Tài năng và đạo đức

06:46 CH @ Thứ Sáu - 14 Tháng Ba, 2008

Con người là nhân tố quyết định. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đều tất cả vì con người. Tôi muốn nói với các bạn trẻ thêm đôi điều: "Con người tài giỏi phải đi đôi với đạo đức”. Mới nghe các bạn trẻ đừng vội cho là thời đại khoa học con người đã lên đến mặt trăng mà còn ngồi nói chuyện xưa cũ. Cơm ăn nước uống, cũ thật đấy, nhưng loài người còn tồn tại còn phải nói.

Các bạn trẻ chịu khó đọc câu chuyện dưới đây: Vợ chồng bạn tôi nhà khá giả, duy nhất có một cậu con trai tốt nghiệp kỹ sư, có vợ một con, đi làm cứ mỗi chiều tan sở là đi luôn một lèo cho đến một hai giờ khuya mới về đến nhà, miệng nồng nặc bia rượu, say xỉn chẳng còn biết "trời trăng mây nước" rồi lăn đùng ra ngủ cho đến sáng, thậm chí có đêm ói mửa đầy nhà. Những lời vợ khuyên, cha mẹ nói như gió thoảng qua sa mạc, có khi cậu ta còn bực bội nói không muốn về căn nhà này nghe lảm nhảm mãi. Trước đây mấy tháng, một đêm xỉn quá, cậu bị đụng xe nặng phải vào nằm viện. Cũng chỉ vợ và mẹ cậu ngày đêm bên cạnh lo săn sóc đổ bô đổ dãi, ngoài ra chẳng có ai vào làm điều đó. Vậy mà lành bệnh ra viện rồi, chứng nào tật ấy không bỏ. Đối với cậu ấy, thiên hạ ngoài đường mới vui vẻ, còn vợ con cha mẹ trong nhà cậu ta chẳng buồn ngó ngàng tới. Vợ chồng ông bạn buồn phiền nói thấy nhà bên cạnh mặc dù họ thiếu thốn song con cháu họ sống tử tế nền nếp, giá có thể đổi được ông cũng sẵn sàng đánh đổi. Nhìn đôi mắt thâm quầng của vợ cậu chứng tở nhiều đêm mất ngủ, lòng tôi đầy ái ngại.

Xin các bạn kiên nhẫn đọc tiếp thêm mẩu chuyện thật nữa. Một bà cụ bà con của tôi, nhà rất giàu, nay đã bước qua tuổi 80. Bà có cô con gái đầu đỗ dược sĩ, chồng con dở dang, cậu con trai cũng là dược sĩ mở tiệm thuốc. Cậu ta ra đường quần áo thời trang, chạy Dream láng coóng, không rượu chè cờ bạc, không xì ke ma túy, chỉ có mỗi cái tội mê gái, bao nhiêu tiền của mang cho gái hết. Cậu rành cả minh tinh bên Tàu, bên Tây, cô nào eo thon mông nở, những chuyện ấy cậu ta thuộc hàng sư phụ. Sắc đẹp chẳng phải sóng gió mà sao làm đắm đuối con người! Bà cụ nhiều lần thúc giục cậu cưới vợ đã hơn 30 tuổi đầu còn sống lông bông. Nghe ra cô nào cũng vui qua đường mà thôi chứ chẳng có cô nào chịu về làm vợ. Thỉnh thoảng tôi ghé thăm bà cụ, nhìn mái tóc bạc trắng như bông, đôi mắt mất thần, bà than thở gia đình bà chắc tuyệt tự. Ngôi biệt thự đang ở chắc chỉ khi bà cụ qua đời cậu ta không bán vung vít chẳng được mấy tháng. Ai nói nhiều tiền bạc có hạnh phúc!

Hai gia đình tôi vừa kể trên, vấn đề đạo đức của con người có đem ra nói đi nói lại ngàn lần vẫn không cũ.

Các bạn trẻ, con người dù tài ba lỗi lạc đến đâu mà không có đạo đức không yêu nước thương nhà, không kính cha thờ mẹ, những con người ấy vẫn bị người đời khinh bỉ ruồng bỏ. Kẻ nào quên ơn cha mẹ, kẻ đó không phải con người. Bác Hồ đã nói: Người cách mạng chân chính là người con chí hiếu. Tình cha mẹ đối với con cái như non cao biển rộng, làm con ăn ở bội bạc vô ơn thử hỏi có thể nào yêu nước, tình nghĩa với bạn bè, có chăng chẳng qua vì cái lợi nhất thời giai đoạn nào đó thôi. Dù thật tồi tàn đi nữa, chẳng nơi nào sánh được với mái gia đình.

