Tâm Linh…???... Chính là đức tin vậy

Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia
11:31 SA @ Thứ Tư - 04 Tháng Hai, 2009

Tâm Linh: Những linh cảm mang yếu tố tâm lý của Con Người từ việc coi Bản Thể là một Tiểu Vũ Trụ trong 5 Qui luật gốc

1. Bản thân các Qui luật do Con Người đã phát hiện hay tổng kết nên cũng tạo nên ‘Đức Tin’ cho Con Người rồi. Đó là 5 Qui luật Gốc rễ ( Ngũ Hành trong thế giới Vật chất : Lượng đổi chất đổi + Bảo toàn vật chất & năng lượng + Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập + Phủ định của phủ định + Nhân Quả ). Do đó, cũng có 5 ‘Qui luật gương’ tương ứng trong thế giới Tâm Linh ( Ngũ Hành trong Thế giới Phi vật chất : Tích Phát + Luân Hồi + Âm Dương + Siêu Thoát + Quả Báo )

2. Có nhiều điều phi thường Khoa học chưa thể giải thích, nhưng rõ ràng hiện hữu trong thực tế cuộc sống, trong giấc mơ, trong Tâm thức của Bạn. Nên Con người tin rằng có Thần có Thánh, có Ma có Quỉ, có Trời có Phật và Đấng Tạo Hóa Toàn Năng. Không có lòng tin ấy con người sẽ không thấy cái khuôn khổ cần tôn trọng tuyệt đối cho những Tham Sân Si quá đáng của mình để mà ‘Tri Chỉ’ ( biết dừng ). Đức Tin để giới hạn cái Xấu xa và thăng hoa cái Đạo của Con Người vậy

3. Có người xa lạ lại biết khá tường tận về những điều quá khứ liên quan đến Bạn. Điều ấy khiến Bạn tin để nghe họ nói tiếp về tương lai của Bạn! Trong họ đang có những năng lực khác thường hay là sự khác thường của Bạn khiến người tinh tế có thể nhận ra mà đoán? Dù thế nào ‘sự khác thường’ ấy là điều đã hay sẽ xảy ra mà sự ‘qui nạp’ không đủ để lý giải được. Bạn tin rằng sẽ có một người khác ( Thày Bói chẳng hạn) với ‘khả năng khác thường’ có thể chỉ ra, mách bảo hay diễn giải được điều ấy để Bạn điều chỉnh. Bạn đi xem bói đã mang sẵn trong người một ‘Đức Tin’ nhất định rồi

4. Nếu quan niệm chết là hết, là mỗi người hết đời sống Trần Gian đều trở về với cát bụi như nhau…thì quá nguy hiểm cho lối sống và tâm lý !!! Nên Con Người tin một cách sâu sắc ở ‘Ngày Phán Xét’ và ‘Siêu thoát Luân Hồi’ với Luật Nhân Quả Tích Phát ‘ác giả ác báo’ và ‘ở hiền gặp lành’ …’đời Cha ăn mặn đời Con khát nước’…Tin rằng sẽ được Trời Phật (Tối cao Càn Khôn) thấu hiểu phân xử, từ đó Con Người mới có động cơ, có khả năng điều chỉnh lại tích cực hành vi thái độ khi đang sống.


Người khác có thể tin Bạn sẽ có điều không hay, nhưng chính Bạn thì lại có khuynh hướng tin vào những điều, những cách thức có thể nào đó để mình hay hơn hoặc đỡ tồi đi. Bởi vậy Bạn biết sợ, lo xa mà muốn biết trước, cho dù manh nha…Đó là điều kì diệu ! Cho nên bản chất của Đức Tin là ở trong chính Bạn. Người thiếu tự tin ( do thiếu năng lực, yếm thế ) thì thường là thiếu đức tin mà hay mê tín

Nếu đi xuôi mãi hay đi ngược lại mãi dòng thời gian Con người không thể trả lời căn nguyên cội nguồn, cũng như cái ‘mai sau’ của sự vật hiện tượng : Vô Thủy Vô Chung ! Nhưng dòng thời gian đó ví như một sợi dây, lúc đó ( xét vô cùng ) không phải là thẳng nữa mà là cuộn lại hình tròn không khép kín mà thành hình xoắn ốc (Vòng Xoắn Thời Gian )… Bạn đang ở điểm (A) ở cung đoạn hình tròn (X), trong phạm vi cực ngắn ( như độ dài cuộc sống ) thì Bạn đếm được thời gian năm tháng trong đoạn đó ( sinh năm 1962 đến nay 2009 ) mà thôi. Nhưng Bạn có thể có Bạn dưới dạng (A”) ở chuỗi cung đoạn (X”) của ‘Vòng Xoắn Thời Gian’ đó. Nếu Bạn tin như vậy Bạn có khả năng ‘thấy được mình trong tiền kiếp và cả tương lai kiếp sau’ của mình nữa (nhưng với những điều kiện mà tôi sẽ trình bày ở Bài sau)

Xem những suy ngẫm cùng tác giả năm qua...

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hiện tượng tâm linh dưới các góc nhìn

    29/03/2016GS, TS Nguyễn Ngọc KhaTa chỉ có thể cảm nhận được các hiện tượng "tâm linh" mà không thể suy luận chứng minh cơ chế cụ thể. Do chỉ cảm nhận được các hiện tượng "tâm linh” dưới dạng hoạt động của "logic trực giác xuất thần" nên xoay quanh vấn đề tâm linh người ta đã có nhiều ý kiến ở các góc độ khoa học khác nhau...
  • Tâm linh: Sự lẫn lộn và thảm họa

    17/09/2014Hà YênTri thức phải giúp chúng ta khám phá ra bản chất của Thế giới xung quanh và bản chất của Tâm linh con người. Vậy mà, từ thế kỷ XVII đến nay, hầu như tất cả mọi người đều cho rằng, Khoa học ngày càng đồng nghĩa với Tri thức, dẫn đến xã hội vô thần, làm cho nền tảng Tôn giáo, tình yêu và lòng trắc ẩn đã bị sai lệch hết sức thảm họa...
  • Vũ trụ và con người dưới góc độ khoa học tâm linh

    20/01/2009Trần Văn ĐìnhMục đích của cuốn sách nhỏ này là bước đầu gợi mở một mối nối lý thuyết khả dĩ để nhìn nhận thế giới hữu hình và thế giới vô hình thành một thể thống nhất. Khoa học và tôn giáo được xem xét như những hợp phần thúc đẩy nhau phát triển. Điều này dẫn đến những yếu tố lý thuyết hoàn toàn mới, dễ hiểu, mang tính đột phá, có khả năng bao quát các lĩnh vực khoa học và tâm linh, cho phép khảo sát những hiện tượng bí ẩn một cách đa dạng, có hệ thống và mở ra nhiều khả năng hoàn thiện cuộc sống con người.
  • PR xuyên đời sống vào tâm linh

    13/12/2008Nguyễn Tất ThịnhTôi giành mục suy ngẫm số 13, con số đặc biệt này để viết về PR, ngắn gọn, như một thông điệp với bạn đọc về một ý nghĩa mở rộng của PR… Sự phát triển tiếp như thế nào đó là con đường tư duy của bạn đọc...
  • Bàn về Tâm linh và Tâm thức

    12/12/2008Nguyễn Tất ThịnhTôi muốn khởi đầu cho những bài viết tiếp sau về chủ đề mà bất cứ ai, tạm có thể nói về bản thân là trải nghiệm, cũng ít nhất đôi lần tự đặt câu hỏi. Thực ra, cho dù là Vô thức, ai cũng đang hành trình đến…để thấy được rằng: Có một điều gì đó cựa quậy sống động từ sâu thẳm đời sống tinh thần, một khi Ngộ được, sẽ giải tỏa được kho năng lượng vô hạn của Bản thân…
  • Lý giải nào cho những huyền bí tâm linh

    06/12/2008Hà YênThế giới các hiện tượng huyền bí thuộc phạm trù Tâm linh, vẫn tiếp tục kích thích nhiều công trình nghiên cứu, xuất hiện nhiều trong vòng hai mươi năm trở lại đây. Sự tập hợp trí tuệ ấy, hình thành cái gọi là “Khoa học huyền bí”, mà sức lan tỏa của nó đủ trở thành một bộ phận không nhỏ trong toàn bộ Tri thức của nhân loại.
  • Giá trị văn hóa và những khía cạnh tích cực trong đời sống tâm linh

    11/11/2008TS. Nguyễn Thái SơnĐời sống tâm linh là một hình thức đặc biệt của ý thức con người và ý thức xã hội. Đã có những khuynh hướng sai lầm về vấn đề này: hoặc là tuyệt đối hoá vai trò của đời sống tâm linh, hoặc là đồng nhất đời sống tâm linh với chủ nghĩa duy tâm, với mê tín dị đoan. Hướng đến thế giới tâm linh dường như là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của con người, đồng thời là một trong những cách để con người sống lương thiện hơn, tốt đẹp hơn...
  • Thế giới tâm linh

    14/01/2008GS, TS. Phạm Đức DươngTạo hóa đã bày đặt cho con người một nghịch lý vĩ đại mà con người từ khi xuất hiện cho đến mãi mai sau, dù thuộc màu da gì, thuộc dân tộc nào và sống bất cứ đâu trên trái đất này đều phải vượt qua nhưng không bao giờ vượt qua được...
  • Thực nghiệm tâm linh

    12/10/2007R.TagoreGiới thiệu hai luận văn tôn giáo - triết học Thực nghiệm tâm linh và Tôn giáo của một nghệ sĩ, chúng tôi muốn bạn đọc, một mặt, tiếp cận được với vấn đề tâm linh nói chung và tâm linh ấn Độ nói riêng đang trở thành một vấn đề "nóng" hiện nay và, mặt khác, qua đó nắm được ngọn nguồn nghệ thuật của Tagore để từ đó có một cách đọc khác về ông. Tagore viết về triết học mà như viết về nghệ thuật, viết một cách nghệ thuật...
  • "Tâm linh"... chẳng siêu hình tý nào!

    23/05/2007Nguyễn Bỉnh QuânCó anh bạn bảo tôi: Người Việt mình không có tâm thức tôn giáo triệt để mà chỉ hay tin các "điềm". Một cụ lão thành, 57 năm tuổi Đảng, sáng ra đi đâu vẫn ngại gặp cô hàng xóm nặng vía. Thấy cô là cụ quay vào chờ một lúc sau mới đi.
  • Tâm linh và mỹ học – nền tảng của văn hóa gia đình

    01/03/2007TS. Nguyễn Đình Đặng Lục – Vụ trưởng Vụ Pháp luật Ban Nội chính TWGia đình đã tạo nên xã hội, mối quan hệ tương tác đó đã tạo nên một chỉnh thể thống nhất của xã hội loài người. Sự phát triển rực rỡ của nền văn minh nhân loại không phải tự có mà nó được bắt đầu từ chính cuộc sống gia đình. Gia đình truyền thống của Việt Nam vẫn được duy trì trên nền tảng của văn hóa gia đình được hình thành và phát triển dựa trên sự kết hợp chặt chẽ của hai yếu tố: tâm linh và mỹ học...
  • Khói hương văn hóa của tâm linh

    06/06/2006An ThưCó ai trong đời mà không thắp lên một nén hương?Hồi còn bé, mỗi khi đứng trước ban thờ, bên mẹ tôi, trong những ngày giỗ, tôi không khỏi run run ngước nhìn làn khói tỏa ra từ cây hương, cảm thấy nhưcó gì thần bí, màu nhiệm đang vây quanh mình. Dường như ông bà tổ tiên trên ban thờ đang dần hiển linh, dạy bảo, dặn dò và răn đe bên tai tôi...
  • Văn hoá tâm linh người Việt dưới con mắt người nước ngoài

    13/05/2006Chu Hồng VânĐó có thể là những cuộc hành trình thực của một người nông dân chở hàng đến chợ, một du khách nước ngoài từ Pháp, Australla đến Sapa, Việt Nam tìm thăm những bản người Dao, người H Mong. Đó cũng có thể là hành trình của thời gian từ năm bắt đầu bằng cái Tết đến hết một năm. Và hành trình đó cũng là cuộc hành trình mang tính ẩn dụ cho một đời con người với những thời khắc đáng nhớ: Sự sinh thành, đám cưới, lúc về già…
  • Con người và tâm linh

    27/01/2006Phan QuangTết đến, xuân về. Phần đông gia đình người Việt, trong việc "sắm Tết", hầu như chẳng mấy ai không nghĩ đến dăm bông hoa, vài nén hương lễ gia tiên. Đó là cách hành xử văn hóa thể hiện mối quan hệ truyền thống mang tính dân tộc đối với thế giới tâm linh...
  • Khoa học và tâm linh

    03/12/2005Nguyễn Khánh HảiNhững nhận thức của con người về thế giới xung quanh (vũ trụ, xã hội, v..v..) có thể phân thành hai loại: một loại có thể kiểm nghiệm, chứng minh bằng thực nghiệm, bằng lý trí, bằng lô gích, đó là loại gọi là thuộc lĩnh vực khoa học. Loại thứ hai chỉ có thể nhận thức được bằng trực giác của từng người chứ không thể chứng minh hai năm rõ mười được bằng thực nghiệm hoặc bằng lý trí các vấn đề tâm linh thuộc lĩnh vực này.
  • Tâm linh – bản thể con người

    09/07/2005Nguyễn KiênTrong đời sống con người, thiêng liêng là một trong những cái không thể nhận biết bằng lý trí và tất cả những gì là thiêng liêng, là cao cả bao giờ cũng vẫy gọi con người, là cho nó luôn luôn tự vượt mình, hướng tới cái cao hơn (hướng thượng), hướng tới cái siêu việt, tới trạng thái chân hơn, mỹ hơn, thiện hơn. Xu hướng ấy của con người tạo ra một mặt cơ bản của đời sống con người: đời sống tâm linh.
  • xem toàn bộ