Cuốn Thế sự - Một góc nhìn là một tuyển tập các bài viết của TS. Nguyễn Sĩ Dũng từ năm 2000 trở lại đây. Các bài viết này đều đã được những tờ báo có tiếng trong nước như Tuổi trẻ, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh, Báo Người đại biểu Nhân dân, Báo Tiền Phong, Tạp chí Tia sáng, Tạp chí Nhà quản lý... đăng tải và đều đã giành được sự quan tâm của công chúng.
TS. Nguyễn Sĩ Dũng là một công chức của Quốc Hội, đồng thời là một nhà nghiên cứu. Trước khi làm Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội, ông đã có 6 năm phụ trách cơ quan nghiên cứu của Văn phòng Quốc Hội là Trung tâm thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học. Ở đây, ông đã có điều kiện đi sâu nghiên cứu nhiều vãn đề liên quan đến Nhà nước pháp quyền, pháp luật, chính sách và các mặt của đời sống xã hội. Do có trình độ tiếng Anh và có điều kiện tìm hiểu về thực tiễn của nhiều nước trên thế giới, ông có được một nền tảng kiến thức tương đối rộng và có một tầm nhìn khá thấu đáo về nhiều vấn đề của cuộc sống.
Các bài viết của ông thường rất ngắn gọn, súc tích, ưu điểm dễ thấy của ông là khả năng diễn đạt các vấn đề phức tạp một cách giản dị, sáng tỏ và dễ hiểu. TS. Nguyễn Sĩ Dũng có thể nói về Nhà nước pháp quyền, quản trị quốc gia, tài sản vô hình... một cách dễ cảm nhận và khá hấp dẫn. Nhờ vậy, bạn đọc có thể nắm bắt được những khái niệm phức tạp có liên quan một cách dễ dàng. Ngoài ra, trong nhiều bài viết, TS. Nguyễn Sĩ Dũng đã thành công trong việc sử dụng một lối viết dí dỏm, nhẹ nhàng. Những vấn đề phức tạp, to tát đều trở nên dung dị, đáng được tìm hiểu, đáng được khám phá.
Đất nước ta đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhập. Những vấn đề mới đang phát sinh hàng ngày, hàng giờ. Đó là những vấn đề không chỉ mới mẻ, mà còn khó khăn. Với những khuôn khổ tư duy và khái niệm cũ, không phải bao giờ chúng ta cũng dễ dàng nhận rõ được bản chất của các vấn đề và tìm được những lý giải phù hợp. Trong bối cảnh như vậy, các bài viết của TS. Nguyễn Sĩ Dũng có thẽ cung cấp cho chúng ta một góc nhìn mới với nhiều gợi mở. Với góc nhìn của ông, nhiều vấn đề đã được lý giải một cách thấu đáo, mạch lạc, nhiều giải pháp hợp lý cũng được kiến nghị.
Các bài viết của TS. Nguyễn Sĩ Dũng mang văn phong báo chí, nhiều hơn là các bài nghiên cứu. Có lẽ vì vậy, bạn đọc nhiều khi mong muốn ông phải đi sâu hơn vào các vấn đề đang được đặt ra. Một sự kiện giải các vấn đề một cách sâu sắc hơn, toàn diện hơn chắc chắn sẽ nâng cao hơn nữa giá trị các bài viết của ông. Tuy nhiên, đó có lẽ không phải mục đích của tác giả. Mục đích của ông là dưa thông tin và tri thức được đến với nhiều bạn đọc. Mà muốn làm được như vậy thì trước hết phải giành được cái sự đọc của công chúng. Súc tích, ngắn gọn và hóm hỉnh là chìa khoá thành công ở đây. Ngoài ra, cũng phải thấy được viết báo thì không thể viết dài.
Hy vọng, các bài viết của TS. Nguyễn Sĩ Dũng có thể cung cấp được nhiều thông tin và tri thức bố ích cho bạn đọc.