Đường đời lắm chướng ngại gian nan, các bạn phải đủ nghị lực kiên định vượt qua, gặp trường hợp thất bại có ngồi than khóc cũng chẳng giải quyết được gì. Phan Bội Châu nói: Nếu đường đời cứ bằng phẳng mãi, Anh hùng hào kiệt có hơn ai. Một đức tính cao quý không thể thiếu đối với người học thức, đó là sự khiêm nhường. Chúng ta nên biết rằng sự hiểu biết của con người như giọt nước trong biển cả, sự huyền bí của vũ trụ mênh mông bao la này còn biết bao nhiêu điều mà khoa học chưa giải thích được. Ngoài những điều căn bản học ở nhà trường các bạn còn phải tìm tòi nghiên cứu tự học thêm, kiến thức mới sâu rộng.

Trên bước đường tiến thủ, không ai hiểu mình hơn mình, các bạn tự vạch cho mình một chương trình hành động thực tiễn. Một cái đang có hơn hai cái sẽ có, hoa lài mùi hương có thoang thoảng hơn là hoa hồng mờ ảo còn ở đâu đâu. Các bạn đi tìm hạnh phúc ư! Không cần đâu xa, ở ngay bên cạnh các bạn. Hạnh phúc bên vợ con, cha mẹ. Cái nhoẻn miệng cười thơ ngay của em bé là niềm hạnh phúc vô biên của cha mẹ. Giây phút êm đềm bát ngát tình thương là những lúc ta gần gũi mẹ cha, trước mặt mẹ người lớn cũng hóa trẻ con. Cha mẹ về già như sương trên ngọn cỏ, ngày nào cha mẹ không còn nữa, ta có đi cùng trời cuối đất cũng không bao giờ tìm lại được hạnh phúc thiêng liêng này. Trong hai cuộc kháng chiến, có những bậc cha mẹ lên non xuống biển dãi dầu sương gió đi tìm hài cốt của con, những người mẹ còng con đói khát lặn lội vạn dặm đi tìm nắm xương của chồng mang về chôn cất.
Đất nước còn rất nhiều nhân tài và cũng rất cần đạo đức. Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, nhân nghĩa. Chúng ta không sợ bất cứ kẻ thù nào, chiến thắng rồi ta ngồi lại nói điều nhân nghĩa. Với tinh thần thượng vô, ông cha ta không đánh người ngã ngửa.

Muôn đời dưới ánh sáng mặt trời, mọi sự vật tang thương biến đổi, chỉ có tình nghĩa con người tồn tại mãi với thời gian.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vần đề tài và tật

    15/09/2018Trường GiangBáo Kiến thức ngày nay có đăng bài không ký tên tác giả với nhan đề rất hấp dẫn "20 biểu hiện của nhân tài". Song đọc kỹ nội dung bài viết, tôi thấy đây không phải là những biểu hiện của người tài và càng không phải là cách của người tài....
  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Danh - Giá

    10/11/2016Hà Huy KhoáiNgười “danh giá” trước hết phải là người có “danh”, nhưng hình như cái “danh” nào cũng có “giá” của nó cả! Cụ Nguyễn Công Trứ ngay từ khi còn rất trẻ đã viết câu thơ nổi tiếng: Đã mang tiếng đứng trong trời đất Phải có danh gì với núi sông. Ngẫm ra, ý muốn được lưu danh cũng là thói thường của người đời vậy!
  • Ích kỷ, cái gốc của mọi tính xấu

    21/08/2016Thu HuyềnCon người ta có biết bao nhiêu tính xấu, nhưng ngẫm cho kỹ thì hình như mọi tính xấu của con người đều từ một cái gốc mà ra. Đó là tính ích kỷ. Theo định nghĩa từ điển tiếng Việt, ích kỷ là "chỉ biết, chỉ vì lợi cho riêng mình mà không biết đến người khác. Tham lam cũng bắt nguồn từ sự ích kỷ muốn vơ hết về mình...
  • Người ta nghèo đi có thể là vì tiền

    12/04/2015Nguyễn Tất ThịnhĐã từ rất lâu người ta biết rằng Tiền là cực kì quan trọng, là thước đo của giá trị trong sự trao đổi của thị trường, dường như là cái có thể mua được mọi thứ đến cả Tiên cả Phật, làm người ta mạnh bạo lên…
  • Mối quan hệ giữa tình cảm và lý trí trong ý thức đạo đức

