Nghĩ về thứ văn hóa mà không thể hướng tới văn minh

10:11 CH @ Thứ Ba - 22 Tháng Tư, 2014

Tôi biết đề cập đến vấn đề này vừa thú vị, vừa phức tạp, nhưng đó là điều không thể tránh:

1. Định nghĩa

- Văn hóa làtoàn bộ những giá trị Tinh thần cơ bản nhất ( vừa có ý nghĩa như Hạ tầng, vừa như Thượng tầng - dưới dạng Vật thể hoặc phi Vật thể ) - chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi những yếu tố ( Nhân chủng / Thiên nhiên / Địa lý ) - mà được hình thành và tích lũy trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, từ đó tạo nên đặc điểm sinh tồn, những nét riêng biệt về phong tục, tập quán, tâm lý ứng xử của một ( Dân tộc / Cộng đồng / Gia đình / Cá nhân ) - như là ‘hệ Gien xã hội’- quay trở lại tác động đến mọi sinh hoạt, hoạt động xã hội của ( Dân tộc / Cộng đồng / Gia đình / Cá nhân ) ấy

- Văn minh làtrình độ sống, làm việc và ứng xử của một ( Dân tộc / Cộng đồng / Gia đình / Cá nhân ) trong và với một Thế giới đa dạng về nhu cầu hòa nhập và phát triển, trên cơ sở kết hợp những giá trị văn hóa tích cực cùng với tri thức tiến bộ thành năng lực tạo ra những sản phẩm xã hội cùng với những chuẩn mực của nó, nhằm thúc đẩy và nâng cấp chất lượng sống của Con người gắn với môi trường ( Cộng đồng / Xã hội / Thiên nhiên )

2. Những suy nghĩ

- Không thể phủ định đượcrằng thổi kèn lá, hát lượn, ‘chợ tình’ của người H’Mông không phải là nét văn hóa đặc sắc. Cũng giống như Âm nhạc trong Dân Ca Bắc Ninh chỉ có 5 nốt ( không có nốt Fa & Si ) thì v ẫn tạo ra Quan Họ rất trữ tình đấy chứ, được xem là di sản văn hóa Việt Nam….nhưng vẫn bị quẩn quanh trong phạm vi không gian địa lý rất hẹp, hoài niệm, ít thay đổi….mà đi đến nguy cơ mai một….Còn âm nhạc cổ điển Châu Âu như chúng ta từng biết với 7 nốt nhạc 8 cung bậc, những tiết tấu, giai điệu cực kì tinh tế và đa dạng… được thể hiện bằng Piano / Violon / Kèn đồng….vì thế làm nên một đẳng cấp hàng đầu, muôn thưở, mang tầm Quốc t ế…thâm nhập vào rất nhiều lĩnh vực của đời sống, vào rất nhiều Quốc gia khác nhau… đem lại rất nhiều lợi ích khác nhau mà thúc đẩy hội nhập, phát triển.

- Những phong tục tâm linh như cúng bái,chôn cất, xem bói, lên đồng, đốt vàng mã, kiêng khem, bẻ cành cây làm lộc … Những tập tục nhuộm răng đen, ‘ngủ thăm’ , năm thê bảy thiếp, đốt pháo tết….rõ ràng chứa đựng rất nhiều yếu tố văn hóa, thậm chí được xem là truyền thống, bản sắc nhưng chúng ta tự hỏi về sự văn minh của nó ? Những lễ hội ‘Đâm Trâu’ hay ‘chọi trâu’ là sản phẩm văn hóa của một số vùng miền nhưng có văn minh không nhỉ ?

