Sức hút tình yêu
Khi dậy thì, hormon sinh dục được tiết ra gây ảnh hưởng đến tâm lý của các bạn làm chúng ta có sự khác biệt rõ ràng về giới. Như sức hút tự nhiên của hai điện cực trái dấu, phe áo dài và phe tóc ngắn bị "hút" về phía nhau để mà tò mò, muốn khám phá, rồi… chẳng hiểu sao trái tim bạn rung lên và một ánh mắt, nụ cười hay một lời khen tặng mang hàm ý mơ hồ… Yêu là thế… và chẳng có ổ cứng hay đĩa CD nào chứa hết được những cảm xúc của thời cắp sách…
Vì sao tình yêu có sức hút
"Yêu nồng nànmà không bồng bột, yêu đắm say nhưng không phải dục vọng thấp hèn,yêu cuồng nhiệt nhưng không phải để thụ hưởng…"
Bản thân tự nhiên hai giới đã hấp dẫn nhau. Ngũ quan (mắt, tai, lưỡi, mũi, sờ mó) tất cả đều tham gia trong "phản ứng yêu". Khi yêu đương, một sự đụng chạm dù rất nhỏ cũng tạo một chuỗi phản xạ lên não. Bộ phận tinh tế này xử lý dữ liệu rồi phát tín hiệu làm cơ thể chúng ta tiết ra loại "ma túy nội sinh" tên là endorphin. Endorphin theo máu đến toàn thân và các bộ phận cảm thụ đặc hiệu ở nãokhiến ban đê mê, sảng khoái, sung sướng, yêu đời, người lâng lâng tựa như… không mặc quần áo. (Có nhạc sĩ đã nhận ra tình yêu là một thứ siêu thực nhưng bồng bềnh, tình yêu biết bay". Nhưng bài hát về tình yêu có sức lôi cuốn các bạn trẻ một cách mãnh liệt là vì thế). Rồi chỉ cần tà áo lướt qua, giọng nói, cử chỉ, nét chữ của "người ấy" giống như một tác nhân kích thích cơ thể bạn tiết ra endorphin. Bạn nhớ nhung, thương yêu, bạn thấy "không thể thiếu" cái tác nhân ma túy khổng lồấy.Endorphin khiến bạn sống trong một thế giới gồm toàn những sự tưởng tượng, ở đó mộng ảo mớihấp dẫn làm sao!
Nhiều bậc cha mẹ rất sợ tình yêu “cuồng si” theo kiểu nghiện ngập, bởi nó làm cho bạn không thể tỉnh táo để nhìn nhận “đối tác”. Bởithế, mớicó bạnmặc cho bạn bè góp ý, cha mẹ ngăn cản vẫn bỏ nhà đi theo “tiếng gọi của tình yêu". Đến khi gặp sự thật phũ phàng, chàng không còn là thần tượng, phản xạ tiết endorphin bị dập tắt, bạn tỉnh táo thì đã muộn. Thường tình yêu thời áo trắng chỉ là nhũng rung động đầu đời, hãy coi đó là kỷ niệm đẹp. Lúc này cái mà các bạn tự cho là "yêu " chủ yếu chỉ là những cảm xúc bồng bột chứ không phải là tình cảm nên không ổn định lại chưa có độ sâu càng không gọi là chắc chắn. Sở dĩ như vậy vì chúng ta mớichỉ “lớn xác" nhưng nhân cách đang phải tùng bước hoàn chỉnh theo thời gian. Nhiều bạn đam mê học tập, tránh nghĩ đến "phe kia" thì lượng endorphin trong máu rất ít. Trái lại, bạn nào cứ mải mê với những "siêu tưởng yêu" thì endorphin tiết ra khi bạn không thể tập trung vào chuyện học.Có bạn chọn giải pháp là chơi một môn thể thao hay một nhạc cụ, endorphin đâu có “quấy nhiễu" bạn.
