Tản mạn về Danh, Chuẩn & cái Chất

08:37 SA @ Thứ Bảy - 02 Tháng Mười, 2010

Thỉnh thoảng có vài người nhận xét, trao đổi với tôi về ‘Chất Nghệ Sĩ’…khiến tôi thấy ngạc nhiên vì đa phần có khuynh hướng mặc định trong so sánh ví von ‘Chất Nghệ Sĩ’ là đương nhiên tồn tại ở những người làm việc trong lĩnh vực Nghệ Thuật ! Không thể phủ nhận : nhiều người lao động trong lĩnh vực đó có cơ hội , áp lực và động lực của Nghề rất lớn để phát triển ‘Chất Nghệ Sĩ’ của mình, nhưng không hẳn như vậy, vì tôi quan sát thấy nhiều trong số họ ( với số phần trăm lớn đến kinh ngạc ) là chất đó rất nghèo nàn, thậm chí biểu hiện phản cảm, phản nghệ sĩ ! Danh Nghệ Sĩ phải có cái Chất Thực Nghệ Sĩ ( với cốt lõi : yêu Bản thân, yêu Cuộc sống, yêu Thiên nhiên mà làm việc thăng hoa bộc lộ được những Tình yêu ấy lớn lao và lan tỏa )


OSCARS một giải thưởng danh giá về điện ảnh
.
Cũng giống như vậy : tôi gặp không ít những người đã từng mang Danh học chuyên văn ở các lớp phổ thông, những người đọc không biết bao nhiêu là sách truyện…nhưng không có nghĩa là họ thực ‘giỏi văn’ hơn những người chưa từng như thế ( chưa kể là cái cách họ được dạy rất đáng bàn ). Những MC chúng ta từng thấy trên VTV thua xa ( nếu không muốn nói là họ làm nghèo nàn đi khái niệm MC ) những MC không chuyên mà tôi từng được gặp họ ở rất nhiều nơi trong cuộc sống thường ngày.

Biết bao nhiêu người từng học cao mà thực không có trình độ như nhiều người họ vốn chưa có điều kiện học tập đầy đủ. Giống như biết bao nhiêu quan chức ngồi ở vị trí lãnh đạo / quản lý, có cái Danh to lắm, mà thực rất kém cỏi về năng lực này. Rồi những nhà làm phim, làm sân khấu không thể đưa ra phim hay cho công chúng nên sa vào đấu khẩu đấu bút cái lý luận quái gở: Phim Nghệ thuật khác thế nào phim thị trường / Thị hiếu chính thống và thị hiếu tầm thường….Họ nhắm mắt trước sự thật là Thơ Kiều của Nguyễn Du xưa nay (kể cả khi Dân trí còn thấp) luôn luôn là tác phẩm đỉnh cao, không thể bị rơi vào cái lý luận như thế. Rất nhiều câu từ trong các Ca khúc của Trịnh Công Sơn người nghe không hiểu ‘bằng trí tuệ cơ học’, không bóc tách ra như lối các văn nghệ sĩ hiện đại của Việt Nam hôm nay…nhưng Công chúng chỉ có thể cảm nhận rằng tuyệt hay ! Hay như những người được chấm điểm trong các cuộc thi chọn này chọn nọ…hoàn toàn không thể đại diện hay tiêu biểu cho ‘cái giới mà họ đang được chụp mũ miện’ ( ví như cuộc thi Hoa Hậu Quí Bà năm ngoái chẳng hạn, hay nhiều cá nhân được giải cao trong những cuộc thi khác… )