- Lễ giáo Phong kiến, thực ra trong đó chứa đựng không ít điều hay ho về văn hóa, nhưng tại sao lại càng ngày càng xa rời lớp trẻ, bất chấp những nỗ lực giáo dục của nhà trường và gia đình… ( mà điều này đều thấy ở các nước ) ? Cũng giống như tại sao rất nhiều trẻ con sống ở đô thị lớn Việt Nam lại thích KFC của Mĩ đến như vậy, và chơi rất nhanh Games Online…. thậm chí chúng không cần ai tuyên truyền cả ? Câu trả lời là ở giá trị văn minh trong những cách thức lễ giáo hay của các sản phẩm đó hơn là giá trị văn hóa nằm trong chúng….

- Rất nhiều quan chức, công chức có vị trí xã hội cao. tiền chật két nhà băng, dùng những phương tiện hiện đại, quyền lực đầy mình, các văn bằng học vị mang căng trong túi…Thâm chí nhiều nhà văn có tên tuổi nữa…họ rất hiểu văn hóa, được coi là người có văn hóa mà làm việc, lối sống, cư xử rất kém văn minh… điều này khó nhận ra khi họ về LàngX ã sinh ra họ, nhưng bị nhận ra ngay lập tức khi họ hiện diện ở những nơi có trình độ phát triển cao và chuẩn mực… đến mức bị coi là ‘hạ đẳng’

- Tôi từng gặp và âm thầm làm cuộc điều tra xã hội, thấy rất nhiều người rất thích thú, hay hát, và có tâm hồn sâu sắc với điều : “Ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn’...’Quê hương là chùm khế ngọt ơ ớ…” ….Kể cả những người từng tham gia rất sâu vào cuộc chi ến tranh chống Pháp Mĩ…. không một ai là không coi việc được đi du lịch Mĩ, Châu Âu là một điều tuyệt vời! Dễ hiểu là dù văn hóa khác nhau, nhưng không ai từ chối một nơi văn minh cả ! Trong khi Chùa Hương ở Hà Tây rất hay, nhưng mỗi mùa Lễ hội có bao nhiêu khách du lịch nước ngoài đến để chúng ta thu được ngoại tệ? Nơi đó là Văn hóa, nhưng câu trả lời là sự Văn minh !

- Nền thống trị của nghìn năm phong kiến Bắc thuộc, rồi hơn 80 năm thống trị của Thực dân Pháp, nhưng sự ảnh hưởng hay mưu đồ tàn phá, đồng hóa… không thể thâm nhập sâu được vào làng xã Việt Nam mà làm thay đổi…và dân ta vẫn giữ được Làng Nước với tinh thần An Nam đậm đặc là bởi nhờ vào đặc thù ‘Văn Hóa Làng Xã’….Nhưng rõ ràng là thứ văn hóa đó rất khó đi đến sự Văn minh cho được . Cuối cùng tôi thấy rất nhiều người cùng chung thứ văn hóa ‘làng xã’ đó mà tranh chấp, chửi đánh nhau bể đầu, rất khó dung nạp nhau, khó hòa hợp vào các chuẩn mực chung, mà lại có khuynh hướng bài xích, tẩy chay những người khác họ. Trong khi có nhiều người ở một thứ văn hóa khác thế, nhưng sống trong xã hội văn minh, lại biết tôn trọng, dung nạp, hòa hợp được với những người…thậm chí mới ở trình độ ‘Bộ Lạc’

Tôi muốn thêm rằng đừng huênh hoang, khuếch trương thứ văn hóa mà thực ra là chỉ duy trì hủ tục và làm tăng thêm sự lạc hậu mà đi đến lụn bại ( Có thứ văn hóa như thế đấy ! ).Giống như cái Cây bây giờ có thể cải tạo giống từ trong Gien, cũng chẳng cần đợi phải sau nhiều năm mới thay đổi được nó. Và do vậy cái thứ văn hóa nào hàng ngàn năm mà không đi đến sự văn minh, không làm xã hội phát triển cũng không phải là thứ đáng bảo tồn hay ca ngợi đâu. Cái làm cho mọi người tôn trọng, có thể tự hào đích thực về con người ( kể cả người đó không phải là tác giả của nó ) thì mới là thứ văn hóa có giá trị, bởi vậy nó là Văn minh!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thế hệ trẻ văn minh hay bơ vơ