“Yêu cuồng nhiệt nhưng không phải để thụ hưởng”
Qua tuổi THPT bạn bước chân vào giảng đường Đại học và thấy rằng mình đã lớn. Bạn có quyền tự do yêu đương mà không bị xem là "còn bé". Nhưng lớp trẻ vẫn còn những bạn bị "tiếng sét ái tình”- yêu từ cái nhìn đầu tiên. Tại sao nụ hôn được các nhà văn ví là “nồng cháy" bởi nó chấm dứt tình yêu lãng mạn, bắt đầu sang giai đoạn tình yêu thể xác. Động tác hôn tạo ra một loạt phản xạ phức tạp: gắn kết, thân thương và kích thích ham muôn tình dục. Khi hôn endorphin tiết ra gấp nhiều lần khi nắm tay(có lẽ đó là lý do người ta lâng lâng sung sướng và… nhắm mắt lại mà tận hưởng). Có cặp sau nụ hôn thì sự "cho" và " nhận” cứ gọi là “hết sạch". Tình dục có thể làm cho bạn sung sướng nhất thời nhung đến hậu qủa thì không chỉ các bạn gái lãnh đủ mà các ban trai cũng có những tổn thương tinh thần nhất định. Ở lứa tuổi SV tình yêu là một hiện tượng tâm sinh lý mang tính quy luật nhưng đây lai là giai đoạn tích lũy kiến thức nghề nghiệp mà bạn đã chọn cho tương lai. Việc chế ngự nhũng cảm xúc nhất thời, tập trung cho sự nghiệp đòi hỏi một quá trình rèn luyện, một lối nghĩ đúng đắn và hơn tất cả là sự tôn trọng, bảo vệ phẩm giá của người mình yêu. Tôi nhớ một nhà văn Pháp đã nói rằng: "Yêu nồng nànmà không bồng bột, yêu đắm saynhưng không phải dục vọng thấp hèn, yêu cuồng nhiệt nhưng không phải để thụ hưởng..."
Bạn sẽ hỏi rằng: Phải chăng chất ma túy nội sinh chỉ tiết ra khi... yêu? Không phải thế. Bạn có thấy khi bị một chấn thương, bạn đau ghê gớm nhưng sau đócường độ đau sẽ giảm bởicơ thể tự tiết ra endorphin. Bản thân endorphin là một thuốc giảm đau tuyệt vời có trong cơ thể và sẽ nhanh chóng chữa trị những vết thương của bạn.
Thế thì tình yêu say đắm có cơ sở vật chất là ma túy nội sinh (endolphin), vậy những người nghiện ma tuý chắc yêu nhiều lắm? Không phải như vậy. Những kẻ làm bạn với “nàng tiên nâu" hay "nàng tiên trắng" là đã đưa vào cơ thể mình một lượng ma túy theo đường ngoại nhập. Chính lượng “ma túy ngoại nhập” đã làm cho những bộ phận tiết endorphin tự nhiên của cơ thể bị tê liệt, không còn khả năng tự tiết endorphin. Khi bị lệ thuộc vào "ma túy ngoại nhập” thì con nghiện "yêu" ma túy hơn là tình yêu trai gái. Họ sẽ dùng ma túy để thụ hưởng dục vọng tức thời, chứ không phải là yêu nữa. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn không kiểm soát được những rủi ro khác và các nguy cơ về bệnh xã hội.
Vậy có cách nào khôi phục lại khả năng tiết endorphin ở người nghiện ma túy không? Có chứ. Đó là việc của những bác sĩ y học cổ truyền. Những cây kim nhỏ, bén, đưa chính xác vào các huyệt là tác nhân kích thích cơ thể khốn khổ của con nghiện tiết ra endorphin. Tất nhiên việc làm này rất khó khăn không chỉ yêu cầu chuyên môn cao mà còn cần sự kiên trì vì phải làm hàng ngày, hàng tháng bởi sức tàn phá của "ma tuý” vô cùng ghê gớm.
Hãy tránh xa ma túy!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVăn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt