Ra xuân nói chuyện “dân giàu”

09:55 CH @ Thứ Tư - 29 Tháng Ba, 2006

Một trong những sự độc đáo của năm Tuất có lẽ là trong dân gian tồn tại một câu thành ngữ khá hay về con chó: “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì giàu”. Ngày đầu năm trời rét ngọt, mưa buốt da buốt thịt, chẳng muốn đi đâu, lân thẩn ngồi nghĩ chuyện cả một năm, “chó đến nhà " mà dân mình không giàu thì quả là hoang phí...

Đôi khi hình như con người ta cứ phải tự dối mình mới sống được. Nhiều khát vọng cả nghìn đời của con người mà nhiều lúc lại hình thành rất đơn giản trên dầu lưỡi của chính mình, cứ cảm giác là nó đang ở ngay bên cạnh, ngay trước mắt chẳng phải cố gắng lắm cũng có thể sờ thấy nó, nắm được nó, sở hữu nó. Nào "dân giàu, nào dân chủ, nào bình đẳng, nào bác ái…". Thực tế đã chứng minh rằng, phấn đấu để một đất nước có thể tự hào rằng đã đạt được một từ trong số đó thôi thí dụ như mục tiêu dân giàu chẳng hạn, quả là nan giải. Ngay ở nước Việt Nam, thôi thì cứ tính từ thời điểm thống nhất đất nước, đến nay đã tròn 30 năm mà nhân lễ Noel vừa qua, khi chia sẻ đôi điều vowsi bà cơn công giáo trong cả nước, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có lời rằng "Lại một mùa Giáng sinh nữa trên đất nước yên bình nhưng còn nghèo khó của dân tộc ta".

Đã 30 năm trôi qua, chắc chắn 30 năm nữa rồi cũng sẽ trôi qua. Nhưng cụm từ "nghèo khó" kia có chịu thôi đeo đẳng một dân tộc đã quá nhiều khổ đau như dân tộc ta không thì không ai dám chắc. Vậy làm thế nào để cho "dân giàu’ nhỉ?

Có lẽ phải bắt đầu từ những khái niệm.

Thế nào là dân?

Là những người có quốc tịch Việt Nam, hay phải có hộ khẩu, hay phải chôn rau cắt rốn trên đất Việt, là nông dân, công nhân, cán bộ Nhà nước hay có cả tư thương, tư sản… là người đã từng làm việc cho chế độ cũ, đang làm ở chế độ mới hay từ nước ngoài trở về… Cách đây ít lâu đã có một bài báo đăng trên báo Thương Mại với tựa đề "Trong nhân dân, tư nhân nằm ở đâu?". Bài báo xác định rằng một thời gian dài, chúng ta đã không mạch lạc về khái niệm. Khi vận động đi bỏ phiếu bầu cử, ở bất cứ nơi nào trên mảnh đất đầy lòng nhẫn nại này đều có tỷ lệ cử tri mà đều là tư nhân cả, đi bỏ phiếu rất cao, toàn những con số 9 nối đuôi nhau. Khi đấy, các cử tri phấn khởi, nghĩ rằng mình chính là người dân đích thực. Nhưng rồi nhiều người giật mình khi thấy trên nhiều diễn đàn, mình bị gạt ra ngoài "danh sách nhân dân” bởi những quan niệm, thái độ, chính sách phân biệt. Vậy trong khái niệm “dân giàu” kia liệu còn có phân biệt là "dân" nào giàu không?

Còn thế nào là "giàu”?

Tri thức loài người sinh ra các đại lượng so sánh để khi muốn so sánh, ắt phải tìm cho được đối tượng không gian và thời gian. Giàu so với ai? So với khi nào? Có người cứ hay so cuộc sống của mình với năm 1945, cái năm mà có đến 2 triệu đồng bào bị chết đói có người đỡ khôi hài hơn, so với hồi bao cấp, khi cả nước ngập trong cảnh chia chác đến thảm hại. Với cách so sánh ấy, người Việt Nam ta hoàn toàn có thể ngẩng cao đầu mà tự hào rằng đã có những bước tiến vĩ đại. Từ chỗ có lúc phải trả giá đến 10% dân số vì nạn đói thì nay đã làm thừa ra để xuất khẩu một lượng lương thực có thể cứu đói được hàng chục triệu con người. Thế nhưng nếu so sánh với các quốc gia theo các chỉ số thông lệ trên thế giới thì ta lúc nào cũng chênh vênh ở mức thứ khoảng trên dưới 100, có nghĩa là không có một chút lý do nào có thể ngẩng mặt lên được khi so sánh về lợi thế địa lý, lịch sử, văn hóa, về số dân, về nhân chủng...

Thống nhất được khái niệm rồi thì mới có thể lẩn thẩn nghĩ đến chuyện làm sao để dân giàu được. Đã làm dân thì ai chẳng muốn giàu. Không tin cứ thử có một cuộc điều tra xã hội học mà xem. Như vậy, nếu hiện nay dân ta chưa giàu được là do yếu tố khách quan là chính. Trong những hồi bao cấp, khi cả nước chìm ngập yếu tố đó, rất tiếc, nguyên nhân quan trọng nhất lạị do chính các nhà quản lý đất nước (các nước thường gọi là quản lý công) - những người được người dân đặt cược niềm tin qua lá phiếu cử tri để bầu nên họ, còng lưng đóng thuế để nuôi họ, dành những khoảng thời gian quý giá để tự hào về họ - tạo ra.

Một ví dụ điển hình dễ hình dung, dễ đo đếm là những thành tựu về sản xuất lương thực. Vẫn những mảnh đất ấy, khí hậu ấy, vẫn những người nông dân hai xương một nắng ấy màkhi thì cả dân tộc thì cả dân tộc phải vét đến hạt gạo cuối cùng vẫn không đủ ăn, phải trông chờ vào hàng trăm ngàn tấn lương thực nhập khẩu mỗi năm, khi thì thừa ứ thóc gạo mỗi năm xuất khẩu hàng triệu tấn. Đến giờ, mọi nguyên nhân đã rất rõ ràng. Một thời, các nhà quản lý công của chúng ta đã "trói" nông dân bằng ép buộc vào hợp tác xã theo phong trào, và như một nhà báo nước ngoài đã miêu tả là: "Mọi người cùng góp ruộng đất, cùng chung tư liệu sản xuất, cùng theo tiếng kẻng ra đồng và cùng... không muốn làm". Một thời các nhà quản lý của ta lại phát động phong trào các địa phương tự túc lương thực. Thế là tỉnh Bến Tre có thế mạnh về cây dừa thì chặt dừa trồng lúa, Đắc Lắc có thế mạnh về cà phê thì chặt cà phê trồng lương thực... Thiếu đói vẫn hoàn thiếu đói. Đã thiếu đói thì có “đến Tết sang năm" dân mới giàu được.

Nhưng có lẽ, sai lầm nhất là hệ thống chính sách công thời đó đã bóp chết nền sản xuất hàng hóa từ trong trứng nước. Sản xuất ra sản phẩm đã khó khăn, bán cho ai lại khó khăn hơn. Bán cho hệ thống thu mua của Nhà nước với chính sách mua như cướp, bán như cho" thì chỉ có nghèo đi chứ giàu sao nổi. Còn nếu bán ra thị trường tự do mắt la mày lét, bị quản lý thị trường bắt được thì chỉ còn nước làm bạn với "chị Dậu".

Nghĩ chuyện ngày xưa, càng nghĩ càng nẫu lòng. Còn ngày nay, liệu điều gì đang cản trở con đường dẫn đến sự nghiệp "dân giàu"? Cứ theo dõi báo chí thì vẫn còn "nhiều như quân Nguyên". Không " vũ phu" như ngày xưa, xây ngôi nhà 2 tầng đã bị tịch thu vì làm giàu bất chính, hiện nay nhiều quan niệm xưa cũ vẫn tồn tại trong tư duy của không ít nhà quản lý công khả kính của chúng ta và hành động của họ vẫn y như vậy.

Nhiều người trong số họ vẫn thích so sánh về thời gian hơn là về không gian, tức là so với quá khứ chứ không muốn so với thiên hạ. So với trước đây thì chính sách hiện nay của ta là tiến bộ nhưng so với các thì chúng ta lại lạc hậu, vậy chúng ta chọn đối tượng so sánh nào cho mục tiêu dân giàu"?

Đã có lời nhận xét rằng, trăm sự xảy ra trên mảnh đất này, trách nhiệm đều thuộc các nhà quản lý. Và chọn cách so sánh cũng là một biểu hiện tài năng của nhà quản lý. Với các nhà quản lý tài năng sẽ có đủ bản lĩnh để so với "các cường quốc năm châu”.

Còn với các nhà quản lý khác, "yếu chả dám ra gió", cứ so sánh với quá khứ không những yên lòng yên dạ lại dễ bề yên thân.

Thôi thì nhân năm Bính Tuất này, “chó đến nhà", may ra dân ta có thêm cơ hội mới để làm giàu được chăng.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trạng thái bình thường của doanh nhân

    13/10/2016Nguyễn Trần BạtCho đến nay chúng ta vẫn chưa có một đội ngũ doanh nhân theo đúng nghĩa, nhưng dư luận xã hội mong muốn xây dựng đội ngũ doanh nhân với hai phẩm chất cơ bản là Tâm và Tài, thậm chí còn cho rằng sự kết hợp giữa Tâm và Tài đã tạo ra một bản sắc riêng cho doanh nhân Việt Nam...
  • Doanh nhân dưới lăng kính văn hóa

    18/05/2015Nguyễn Trần BạtKhi kinh doanh trở thành một nghề thực sự, được trọng vọng trong xã hội, thì những chuẩn mực đạo đức, văn hoá của doanh nhân hiện đại cần được xác lập...
  • Những yếu kém cần phải thay đổi trong hệ thống

    12/02/2006Nguyễn Trung"Tha hóa và bất cập trong hệ thống chính trị và quản lý nhà nước có nguyên nhân nằm trong hệ thống, khắc phục những yếu kém này nhất thiết phải khắc phục những yếu kém của hệ thống".
  • Có thể điều chỉnh khẩu hiệu được chưa?

    03/02/2006Trần Bạch ĐằngKhẩu hiệu mà tôi muốn nói ở đây là "xóa đói giảm nghèo”, phản ánh một chính sách được triển khai nhiều năm nay ở nước ta. Đã đến lúc sự phát triển của đất nước chophép xã hội thực hiện mục tiêu "Dân làm giàu trong một mặt bằng xã hội hợp lý, lấy làm giàu để giảm nghèo, đạt công bằng xãhội”?
  • Kỳ vọng cho năm Bính Tuất

    19/01/2006TS. Lê Đăng Doanh“Trên con đường hướng tới tương lai, những thách thức cũng rất to lớn và đa dạng, song thách thức lớn nhất lại chính là thách thức không vượt qua được chính mình, không trút bỏ được những trói buộc tự mình tạo ra”...
  • Bài toán hội nhập

    16/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngKhoảng thời gian từ nay đến lúc nước ta chính thức gia nhập WTO và hội nhập thật sự vào nền kinh tế thế giới còn lại không nhiều. Những cơ hội và thách thức to lớn đang chờ ở phía trước. Vấn đề đặt ra là phải tận dụng được những cơ hội và hóa giải được những thách thức nói trên. Và đây là bài toán không ai có thể giải thay được cho chính chúng ta...
  • Dân là ai?

    06/12/2005Hà Thúc MinhNgười Việt Nam mới có câu: Quan nhất thời, dân vạn đại
    Nhất thời thì nhất thời, vạn đại thì vạn đại, nhưng làm quan nhất thời vẫn oai hơn là dân vạn đại. Làm quan mới khó chứ làm dân thì ai mà chẳng làm được. Tuy nhiên, chớ có xem thường làm dân, hình như cái gọi là "dân“ này càng ngày càng được ưa chuộng. "Nhà nước của vua” xem ra đã quá lỗi thời rồi, bây giờ phải là "Nhà nước của dân". Nhiều thứ khác cũng thay đổi theo như "Nghệ sĩ nhân dân” , "Nhà giáo nhân dân” “Đại học nhân dân ", “Tư bản nhân dân ". Tại sao lại có chuyện "vật đổi sao dời" như vậy?
  • "Cầm lái" và "bơi chèo"

    15/11/2005Diệp Văn SơnChính phủ có nguồn gốc tiếng Hy Lạp là "Cầm lái". Công việc của Chính phủ là cầm lái chứ không phải bơi chèo. Cung ứng dịch vụ là bơi chèo...
  • Kinh tế học và chính sách kinh tế

    11/11/2005Lê Văn CườngTrong bất kỳ một quốc gia nào, mọi công dân, từ những nhà lãnh đạo đến người dân bình thường, đều mong muốn kinh tế học phục vụ tốt để phát triển kinh tế cho nước mình. Đó là một đòi hỏi chính đáng. Là một người lãnh đạo, theo tôi cần phải nhận thức được những hạn chế sau đây của kinh tế học...e
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • Kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ mới

    05/11/2005GS Kinh tế David DapiceNghĩ tới Việt Nam thời kỳ hậu WTO với hàng loạt kịch bản và gợi ý, Giáo sư Kinh tế David Dapice đã chốt lại rằng:"Việt Nam cần thúc đẩy mức tăng trưởng cao hơn nữa và tiếp tục đổi mới thể chế”...
  • Tôn vinh hơn nữa doanh nghiệp và doanh nhân

    21/10/2005Ngọc MinhTrong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, doanh nghiệp không ra doanh nghiệp, doanh nhân không ra doanh nhân. Doanh nghiệp hoạt động theo sự chỉ định, doanh nhân chỉ là người thừa hành, hoạt động không vì lợi nhuận, lỗ lãi do Nhà nước lo, tiêu dùng do Nhà nước phân phối định lượng. Kết quả Nhà nước phải đi vay để nuôi doanh nghiệp, chứ không phải doanh nghiệp nuôi Nhà nước - một quy trình ngược, quy trình phi kinh tế...
  • xem toàn bộ