    26/11/2019Nguyễn Vĩnh NguyênĐơn giản, nếu được hỏi sẽ mang gì khi đến một hòn đảo, câu trả lời của thanh niên Đức là: đĩa CD mà tôi thích! Cuộc triển lãm Jung:de do viện Goethe tổ chức tại TP.HCM “dọn ra” 17 cái mặt CD, mỗi CD là một vấn đề thuộc đời sống người trẻ Đức. Thanh niên Đức đang thực sự quan tâm đến vấn đề gì trong cuộc sống của họ? Họ sẽ “định diện” nền văn hoá mà họ đang làm chủ như thế nào?
  • Văn hóa là sống, vun đắp và tôn vinh

    04/08/2019G.S Tương LaiThế hệ trẻ hiện nay đang cần những dưỡng chất đến từ một nền văn hóa mà trong đó, những tinh boa của truyền thống dân tộc được thăng hoa trong quá trình chọn lựa và tiếp thu những thành tựu của văn hóa và văn minh của thời đại để tăng thêm sức đề kháng chống trả những cặn bã của nền văn minh ấy. Thế hệ trẻ nói chung đã vậy, thế hệ trẻ Thủ đô càng phải như vậy.
  • Văn minh đô thị vẫn là câu chuyện dài

    18/08/2018Thượng TùngMặc dù không mới nhưng văn minh đô thị cũng chưa bao giờ được xem là câu chuyện cũ. Bởi xây dựng văn minh đô thị là một tiến trình dài, đòi hỏi sự kế thừa và phát huy liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ở đâu có đô thị, ở đó có văn minh...
  • Vai trò của nhân tố văn hoá trong nền văn minh

    26/05/2016TS. Hồ Sĩ QuýTới tận hôm nay, những định nghĩa về văn hóa được coi là có giá trị nhất vẫn chưa làm thỏa mãn giới nghiên cứu. Vì thế việc định nghĩa khái niệm này còn đang được xem như một điều thách thức - những định nghĩa mới, xuất phát từ những cách hiểu khác nhau tiếp tục xuất hiện...
  • Chỗ mạnh, chỗ yếu trong tâm lý con người Việt Nam khi đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/12/2015GS.TS. Hoàng TụyPhân tích để hiểu rõ những đặc điểm văn hoá, tâm lý của dân tộc, những truyền thống tốt, những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển, cùng với những nhược điểm, những yếu tố chưa tốt, thậm chí tiêu cực, đang hoặc sẽ níu kéo chúng ta lại sau, là việc làm hết sức cần thiết để giúp xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh và điều kiện thế giới ngày nay...
  • Mối quan hệ giữa các nền văn hóa, văn minh trong kỷ nguyên toàn cầu từ cách tiếp cận triết học

    05/12/2014TS Nguyễn Tấn HùngTrong bài viết này, khi chỉ ra bản chất của những mâu thuẫn giữa các nền văn hoá, văn minh; sự khác nhau giữa tôn giáo và văn minh; nguyên nhân của sự xung đột giữa các tôn giáo, sắc tộc, giữa các cộng đồng dân tộc, tác giả đã đi đến khẳng định rằng, sự phát triển của văn hoá, văn minh không những không làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa các cộng đồng xã hội, mà trái lại, còn là điều kiện để các dân tộc xích lại gần nhau hơn.
  • Báo động ô nhiễm môi trường văn hoá

    30/03/2014Minh ThiVăn hoá, nói như nhà văn Nguyên Ngọc, là cái phanh của xã hội, của lịch sử. Một khi cái phanh ấy bị hỏng, thảm hoạ xảy ra khôn lường. Những bộc lộ gần đây ở lĩnh vực văn hoá cho thấy cái phanh ấy đang bị hỏng hóc; hoặc giả đó là hệ lụy từ một quá trình du nhập nhiều loại rác văn hoá, mà không qua một màng lọc của hệ thống quản lý hiệu quả...
  • Nền văn hóa bong bóng

