Quyền lựa chọn của dân tộc

07:11 CH @ Chủ Nhật - 20 Tháng Tám, 2006
Quyền thứ nhất được Bác Hồ long trọng tuyên bố 60 năm về trước là quyền độc lập. Với ý nghĩa này, ngày 2-9 đã trở thành Tết Độc lập của đất nước ta. Thế nhưng độc lập là gì?

Trong rất nhiều ngôn ngữ, không có từ độc lập đứng riêng mà chỉ tồn tại từ không phụ thuộc. Độc lập chính là sự không phụ thuộc. Chúng ta đã giành lại giang sơn này chính là để tự quyết định lấy vận mệnh của mình mà không bị phụ thuộc vào kẻ khác. Chúng ta đã và đang làm được điều này ngày càng nhiều hơn.

Đặc biệt là khi chúng ta đang giành được quyền độc lập ngày càng nhiều hơn trong tư duy, trong việc lý giải định mệnh và hoạch định tương lai của dân tộc. Độc lập chỉ thật sự được bảo đảm khi chúng ta không bị phụ thuộc về tinh thần.

Quyền thứ hai được Bác Hồ long trọng tuyên bố 60 năm về trước là quyền tự do. Tự do của một dân tộc được hợp thành từ tự do của mỗi công dân. Không thể có một dân tộc tự do mà những công dân của dân tộc đó lại không có được quyền tự do như vậy. Tự do chính là quyền lựa chọn.

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

HỒ CHÍ MINH
(Trích Tuyên ngôn độc lập)

Và hàng triệu Đặng Thùy Trâm,Nguyễn Văn Thạc đã lựa chọn sự hi sinh. Sự lựa chọn này mang đầy định mệnh, nhưng lại là một sự lựa chọn tự nguyện, một sự thực thi quyền tự do. Những người con ưu tú của đất nước đã lựa chọn sự hi sinh chính là để bảo đảm rằng quyền lựa chọn của dân tộc ta là không thể bị tước bỏ.

60 năm qua, độc lập, tự do là những giá trị mà dân tộc ta đã không ngừng theo đuổi và vươn tới. Hàng triệu người con ưu tú của đất nước ta đã hi sinh tuổi trẻ, hạnh phúc và sinh mệnh của mình cho những giá trị nói trên.

Những lá cờ của chúng ta vì vậy không phải ngẫu nhiên mà đỏ cháy lên như sự hiệu triệu của đức hi sinh và sự dâng hiến!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tinh thần mở, tri thức mở

    31/01/2016TS. Ngô Quang Hưng (Giảng viên ĐH New York)Tinh thần mở chính là sự chuyển dịch mẫu hình của khoa học và công nghệ thế giới trong hơn 30 năm bùng nổ CNTT vừa qua. Tự do tí toáy đang dần san phẳng bao nhiêu rào cản. biên giới địa - chính trị, kinh tế, văn hóa tri thức… tạo nên một "thế giới phẳng"...
  • Cải cách hướng tới một Việt Nam tự do và trí tuệ

    03/08/2014TS. Lê Đăng DoanhNếu không có cải cách mạnh mẽ sẽ rất khó có một xã hội phát triển. Chỉ có dân mới cải cách được bộ máy nhà nước, bộ máy nhà nước không thể tự cải cách được chính mình...
  • Không thể ngủ quên trên kho báu

    15/12/2010Trần Bạch ĐằngDân Việt Nam nói chung chưa giàu, còn những tiêu chuẩn công bằng, dân chủ, văn minh, hạnh phúc thì đang trong quá trình xác lập có khi còn rất dài lâu. Với thể chế của Việt Nam, khả năng giữa nước mạnh với dân giàu không đối chọi. Không đối chọi với điều kiện đất nước đang được quản lý đúng theo những gì mà tổ chức lãnh đạo kỳ vọng...
  • Chủ động và nhạy bén hơn khi cơ hội đến

    03/08/2006Ngô ĐồngĐáng lẽ từ lâu các doanh nghiệp Việt Nam sớm ý thức một điều rằng: Dù có hội nhập WTO hay không thì cạnh tranh toàn cầu cũng ảnh hưởng và tác động tới các doanh nghiệp, chứ không phải là vấn đề mở cửa nhanh hay chậm. Mở cửa để bình đẳng với nhau trong cùng một sân chơi, song để chiếm ưu thế trong sân chơi đó phải có sự chuẩn bị và nhạy bén với cơ hội...
  • Định hướng lịch sử

    23/07/2006Hà Thúc MinhNăng suất, tốc độ phát triển kinh tế đương nhiên là thành tựu đáng tự hào, nhưng không phải lúc nào cũng không phải là tiêu chí duy nhất để minh chứng cho tính chính xác của định hướng lịch sử. Tốc độ con tàu không phải lúc nào cũng thống nhất với phương hướng của nó. Một khi con tàu đã lệch hướng thì càng chạy nhanh bao nhiêu càng không biết mình đang ở đâu và sẽ đi đến đâu giữa đại dương mênh mông...
  • Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

    30/03/2006Dương Trung QuốcChúng tôi xin lấy đầu đề bài báo trên đây của nhà sử học Dương Trung Quốc làm diễn đàn để bạn đọc tham gia phân tích, mổ xẻ tranh luận nhằm nhận chân giá trị của dân tộc và kiến nghị các giải pháp chấn hưng dân khí, góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển của đất nước...
  • Ra xuân nói chuyện “dân giàu”

    29/03/2006Nguyễn Long VânTrong dân gian tồn tại một câu thành ngữ khá hay về con chó: “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì giàu”. Ngày đầu năm trời rét ngọt, mưa buốt da buốt thịt, lân thẩn ngồi nghĩ chuyện cả một năm, “chó đến nhà " mà dân mình không giàu thì quả là hoang phí...
  • Chân lý là cụ thể

    17/02/2006Tương LaiTa hiểu được những ai đã sai và có thể còn sai .Và chất người trong ta cộng sản thêm chút nữa Trút vỏ thần tượng đi càng lồng lộng con người...”. Những câu này trong tập thơ ra đời từ 1969 đã khiến cho tác giả lao đao một dạo. Thế rồi ba mươi sáu năm sau, tình cờ trong một lần chỉ hai anh em trên đường công tác, tác giả kể với tôi một chuyện xúc động về câu thơ ấy...
  • Tổng kết thực tiễn: Một bài học của Bác Hồ

    03/02/2006Thái DuyThành công hoặc thất bại, Bác Hồ đòi hỏi trước hết lãnh đạo các cấp phải xác định trách nhiệm cá nhân của mình thì mới tổng kết thành công...
  • xem toàn bộ