Thói quen đọc sách của người giàu khác người nghèo?

06:28 CH @ Thứ Bảy - 12 Tháng Bảy, 2014

Theo một nghiên cứu mới được xuất bản gần đây thì đồ vật mà người giàu thường để ở đầu giường chính là sách. Nhưng cách thức đọc sách của người giàu lại không giống với người nghèo.

Nghiên cứu nói trên có tựa đề là "Những thói quen thành công thường ngày của người giàu". Tom Corley, tác giả của nghiên cứu cho biết người giàu và người nghèo đều có sở thích đọc sách. Nhưng người nghèo đọc sách chỉ thuần túy giải trí, trong khi người giàu đọc sách để trau dồi kiến thức kinh doanh và quan hệ xã hội.

Thói quen đọc sách của người giàu khác người nghèo?

Nhóm người giàu trong nghiên cứu của Corley là những người có thu nhập trung bình hàng năm từ 160.000 USD trở lên (trên 3,3 tỷ đồng) và có giá trị tài sản 3,2 triệu USD trở lên (trên 64 tỷ đồng). Còn người nghèo chỉ có thu nhập trung bình hàng năm dưới 35.000 USD (dưới 700 triệu đồng) và có giá trị tài sản từ 5.000 USD trở xuống (100 triệu đồng).

Dưới đây là những con số so sánh cụ thể:

  • 11% số người giàu đọc sách để giải trí. Con số này ở người nghèo là 79%.
  • 85% số người giàu trung bình một tháng đọc hơn hai quyển sách về giáo dục, nghề nghiệp, hoặc các sách trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ bản thân. Con số này ở người nghèo là 15%.
  • 94% số người giàu đọc các ấn phẩm mới xuất bản, bao gồm báo chí và blog. Con số này ở người nghèo là 11%.

"Kết luận chung mà tôi rút ra được từ nghiên cứu của mình là thói quen hàng ngày sẽ quyết định sự thành công về mặt tài chính của mỗi cá nhân. Có bốn hoặc năm chìa khóa để đạt được thành công. Một trong những chìa khóa đó là đọc sách. Người giàu là những độc giả phàm đọc. Họ luôn muốn nâng cấp mình qua việc đọc sách", Corley cho biết.

Thói quen đọc sách của người giàu khác người nghèo?

Trên thực tế, Corley cũng phát hiện ra rằng việc nâng cấp bản thân qua đọc sách lại chồng chéo với một yếu tố khác cho sự thành công: đó là người chỉ dẫn. Theo Corley, người chỉ dẫn ở đây có thể là bố mẹ, thầy giáo, bạn đồng nghiệp hoặc nhà trường. Nghiên cứu của Corley cho thấy 24% người giàu từng có người chỉ dẫn, và 93% trong số 24% người giàu nói trên đồng ý rằng người chỉ dẫn đóng một vài trò quan trọng đối với sự thành đạt của họ.

"Đó là lý do vì sao những người giàu không có người chỉ dẫn đã tìm đến sách như một công cụ giúp họ đào tạo bản thân. Hơn một nửa số người này là những giám đốc doanh nghiệp. Họ đã tự chỉ dẫn cho chính bản thân mình thông qua đọc sách và trải nghiệm", Corley kết luận.

Theo bạn, sách có phải là người dẫn dắt giúp bạn trở nên giàu có?

Nguồn:Vnreview
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tin tức có hại cho bạn – Từ bỏ thói quen đọc chúng khiến bạn hạnh phúc hơn

    15/06/2020Elnino dịchBài viết này để cập đến tác hại của tin tức như một bộ phận nhỏ của thông tin nhưng chiếm đa số sự chú ý của người dân...
  • Tạo thói quen đọc sách, xin đừng sốt ruột

    14/04/2014Hiền NguyễnĐể công chúng không quay lưng với sách, rồi chủ động tìm đến sách có lẽ là kỳ vọng không chỉ của tác giả và các đơn vị làm sách. Thế nhưng, để tạo được thói quen đọc sách cho công chúng không đơn giản và một chốc một lát nhìn thấy kết quả ngay...
  • Tạo thói quen đọc sách cho trẻ

    16/07/2005Lê NgânĐọc sách là một việc làm có mối liên quan mật thiết đến sự phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy những trẻ có thói quen đọc sách sẽ rèn luyện nhiều kỹ năng. Các bậc cha mẹ nên là người làm gương trước và nếu có thể, nên tạo thói quen kể chuyện vào buổi tối cho trẻ. Dưới đây có vài gợi ý trong việc tạo thói quen đọc sách cho trẻ
  • Sẽ sai lầm nếu bỏ thói quen đọc sách

    05/07/2005Bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần - Vụ trưởng Vụ Thư việnSau 8 ngày mở diễn đàn, Lao Động đã nhận được nhiều ý kiến tâm huyết bày tỏ sự quan tâm, bức xúc... trước việc thói quen đọc sách đang bị mai một. Trong số báo này, Lao Động xin giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần (ảnh) - Vụ trưởng Vụ Thư viện - Bộ Văn hoá - Thông tin để khép lại diễn đàn này.
  • Phải tập thói quen đọc ngay từ nhỏ

    05/07/2005Con tôi năm nay lên lớp 9, thế nhưng chỉ thấy cháu suốt ngày ôm mấy quyển truyện tranh Đôrêmôn hay Bảy viên ngọc rồng. Nó cứ đọc như bị hút hồn, đọc cả ngày cả đêm, đến nỗi có lúc tôi phải doạ đem hết truyện ra đốt. Còn thì chẳng khi nào thấy nó ôm lấy sách mà đọc cả. Tôi cũng nghĩ, thôi thì tự giác là chính, có nhắc nhở nó mà nó không nghe, đọc lén thì mình cũng không quản được. Cái chính là cháu nó phải hiểu được tầm quan trọng của thói quen đọc sách.
  • Thói quen đọc bị nhiều thú vui lấn át

    05/07/2005Bùi Vũ Minh, Hải PhòngĐọc bài viết của tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái (báo Lao Động số ra ngày 24.5.2005), chúng ta thấy được một phần thực trạng văn hoá đọc hiện nay. Song, dường như cái sự "lạnh lòng" với văn chương ấy không chỉ có ở giới trẻ và cũng không chỉ bó hẹp trong phạm vi các sách văn học.
  • xem toàn bộ