĩnh vực nghệ thuật, sự táo bạo có những hình thức khác nhau, tuỳ mức độ nó vi phạm các chuẩn mực thẩm mỹ hay phi thẩm mỹ, tuỳ theo việc nó đụng chạm đến những vấn đề hình thức hay nội dung, tuỳ theo việc nó đặt tác phẩm trong thế nguy nan hay nó bất chấp các nguyên tắc hay những thói quen”.Về cách định nghĩa sự táo bạo, người ta không tiến xa hơn là mấy.

Phải chăng vì thế mà trong lĩnh vực nghệ thuật (để luôn nói về nghệ thuật), nhiều người có xu hướng cho sự táo bạo là cái gì được nhìn thấy, và chỉ lấy định nghĩa ấn tượng nhất của khái niệm này. Như thế đơn giản hơn. Người ta lẫn lộn sự táo bạo với sự khiêu khích, chẳng hạn như việc Marcel Duchamp1 muốn trưng bày tại New York duy nhất một cái bồn tiểu (Fountain, 1917). Thế nhưng trước đó, Duchamp chưa bao giờ là một hoạ sĩ táo bạo, và sự khiêu khích do cái bồn tiểu mang lại thậm chí có thể được hiểu như một cử chỉ biểu hiện sự bực tức hay chối từ. Nhưng người ta nhớ đến sự khiêu khích đó, người ta bình luận về sự khiêu khích đó, người ta không ngớt lời bình chú về nó. Thế nên, những tác phẩm ready-made2 (và hậu duệ khó tin của chúng) đã đẩy ra sau tác phẩm Cái ly lớn, tác phẩm mà Duchamp đã bỏ công tám năm, mà bố cục độc đáo và các nguyên liệu sử dụng (thuỷ tinh, chì, bụi, keo dán, v.v...) đã có thể bộc lộ một sự táo bạo đáng kể nếu như hoạ sĩ này đã không bỏ dở nó vào năm 1924.

Tranh của Cézanne

Bởi vì, ngay cả khi người ta vẫn luôn không hiểu sự táo bạo là gì, không có gì xa lạ hơn là sự bỏ rơi; sự bỏ rơi đòi hỏi người ta tìm hiểu tường tận mọi thứ và không hài lòng với một cử chỉ ấn tượng hay một sự mạnh dạn hiếu chiến, sự mạnh dạn này thường che giấu sự thiếu dấn thân. Khi Paul Cézanne3 đằm mình ở truông Địa Trung Hải, dưới bóng một cây thông, và ngồi hàng giờ, hàng ngày, hàng năm nhìn ngắm đỉnh Sainte-Victoire ; khi ông tái hiện lại đỉnh núi này từng chấm một, theo khoảnh khắc lóe sáng ; khi ông thể hiện trên tấm vải vẽ không phải là thời gian hao công tốn sức, mà là một quá trình, quá trình biến đổi từ từ của thiên nhiên; khi đó ông vẽ ra cái mà trước đó chưa có ai vẽ, và ông bộc lộ mình có “một phẩm chất tâm hồn khả dĩ kích thích con người hoàn thành những công việc khó khăn, kích thích con người chấp nhận rủi ro để làm được một công việc được cho là bất khả” - định nghĩa đầu tiên của từ điển về sự táo bạo. Bình thản, trong góc của mình, không ồn ào khoa trương, Cézanne chấp nhận rủi ro, đặt tác phẩm của mình vào thế nguy nan, vi phạm các chuẩn mực về thẩm mỹ trong khoảnh khắc đó, xáo trộn các thói quen và các nguyên tắc – như Stendhal đã nói, ông “chính là sự táo bạo”.