Vấn đề lớn nhất dẫn đến ‘ tư duy lẫn lộn bệnh tật’ ấy là do Xã hội Việt Nam thiếu Chuẩn ! Mặc dù có đèn đỏ, có vẽ lằn ranh trên đường thì vẫn là thiếu Chuẩn, xộc xệch, tùy tiện, du di, khó thực hành cho được…khiến gây ra bức xúc cho người thiện chí và làm cớ để kẻ bất chấp dễ tùy tiện hơn mà thôi. Vẫn đẻ ra các tiêu chí chấm xét nhưng lại sinh ra những Danh hiệu lệch lạc…Không phải thiếu người được phong Nghệ sĩ Nhân dân’ / ‘Nhà giáo ưu tú’ / ‘Doanh nghiệp Sao Vàng Đất Việt’…mà bị coi là ‘Danh hiệu Mậu dịch’ mà thôi. Vẫn là Ngô Bảo Châu thôi nhưng nếu anh ấy không được tiếp tục đào tạo môi trường tốt, Chuẩn như của Pháp thì liệu có đạt được giải thưởng Field không? Những Giáo sư Việt Nam phong có thể làm việc, thành tựu như Giáo sư Ngô Bảo Châu ( dù không thể đánh đồng như thế, nhưng cũng phải gọi là có thể so sánh được cùng ‘đẳng cấp’ chứ )? Không thiếu Giáo Sư được Nhà nước phong mà kiến thức của họ xa lạ với cuộc sống, với Thị trường, với xu thế xã hội…nên về hưu là xã hội gần như không sử dụng được ( nếu không phải là tiếp tục dựa vào các quan hệ thân quen, có ảnh hưởng cũ nào đó ). Bộ phim được giải thưởng Quốc Gia mà không có khách, chẳng được Thế giới xếp vào ‘cái hạng gì’….Điều đó bộc lộ là cái ‘Chuẩn của ta’ nó rất không Chuẩn….( thậm chí mới là cái Chuẩn của ‘Chợ Quê, ao Làng mà thôi )….

Nhưng cũng lạ : khá nhiều người ‘chưa Chuẩn’ như tôi liệt kê trên lại sống tốt, thu nhập được, công danh thăng tiến…tất nhiên là nhìn thấy đại bộ phận họ là trong ‘Biên Chế Nhà Nước’ / trong cái ‘Nồi Bao Cấp’ / trong ‘Cơ chế Xin – Cho’….Tôi ví dụ 1 : một số người bị họ xem là ‘Ca sĩ Thị trường’ khổ tâm lao tứ để làm CD Live Show, xây dựng những Show Biz diễn từ Bắc đến Nam bằng tiền thu nhập của chính họ, có rất nhiều người hâm mộ, hát những bài cũng được coi là rất có lửa, rất ’cách mạng’ nhưng mục thất họ mới được phong danh hiệu ‘Nghệ sĩ nhân dân’. Hay chính Trịnh Công Sơn đấy thôi – tự thân sáng tác chả vì phong trào này nọ, đầu tư của tổ chức, nhiệm vụ trên giao gì sất, nhưng nhận được Giải thưởng gì và có thể trao cho ông Giải thưởng gì bây giờ ? Trong khi một số ca sĩ khác rất thuận cho việc được phong khi họ trong ‘biên chế tổ chức Trung Ương’ dù họ tham gia gì cũng phải có được quan tâm đầu tư của trên cơ ! Tôi ví dụ : Nhiều nhà khoa học khác, được gửi đi học trong những chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, nhiều công chức được bổ nhiệm vào làm giám đốc những doanh nghiệp được Nhà nước bỏ tiền ra làm sẵn…Mấy ai đã tự thân như Cha Con Chị Ngọc Sương, anh Đặng Lê Nguyên Vũ, Giáo sư Bảo Châu…và nhiều lắm….nhưng họ là người dễ gặp rủi ro về sự nghiệp ghê gớm ( của cái lối ‘phù thịnh chứ không phù suy’ trong khi Quan chức cấp cao của VinaShin thì đã có cái đệm rất to và êm cho việc nếu ngã Ngựa…). Tôi thấy khó tìm được câu trả lời khi với thống kê quan sát của mình nhiều năm thấy trước đây khó có ai lên chức to khi vốn được đào tạo dài hạn ở các nước bị gọi là ‘Tư Bản’ ( tình hình này chắc đang có thay đổi một ít rồi – nhưng điều này chúng ta lại dễ trả lời ! )

Nhiều công dân của nước phát triển ngạc nhiên, bối rối thấy giới tinh hoa của Chúng ta suốt ngày bàn thì thầm, tranh luận với nhau ở nơi không chính thống những khái niệm, quan điểm Tam Dân / Pháp Quyền / Xã hội văn minh…ở cái trình độ mà họ sinh ra đã được hưởng và hít thở hàng ngày thấy là rất tự nhiên cần phải như Đất nước họ đang có trở lên….Như vậy cũng bởi Chuẩn của chúng ta quá thấp, thậm chí có điều gì đó ‘khó hội nhập được với Chuẩn Thế giới’. Và càng lạ hơn khi nhiều vị quan chức to về hưu mới bày tỏ quan điểm nhiều khi rất khác, thậm chí trái ngược ( dù sự thay đổi đó là rất đáng quí, trân trọng, hữu ích ) với quan điểm trước đó ít lâu họ bám giữ và bảo vệ ( nhưng rồi cũng hiểu được là : khi trở về là Dân, dù là Dân Hạng Một, và chỉ khi trở thành Dân, thì họ mới phải đối mặt với những Chuẩn của xã hội nó không khớp với đòi hỏi thực của cuộc sống , làm họ bức bối, rối trí, trăn trở… )

Tình hình đó khiến sa vào cái quan điểm ‘Bó Đũa chọn Cột Cờ’ ! Thật đáng buồn ! Vì như thế thì đương nhiên ‘Cột Cờ chỉ như chiếc Đũa’ nên chẳng khiến ai phải kính cẩn, khâm phục, noi theo…Thậm chí có lần tôi được chứng kiến thế này mới kinh hãi ở một cơ quan lớn của Nhà nước: Mấy người công chức ngồi quán café nói : cái thằng ấy thế mà vừa được bầu là Chiến Sĩ Thi Đua đấy, tí nó ra đây bọn minh phải bắt nó rửa phạt chầu bia trưa nay mới được! Thật ra cái quan điểm đó nó là con cháu của cái quan điểm ‘Dàn hàng ngang mà tiến / xấu đều hơn tốt lỏi / quần chúng hóa sinh hoạt xã hội’ …một thời rất dài….Cái Danh phải là cái Chất được tạo nên và sinh ra bởi cái Chuẩn

Nghĩ thế nào về vào một cái Làng có biển ở trên cổng ‘ Làng Văn hóa’ và bên cạnh cái Làng đó là một số Làng khác chưa có cái biển như thế, và cái Làng đó lại đang ngự trị giữa nơi Hội An là nơi được công nhận là ‘Di sản Văn hóa Thế Giới’ ??? Người ta có thể trao Cúp Vàng bóng đá Thế Giới cho một đội bóng tồi không hề có quá trình nỗ lực hoàn thiện và chiến thắng, mà lại không tiêu biểu thậm chí giả Danh hay không ? Có ai dám chê chiếc Cup đó và Đội Bóng đã nhận được chiếc Cúp đó không ? Chiếc xe Roll Royce có cần trang trí thêm những thứ xanh xanh đò đỏ lòe loẹt không ? Và người sở hữu nó là ai, phải như thế nào ? Nó có cần chứng minh gì, so đo gì với Matiz của hãng taxi đầy đường Hà nội không ?

Nhưng tại sao ‘Cái Chuẩn của Ta’ nó lại vậy và sinh ra muôn điều như thế ? Trả lời điều này rõ ràng phải truy về tìm hiểu Thể chế / Cơ chế của xã hội mà thôi. Khi đến cả Văn hóa, Khoa học, Tôn giáo bị Thể chế / Cơ chế bóp méo đi thì mọi điều không đúng có thể xảy ra lắm. Thật rối trí !

  • Nhưng Thể chế thế nào ? Tóm lại là Hiến Pháp thừa nhận và đảm bảo cho tất cả những yếu tố Tam Dân có thể sống được mà hướng Thượng đến Văn minh
  • Nhưng Cơ Chế là thế nào ? Tóm lại là Cách thức vận hành Xã hội khiến mọi cá nhân phải bộc lộ tính tốt, tuân theo qui tắc phát triển phù hợp với Quy luật
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Định chuẩn bằng những giá trị phổ quát

    25/05/2015Giáp Văn DươngSử dụng những giá trị phổ quát làm thang giá trị chủ đạo sẽ giảm được sự phức tạp trong quá trình định chuẩn và tránh được những hậu quả khôn lường do chọn phải những thang giá trị lạc hậu làm chuẩn cho xã hội...
  • Gọi tên và đánh thức cảm hứng thế hệ Y

    12/11/2019Phùng Hồng Minh (Dịch từ The Washington Post)Ngay từ những ngày đầu chiến dịch tranh cử, Obama đã dành rất nhiều ưu ái cho thế hệ Y hay còn được gọi là “thế hệ của những đứa con thiên niên kỷ”...
  • Lệch chuẩn văn hóa

    15/04/2019Nhà Sử học Dương Trung QuốcMỗi con người ít nhiều mang trong mình một giá trị ảo bởi đều sống trong không gian và thời gian mà khái niệm của chuẩn mực đang xáo trộn để tiếp cận chân lý. Để tiến tới một chuẩn mực hoàn hảo thì hãy chấp nhận thay đổi từng bước.
  • Tiêu chuẩn người nổi tiếng

    07/05/2018Lê HoàngGần đây, rất nhiều tổ chức quốc tế gửi thư cho rất nhiều người Việt Nam, đề nghị đóng tiền để có thể được công nhận là người nổi tiếng đủ loại của thế kỷ và cũng khối ông háo danh bị lừa. Siêu thị hài xin đăng tải một thư như vậy...
  • Những tiêu chuẩn khắt khe của trí thông minh xã hội

    27/07/2017Daniel Goleman và Richard Boyatizs - Harvard Business Review - Hoàng Đăng dịchCông trình nghiên cứu trong suốt thập niên qua của chúng tôi đã khẳng định giữa những lãnh đạo thông minh xã hội và những lãnh đạo không thông minh xã hội có một khoảng trống rất lớn về hiệu quả công việc.
  • Hãy bền bỉ đánh thức sự tử tế

    15/04/2017Kim Yến thực hiện, chân dung hội họa Hoàng TườngNếu ai đã từng xem Hà Nội trong mắt ai, Chuyện tử tế, và mới đây nhất là Mạn đàm về người man di hiện đại, sẽ hiểu Trần Văn Thuỷ quay quắt như thế nào với từng số phận con người, với đời sống thực của những người cùng khổ, với những giá trị thực đang dần mất đi…
  • Cái tôi – danh lợi

    11/06/2016Thu San Nguyễn Thế HùngCái tôi hạng cao là cái tôi biết sự đầy đủ của lợi, biết sự trường tồn của danh. Những người sở hữu cái tôi hạng cao biết vượt lên “cái tôi”, dẫn dắt và điều khiển được “cái tôi”, chứ không phải ngược lại.
  • Tính minh bạch và chuẩn mực đạo đức mới

    30/08/2015Lương Xuân HàTính công khai, minh bạch và lập trường đúng đắn được xem là vấn đề “nhạy cảm” trong mối quan hệ Việt Nam và các quốc gia hiện nay, từ những vấn đề ở tầm vĩ mô như tự do tôn giáo, nhân quyền, quan hệ…
  • Danh lợi

    20/08/2010Nghiêm Lương ThànhĐọc sách xưa, thấy các cụ hay nói đến cụm chữ “công danh”. Phải chăng các cụ nhà mình cũng lại rất háo danh? Nếu để ý một chút, thấy trước chữ "danh" bao giờ cũng là chữ "công"...
  • Chuẩn mực sống

    16/08/2010TS. Nguyễn Ngọc ĐiệnTrên thực tế, những vụ va chạm dẫn đến xung đột giữa người và người không hiếm, nhất là trong điều kiện không gian xã hội ngày càng chật. Điều gây quan ngại là trong những tình huống như thế, lựa chọn phương án giải quyết mâu thuẫn dựa vào bạo lực và nhắm đến mục tiêu triệt hạ đối phương đang có chiều hướng phổ biến, lan rộng...

  • Cách phong giáo sư lâu nay sinh ra bệnh háo danh

    10/05/2010PGS.TSKH Trần Ngọc ThêmThực trạng nhiệm vụ và chế độ chính sách đối với giáo sư, phó giáo sư (GS-PGS) ở ĐHQG TPHCM không nằm ngoài thực trạng nhiệm vụ và chế độ chính sách đối với GS-PGS ở VN nói chung. Mà thực trạng đó, đến lượt mình, bị quy định bởi những nhược điểm và hạn chế của một nền văn hoá gốc nông nghiệp điển hình.
  • Người Việt và văn hóa đánh đổi

    18/02/2009Khánh Duy“Công ăn việc làm ổn định trong cơ quan Nhà nước” - đó là nguyện vọng của không ít người VN trong độ tuổi lao động. Người ta thích một chỗ làm việc yên ấm hơn là “chạy lung tung” nơi này nơi kia hoặc ra làm riêng, đối mặt với sóng gió thương trường. Nhìn sâu hơn vào vấn đề, có thể suy rộng ra một đặc điểm tâm lý của số đông người Việt: nỗi sợ sự đánh đổi.
  • Tiêu chuẩn đánh giá sự vật, hiện tượng

    09/01/2009Masushita KonosukeBất kể điều gì cũng có nhiều cách nhìn nhận, suy nghĩ về chúng khác nhau. Tôi nghĩ, tùy vào việc đạt quy chuẩn cho cách nhìn nhận, đánh giá đó vào đâu mà sẽ làm thay đổi hành động cũng như thành quả thu được của mình sau đó.
  • Thử bàn về giá trị và chuẩn mực nghệ thuật

    14/11/2008Trần DuyLịch sử nghệ thuật là quá trình phát triển cái đẹp, quá trình phát triển tính thẩm mỹ thông qua thị hiếu của con người, qua các thời đại. Vậy tiêu chuẩn của nghệ thuật là cái mà tự bản thân nghệ thuật có hay sở dĩ có tiêu chuẩn nghệ thuật là vì thị hiếu của con người?
  • Xây dựng hệ tiêu chuẩn cải cách

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtTất cả các cuộc cải cách đều có tiêu chuẩn và mục tiêu của nó. Các cuộc cải cách đều nhằm vào sự phát triển, nhưng mục tiêu cuối cùng chính là tự do vì chỉ có tự do mới đem lại sự phát triển thực sự. Thước đo sự thành công của các cuộc cải cách, do đó, chính là mức độ giải phóng con người, sự tiệm cận tới tự do của con người...
  • Chuẩn mực

    28/11/2006Thùy Hương (Phú Yên)Phẩm chất, giá trị hay thói hư tật xấu của người Việt rất rõ ràng, ai cũng biết cả. Thế nhưng trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, có nhiều vấn đề ranh giới giữa tốt và xấu rất mỏng manh, nhiều khi bị xoá nhoà, không ai để ý...
  • “Lệch chuẩn” trong giáo dục

    24/10/2006Ngụy Hữu TâmGiáo dục chính là quá trình xã hội hoá, tạo điều kiện cho mỗi thành viên tiếp cận xã hội đó. Tuy những năm đầu cách mạng, ngành giáo dục của chúng ta đã có một số kết quả đáng kể, nhưng sau đó có sự hụt hẫng. Để minh chứng cho yếu kém của ngành giáo dục nước ta, tôi xin cung cấp thêm cho bạn đọc một thông tin nữa...
  • Về các chuẩn mực đánh giá giá trị thẩm mỹ

    20/10/2006Vũ Thị Kim DungChuẩnmực đánh giá thẩm mỹ là bộ phận quan trọng trong đời sống văn hoá xã hội. Gương mặt tinh thần của loài người, của mỗi quốc gia, dân tộc trong mỗi thời đại luôn được hiện lên thông qua sự sáng tạo và thẩm định các giá trị mà con người đã đạt được trên con đường vươn tới Chân - Thiện - Mỹ.
  • Tính tương đối của tiêu chuẩn thực tiễn trong nhận thức chân lý

    27/07/2006Nguyễn Khắc ChươngTriết học Mác - Lênin đã khẳng định tiêu chuẩn khách quan, duy nhất để xác định tính chân lý của tri thức, của sự nhận thức con người là thực tiễn, là hoạt động nhằm cải tạo và biến đổi thế giới của con người. Thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan của chân lý, song tiêu chuẩn thực tiễn đó vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối vớitính tương đối của tiêu chuẩn thực tiễn là thế nào và nó có quan hệ ra sao với tính tuyết đối của tiêu chuẩn thực tiễn...
  • xem toàn bộ