MỤC LỤC
Phần I: Nhà nước và pháp luật - từ một cách nhìn
Chương I: Người đại biểu nhân dân
1. Dân chủ trực tiếp hay dân chủ đại diện 2. Bầu cử và ủy quyền 3. Về chế định đại diện 4. QuốcHội điện tử 5. Tiếp xúc cử tri - bài toán khó. 6. Trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm chính trị 7. Đại biểu QuốcHội chuyên trách hay chuyên nghiệp 8. Công cụ để nhận biết các vấn đề của đất nước 9. QuốcHội quy định ngân sách - bước tiến mới 10. Đổi mới là một quá trình 11. Giám sát của QuốcHội 12. "Nhất Ngoạn, nhì Trân, tam Lân, tứ Quốc" 13. Bình luận ngắn về một số kỳ họp của Quốc Hội khóa XI.
ChươngII: Chuyện làm luật
1. Triết lý của lập pháp 2. Lý thuyết lập pháp 3. Pháp luật điều chỉnh hành vi 4. Chuyện làm luật 5. Góp phần hiện đại hóa công nghệ làm luật 6. Làm luật 7. Đổi mới quy trình lập pháp 8. Luật khung hay luật chi tiết? 9. Luật chơi 10. Nợ và treo.
ChươngIII: Cải cách hành chính
1. Cải cách hành chính nguyên nhân của những cố gắng chưa thành 2. Chính trị của cải cách hành chính 3. Tin học hoá nên hành chính - nhận thức và khái niệm 4. Dịch vụ công 5. Vượt qua cơ chế xin - cho 6. Công và tư 7. Một cửa 8. Chạy 9. Chức và tước 10. Công chức và thư lại 1l. Lương, lương lậu và lương bổng 12. "Nhất ChâuÁ” 13. Chống tham nhũng từ gốc.
PhầnII: Bàn luận xung quanh các vấn đề kinh tế, xã hội
Chương I: Các vấn đề kinh tế
1. Hội nhập - một cách nhìn. 2. Kinh tế tri thức và định hướng phát triển của nước ta. 3. Tài sản vô hình. 4. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. 5. Độc quyền có lợi cho ai? 6. Đấu thầu không phải đấu giá. 7. Bán đấu giá quyền sử dụng đất. 8. Để đất đai mang lại sự giàu có. 9. Bất động sản: những tai biến của việc không có thị trường. 10. Quy hoạch theo phong trào? 11. Không thể đoán trước - khó có thể kinh doanh. 12. Tư nhân cũng là quốc dân. 13. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 14. Lương trong kinh tế thị trường. 15. Phá sản và chế tài. 16. Mua bán thông tin. 17. Dịch vụ tư vấn. 18. Quản trị lòng tin. 19. Thị trường của người bán. 20. Năm nhà hay mấy nhà. 21. Hãy mua hàng Việt Nam! 22. Máy bay Made in Vietnam. 23. Được, mất xung quanh những chiếc xe máy. 24. Muối chát. 25. Sữa cô gái Hà Lan. 26. Bài học của mía đường. 27. Những được, mất thấm đẫm mùi xăng. 28. “A lô" giảm giá.
ChươngII: Bàn về cải cách giáo dục
1. “Một ngôi nhà cũ kỹ”. 2. Đối xử với tương lai. 3. Báo cáo về giáo dục. 4. Vì sự thành đạt của con em chúng ta trong nền kinh tế tri thức. 5. "Phao xịn”. 6. Nhân tài ở đâu ra? 7. "Lền chõng” và nghĩa lý của nó.
ChươngIII: Mạn đàm về các vấn đề xã hội
1. Suy nghĩ từ vụ cháy Trung tâm Thương mại Quốc tế tại TP.Hồ Chí Minh. 2. Bảo hiểm y tế. 3. Giải pháp nào cho vấn đề giá thuốc 4. Vấn đề khám bệnh miễn phí 5. Bài học quan trọng hơn của SARS 6. Dịch cúm gà 7. Kẹt xe 8. Về sự cấm đoán và cuộc sống 9. Cấm: dễ mà khó 20. Chiếc mũ với vấn đề tai nạn giao thông 11. Đường cho người đi bộ 12. Cơm tù 13. Nước 14. Nhà ống 15. Phố cổ với thời gian 16. HàNội là của ai? 17. "Chân bước đi xa, quyền còn để lại” 18. Công nghệ thông tin và truyền thông. Vấn đề nhận thức. 19. "Xuất khẩu cô dâu” 20. Quá trẻ 21. Thế hệ@