Sức nóng cổ phiếu OTC
Quy mô lớn, lợi nhuận cao, hàng hóa phong phú là những yếu tố khiến sàn giao dịch không chính thức (OTC - dành cho các cổ phiếu chưa niêm yết) luôn hấp dẫn các nhà đầu tư. Nếu như sức nóng của các cổ phiếu đã niêm yết trong thời gian qua là một thì trên thị trường OTC phải gấp đôi. Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tăng cường quản lý để thu hẹp thị trường OTC nhưng không vì thế mà sức nóng của thị trường này giảm xuống, thậm chí còn có xu hướng ngược lại.
Không thiếu “hàng nóng”
Hàng nóng là cách mà dân chơi chứng khoán dành chỉ những cổ phiếu tốt (blue-chip), luôn được giới đầu tư săn tìm như Ngân hàng, dầu khí, viễn thông… trong đó, Ngân hàng luon dẫn đầu danh sách này. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường niêm yết tập trung mới chỉ có mặt của hai Ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (mà chứng khoán là
Cuộc săn lùng cổ phiếu Ngân hàng ngày càng ráo riết, tỉ lệ thuận với việc giá cổ phiếu của các Ngân hàng ngày càng tăng mạnh. Đầu tiên phải kể đến cổ phiếu của Ngân hàng cổ phần xuất nhập khẩu Việt
Tuy nhiên,không phải dễ để sở hữu được cổ phiếu này bởi nguồn cung hầu như không có. Tâm lý của các nhà đầu tư là ôm hàng tiếp tục chờ. Chị Nga, nhà đầu tư đang sở hữu 100 cổ phiếu Eximbank nên bất chấp giá lúc đó đã lên tới trên 13 triệu đồng/cổ phiếu chị Nga vẫn dồn tổng lực mua vào 100 cổ phiếu với kế hoạch, sau đại hội cổ đông, với những thông tin “quý hơn vàng” như kể trên, Chị Nga quyết định ôm hàng chờ tới “trên 18 triệu đồng/cổ phiếu mới bán”.
Tương tự, Ngân hàng Thương mại cổ phần phát triển nhà Hà Nội (Habubank), vốn điều lệ 1000 tỉ đồng nhưng lãi trước thuế lên tới đến 232 tỉ đồng năm 2006 khiến cổ phiếu của Habubank từ 80.000đồng/cổ phiếu leo lên 150.000 đồng/cổ phiếu. Quy mô không lớn, cổ tức năm 2006 mới được tạm ứng ở mức 12% nhưng việc bán 10% cổ phần cho Ngân hàng
Rủi ro thường trực
Trên sàn OTC thời điểm này có khoảng gần 50 cổ phiếu thường xuyên giao dịch, hầu hết các cổ phiếu này đều nằm trong top các cổ phiếu nóng được giới đầu tư săn lùng như Ngân hàng - tài chính, dầu khí, viễn thông… Tuy nhiên, giá cổ phiếu trên thị trường OTC thì không có cơ sở nào để xác định. Ngay cả bảng giá tham khảo của các Công ty chứng khoán đưa ra hiện nay cũng trong tình trạng “mỗi nơi một giá” và rất lạc hậu so với giá giao dịch trên thị trường. Đây cũng chính là yếu tố tiềm ẩn sự rủi ro cao của thị trường này. Thực tế, giá cổ phiếu ở thị trường OTC không tính
Một tay chơi chứng khoán chuyên nghiệp đã từng tiết lộ về các “đòn gió” nhằm đẩy giá cổ phiếu OTC lên cao. Điển hình là việc rỉ tai những thông tin “bí mật cho tất cả mọi người đều biết” như sắp chia cổ tức, bán cổ phiếu ưu đãi, chuẩn bị kết hợp với đối tác nước ngoài… Những thông tin ảo này được truyền tai nhau và nhanh chóng có hiệu lực. Khi giá cổ phiếu được đẩy lên cao, giới đầu cơ “bung” hàng ra bán kiếm lời. Cũng có trường hợp, giới đầu cơ làm giá bằng cách bỏ tiền ra “gom hàng”, tạo cầu ảo khiến giá cổ phiếu bị đẩy lên cao. Đến khi thị trường bị đốt nóng, bị đẩy vào tình trạng khan hiếm giả tạo mới tuồn hàng ra bán. Những chiêu thức này khá đơn giản nhưng hiệu nghiệm bởi rất nhiều người chơi chứng khoán trên sàn
Lợi nhuận bao giờ cũng tỉ lệ thuận với rủi ro. Với hàng chục Tổng Công ty được cổ phần hóa trong năm 2007 báo hiệu một năm đầy sôi động và không thiếu kịch tính của thị trường OTC đã bắt đầu.
Nội dung khác
Lịch sử ngày Quốc tế phụ nữ 8-3
08/03/2020Minh BùiĐông Tây Nam Nữ
06/03/2019Xã luận về phụ nữ
15/03/2014Nguyễn MinhPhan Bội Châu - người thức tỉnh hồn nước
06/03/2021Vĩnh KhánhHãy thay đổi tính xấu
06/03/2021Nguyễn Tất ThịnhNgộ về Thượng Đế
04/03/2021Nguyễn Tất ThịnhCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuBa yếu tố làm nên thành công của doanh nhân
29/07/2005Nguyễn Trần BạtClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam Sơn