Nhưng chính Cézanne cũng không hay điều đó, như Giotto, hay Poussin, hay Rembrandt, hay bất cứ nghệ sĩ lớn nào khác. Sự táo bạo, như tài năng, thuộc về địa hạt hy vọng: Người ta có thể nghĩ là mình có, nhưng suy cho cùng thì không ai biết điều đó bao giờ. Đó là một hành động riêng tư, một hành động nông nổi, thậm chí vô thức. Về điều này, sự táo bạo là sự đối lập chính xác với sự khiêu khích vốn hướng ngoại và có ý đồ, thậm chí mang tính phô diễn, hoặc, tệ hơn nữa, mang tính tục tĩu. Không ý đồ, sự táo bạo cũng đối lập với khái niệm, trói buộc khái niệm, cản trở khái niệm – “Xuất phát từ khoa học hội hoạ, nhưng quá trình thực hiện tỏ ra thanh cao hơn cả lý thuyết hay khoa học đó”, Léonard de Vinci đã viết như thế. Nhưng sau Cézanne, trong lịch sử nghệ thuật hiện đại, trong lối lắp ghép những hình thức vô lối dị thường, sự táo bạo đã trở thành một tín điều (thật không may bây giờ vẫn còn thế), và nhiều nghệ sĩ đã tự ép mình trở nên táo bạo một cách có ý đồ, tức là trở thành những kẻ sáng tạo hình thức. Và những sáng tạo của họ đã che giấu, và giờ đôi khi vẫn còn che giấu, sự tầm thường cơ bản trong tác phẩm của họ.

Người ta biết René Char nghĩ gì về sáng tạo nghệ thuật: “Một mớ bòng bong”, ông nói. Bởi vì khám phá không phải là sáng tạo, khám phá là phát hiện ra những giải pháp cho một vấn đề đặt ra. Thế nhưng tính chất của vấn đề, và sau đó là tính chất của những giải pháp được tìm ra, phụ thuộc vào yêu cầu, vào tính nhạy cảm, vào sự tự do của nghệ sĩ. Sự táo bạo của anh ta trú ẩn ở đó, trong khả năng tìm kiếm, dò dẫm sâu hơn, xa hơn, rộng hơn, lớn hơn nữa, để “bắt đầu lại hoàn toàn khác”, như triết gia Merleau-Ponty đã nói. Điều này không nhất thiết phải được "nhìn thấy". Và khi nó được nhìn thấy thì nó thường được tiếp nhận một cách lạnh nhạt – Cézanne bị bỏ rơi, thậm chí bị chính bạn thân của mình là Zola bỏ rơi, rồi những tác phẩm cuối cùng của Monet, của Picasso hay của Matisse đã có thời bị xem như những tác phẩm của những nghệ sĩ già nua, tầm thường. Chính vì thế mà, trong phần lớn trường hợp, sự táo bạo thực sự của một nghệ sĩ được bộc lộ trước mắt tất cả mọi người khi nó không còn đe doạ quy tắc thẩm mỹ, khi nó được chấp nhận, được hiểu, có nghĩa là theo tấm gương của Georges La Tour4, đôi khi rất lâu sau khi hoạ sĩ này qua đời.


1 Nghệ sĩ người Mỹ gốc Pháp (1887-1968), quan niệm của ông về vị thế của tác phẩm nghệ thuật và của nghệ sĩ trước quá trình tự động hoá công nghiệp đã có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển nghệ thuật thế kỷ 20.
2 Loại hình tác phẩm do Marcel Duchamp đưa ra để chỉ một công trình được thực hiện hàng loạt mà lại tách rời với ngữ cảnh chức năng của nó và được trình bày như một tác phẩm nghệ thuật.
3 Danh hoạ Pháp (1839-1906), ông được xem là thuỷ tổ của nghệ thuật hiện đại.
4 Hoạ sĩ Pháp (1593-1653), nổi tiếng với những bức hoạ về "Đêm", với phương pháp sử dụng tranh tối tranh sáng độc đáo. Hoạ sĩ này bị lãng quên cho đến cuối thế kỷ 20.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn về cái Đẹp

    21/11/2017Nguyễn Hào HảiBàn về cái đẹp, Socrate chỉ nói một tư tưởng ngắn gọn: Cần phải xây dựng được một khái niệm (ý niệm) về cái Đẹp và một cái Đẹp được coi là lý tưởng. Ông chỉ nói có vậy. Nhưng có thể nói toàn bộ nền mỹ học phương Tây cả trong quá khứ và trong tương lai nữa đều chỉ nằm trong câu nói rất ngắn ấy.
  • "Thế Mà Là Nghệ Thuật Ư?"

    12/04/2014Như HuyCuốn sách “Thế mà là nghệ thuật ư?” (but is it art?) của Cynthia Freeland (và ấn bản tiếng Việt của nó, được in ấn và phát hành bởi nhà xuất bản Tri Thức), nhìn một cách nào đó, chính là một trong những thực hành thuộc mô hình giáo dục xã hội hóa nghệ thuật nói trên. Trong suốt gần 300 trang sách, ngắn gọn và cô đọng, được viết với một văn phong trong sáng và thông tuệ, cả một lịch sử dài các khái niệm về nghệ thuật, không chỉ của riêng phương Tây, mà còn từ phương Đông, đã được điểm qua và phân tích.
  • Nhận thức nghệ thuật với tư cách một hình thức tái hiện thế giới hiện thực

    01/12/2010Đào Duy AnhNhận thức là một quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, đó không phải là sự phản ánh thụ động, giản đơn về hiện thực khách quan, mà là sự phản ánh mang tính tích cực, năng động và sáng tạo...
  • Tìm định nghĩa nghệ thuật cộng đồng

    30/03/2009Lê Bá ThanhỞ Việt Nam, khái niệm “nghệ thuật cộng đồng” bắt đầu xuất hiện mạnh mẽ với các dự án gắn liền với cộng đồng của các họa sĩ. Tuy nhiên, những người tham gia vào nó vẫn còn lúng túng khi định nghĩa về nghệ thuật cộng đồng.
  • Underground thế giới lộn ngược

    25/03/2009Trang Nghiêm – Huy LinhBài viết này muốn đề cao một tinh thần nghệ thuật độc lập. Đó là sự tìm tòi, bung phá, thể nghiệm, sự dũng cảm của các nghệ sĩ khi bỏ qua những yếu tố thương mại, thị trường để thực hiện bằng dược những ý tưởng nghệ thuật đầy sáng tạo của mình.
  • Triết học nghệ thuật của Schelling

    15/02/2009Nguyễn Huy HoàngTác giả đã đưa ra và phân tích quá trình hình thành và phát triển tư tưởng của Schelling về nghệ thuật qua các giai đoạn: triết học tự nhiên, triết học tiên nghiệm, triết học đồng nhất, triết học tự do và mặc khải. Trên bình diện triết học nghệ thuật, Schelling không chỉ là một mắt xích, một vòng khâu trong tiên trình phát triển của triết học cổ điển Đức...
  • Ghi chép Mỹ học

    06/01/2009Hoàng Ngọc HiếnMỹ học là một môn học nghiên cứu sự sáng tạo và cảm thụ theo "quy luật cái đẹp" ( Kunzitxưn). "Quy luật cái đẹp" làm một khái niệm của Mác.
  • Một hành trình của nghệ thuật Đương Đại Thế Giới

    07/12/2008Phạm Trần LêXuyên suốt lịch sử phát triển văn hóa nhân loại, gánh nặng hoa tiêu được đặt lên vai người nghệ sĩ tiên phong. Nghệ sĩ tiên phong (advant-garde), cái danh hiệu đầy trân trọng, thường chỉ được nhìn ra và công nhận sau khi người nghệ sĩ đã nếm trải rất nhiều sự hiểu lầm và ghẻ lạnh từ số đông.
  • Thử bàn về giá trị và chuẩn mực nghệ thuật

    14/11/2008Trần DuyLịch sử nghệ thuật là quá trình phát triển cái đẹp, quá trình phát triển tính thẩm mỹ thông qua thị hiếu của con người, qua các thời đại. Vậy tiêu chuẩn của nghệ thuật là cái mà tự bản thân nghệ thuật có hay sở dĩ có tiêu chuẩn nghệ thuật là vì thị hiếu của con người?
  • Nghệ thuật – tiếng nói của lịch sử con người (*)