    12/02/2015Nguyễn Văn ViệtChúng ta đều biết, mỗi hành động đạo đức đều xuất phát từ những cơ sở nhất định của một ý thức đạo đức. Trên cơ sở ý thức đạo đức, chủ thể hành động đưa ra những phán quyết cho một sự kiện cần phải có sự đánh giá về mặt đạo đức. Do vậy, việc hiểu rõ cơ sở ý thức đó là gì và bản chất của nó là như thế nào đó là điều có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng xây dựng, bồi dưỡng ý thức đạo đức...
  • Tuổi trẻ đang bị …tấn công

    09/02/2015Nguyễn Trung DânCái cảm giác như đang có luồng sóng ngầm sắp trở nên sóng dữ, sóng ác nhấn chìm tất cả cái đẹp đẽ, hy vọng, tương lai của giới trẻ với lối sống rất đáng quan ngại lo âu trong những ngôi nhà của chúng ta. Từ giáo dục cho đến nếp sống xã hội, các chuẩn mực đạo đức gần như vắng bóng thì lấy gì xây dựng nề nếp gia đình đây?
  • Tư cách và đạo đức cách mạng

    14/01/2011X.Y.Z

    1 Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.
    2. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

  • Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường

    22/05/2007Nguyễn Thị KhoaĐạo đức gia đình là toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi người về hôn nhân và gia đình vừa thể hiện bản chất đạo đức cá nhân, vừa cho biết bản chất đạo đức của mối quan hệ trong gia đình. Sự hình thành đạo đức gia đình không chỉ dựa trên những quy định của pháp luật, của phong tục tập quán và truyền thống dân tộc, mà còn dựa trên niềm tin và dư luận xã hội.
  • Về sự suy giảm giá trị đạo đức hiện nay

    16/01/2007Đinh Hùng TuấnNhững năm gần đây, không ít giá trị đạo đức đã bị xói mòn, suy giảm nghiêm trọng. Chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, tệ nạn xã hội, tệ tham nhũng, buôn lậu... có chiều hướng phát triển. Sự suy giảm giá trị đạo đức xã hội thực sự trở thành một trong những vấn đề nổi cộm trong đời sống xã hội ta hiện nay...
  • Người trẻ nhưng ý thức đừng… trẻ

    21/12/2006Thanh Thu... có những câu chuyện nhỏ nhưng lại không hề nhỏ... Kể để nhắc nhau, để thấy rằng người trẻ học kiến thức ở trường, nhưng cũng đừng quên học ý thức, học phép lịch sự. Người trẻ đấy, nhưng ý thích đừng...trẻ!
  • Tổng quan về đức hạnh

    30/11/2006Những đức tính chính là can đảm, hay dũng cảm, điều độ, công bằng, và thận trọng. Đây là những đức tính cấu tạo nên tính cách đạo đức của một người tốt. Dĩ nhiên, còn có nhiều đặc điểm tính cách đáng khao khát khác, như thân thiện, hòa nhã, khiêm tốn, và trung thực. Nhưng nếu một con người có những đức tính căn bản, anh ta có những nguồn gốc để từ đó tất cả những đức tính khác phát xuất....
  • Vẫn là chuyện nuôi dưỡng con người

    16/01/2006GS. Tương laiNhững ngày cuối cùng của năm 2005 lùi vào phía sau để lại dư vị đắng tai ác của vụ bán độ bóng đá. Giờ đây, việc xử phạt nghiêm khắc số cầu thủ bán độ là cần nhưng cần hơn gấp nhiều lần là phải chỉ ra được môi trường sống đã nuôi dưỡng và đẩy những cầu thủ trẻ của chúng ta trượt dài trên con đường tha hóa...
  • Tư tưởng nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay

    21/12/2005Minh Anh...kế thừa những tư tưởng tích cực của Nho giáo về gia đình trong việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay nhằm thực hiện thành công xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là việc làm cần thiết...
  • Trước hết, đạo lý!

    03/12/2005Nguyễn Mạnh HàoThiết kế và thực hiện dần cho nhân dân cả nước một lối sống lành mạnh, tốt đẹp, vui tươi – một lối sống bắt rễ sâu thẳm vào văn hóa truyền thống dân tộc, nhờ đó gia tăng bản lĩnh hội nhập hấp thụ tinh hoa thế giới, là một vấn đề cực kỳ bức thiết và trọng đại mà tiếp cận trước tiên và cơ bản nhất là tiếp cận đạo lý của các thế hệ Việt Nam đã đúc kết và từng trải cho đến hôm nay...
  • xem toàn bộ