    08/11/2008Trần DuyKhi con người nguyên thuỷ biết vẽ là loài người đã biết khẳng định sự tư duy của mình, biết phối hợp chân tay và đôi mắt có nghĩa là đã có một ý thức rõ về vũ trụ của mình. Và cũng từ lúc loài người biết lấy hang đá làm nơi ở thì “kiến trúc thích nghi với thiên nhiên” ấy đã có tranh vẽ của người tiền sử cách đây 40 nghìn năm.
  • Ghi chú về nghệ thuật

    25/10/2008Nguyễn QuânTâm trí tôi như một vùng đồi núi hoang vắng rộng rãi nhưng cũng chật hẹp vì không có cơ cấu hạ tầng của xã hội hiện đại. Sự học hành của tôi không cho phép mở những con đường lớn vào khoa học. Tuy vậy tôi cũng đã lần mò ở mọi ngõ ngách của các lĩnh vực và các ngành khoa học qua những cuốn sách dày, mỏng, Đông, Tây, cứ ngẫu nhiên rơi xuống tay mình...
  • Bàn thêm về thuộc tính của nghệ thuật

    08/05/2007Nguyễn Thị ThưMỹ học trước Mác đã đề cập đến các góc độ khác nhau về thuộc tính của nghệ thuật. Mỹ học duy tâm khách quan cho rằng nghệ thuật mang tính chất thần linh, huyền bí. Platôn, nhà triết học Hy Lạp cổ đại quan niệm nghệ sĩ là những người đặc biệt, do thần linh đầu thai xuống trần gian để làm bạn với cái đẹp.
  • Vài suy nghĩ về Đương đại trong mỹ thuật Việt Nam

    20/09/2006Vương Duy BiênKhoảnh khắc chuyển giao thiên niên kỷ đầy biến động được báo trướcở nhiều lĩnh vực như kỹ thuật văn hoá, xãhội, khoa học và công nghệ... người ta hy vọng mỗi lĩnhvực đều có những bước ngoặt đầy táo bạo, đột phá, vượttrội... và trong Mỹ thuật cũng vậy, suốt thế kỷ XX đến những năm đầu thế kỷ XXI này, người ta đều có thể thấy ở cácgiai đoạn: Từ Mỹ thuật dân gian đến Mỹ thuật Đông Dương rồi Mỹ thuật hiện đại Việt Nam trong và sau chiến tranh đếnnay... đều có những thành tựu và dấu ấn đáng ghi nhận. Có thểđi đến một nhận xét “chủ quan": NềnMỹ thuật Việt Namtừ cổ đếnkim, đang phát triển đúng quy luật chung: từ dân gian đến chính thống và đến nay phát triển phong phú, đa dạng và hội nhập nhanh chóng.
  • Về đặc trưng của chân lý nghệ thuật và tính đặc thù trong sự tiếp cận nó

    21/05/2006TS. Nguyễn Văn HuyênThực chất quan điểm giá trị học hiện đại và cũng là quan điểm phổ biến hiện nay muốn nhấn mạnh rằng, khoa học gắn liền với chân lý, còn nghệ thuật gắn liền với giá trị, cái mà thiếu nó, loài người không thể trở nên văn minh, tiến bộ.
  • Nghệ thuật là gì?

    15/02/2006Nguyễn Đình ĐăngCâu hỏi Nghệ thuật là gì? kéo theo luôn hai câu hỏi khác: Cái đẹp là gì?Họa sĩ là ai?. Tổng quan 3 bài viết của Bart Rosier [1], Joseph A. Goguen [2]và Lev Tolstoy [3] chỉ nhằm làm sáng tỏ một phần những vấn đề tuy không mới nhưng vẫn rất nan giải đó...
  • xem toàn bộ