    05/01/2010Đỗ Minh TuấnNhững bong bóng trong nền kinh tế Việt Nam có vẻ sặc sỡ hơn và cũng mỏng manh hơn, như bong bóng xà phòng vậy! Nó dường như được thăng hoa từ một nền văn hóa bong bóng có mầm móng từ ngàn xưa.
  • Vốn văn hoá

    12/11/2009Trần Hữu DũngTrong tiến trình công nghệ hoá, hiện đại hóa của chúng ta hiện nay, hai chữ "văn hoá" thường gợi nhiều cảm xúc phức tạp. Đầu tiên, nó khơi dậy lòng tự hào sâu sắc về bản sắc dân tộc, về di sản lịch sử, về truyền thống cách mạng, và trong vài năm gần đây, về "giá trị châu Á" mà nhiều người cho rằng Việt Nam chia sẻ với các nước trong vùng, giải thích những thần kỳ kinh tế ở miền dất này. Nhưng đàng khác, nó cũng gây nhiều ưu tư về nguy cơ phai lạt bản sắc quê hương, nhất là trước làn sóng toàn cầu hoá, đối với một kinh tế mở như ta hiện nay.
  • Giao lưu liên văn hóa và tiến bộ chung của các nền văn minh thế giới

    12/11/2009Yao JiehouNgày nay, thế giới đang bộc lộ khuynh hướng đa dạng hoá các nền văn hoá và phát triển được xem như là sự gia tăng trong giao lưu toàn cầu một cách chặt chẽ. Những nghiên cứu liên văn hoá cũng như nghiên cứu về các nền văn minh thế giới đã trở thành một ngành nghiên cứu ngày càng phát triển với tính cách một khoa học liên ngành được giới học thuật quốc tế rất quan tâm.
  • Văn minh luận

    21/10/2009Phạm QuỳnhVăn minh là đối với dã man. Chữ “văn minh” là một chữ mới. Tuy trong kinh Dịch đã có câu, nhưng dùng theo nghĩa mới để dịch chữ Tây civilisation thời mới bắt đầu tự người Nhật Bản. Người Nhật dùng trước (đọc là bunmei), người Tàu theo sau, rồi người ta bắt chước, ngày nay thành một chữ rất thông dụng.
  • Văn hóa và Phát triển

    13/09/2009Nguyễn Trần BạtMặc dù có nội dung rộng lớn và phức tạp, văn hoá về cơ bản là một cấu trúc gồm: Tri thức, tín ngưỡng, đạo đức, truyền thống, pháp luật, thẩm mỹ và lối sống. Việc phân tích kỹ lưỡng cấu trúc của văn hoá vượt quá khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ xin điểm qua ba thành tố quan trọng là tri thức, thẩm mỹ và lối sống...
  • Mức sống cao và sự hưởng thụ văn hóa

    09/07/2009Trí MinhSự hiện hữu của quảng cáo cũng như những dục vọng hưởng thụ vật chất đẩy tới việc quên dần đi những khao khát hưởng thụ một bài hát, một vở kịch hay một nghiên cứu văn hóa nhằm nâng cao nhận thức về cuộc sống cũng như những thú vui thưởng thức trong việc nâng cao tinh thần.
  • Tại sao văn hóa "suy dinh dưỡng"?

    07/07/2009Quốc NamChính chúng ta không thể hiểu nổi cái môi trường mà chúng ta hàng ngày cùng chung sống với con cháu chúng ta lại có những khoảng cách ứng xử quá xa nhau như thế, nhiều lúc khó có thể tìm ra tiếng nói chung giữa các thế hệ trong cùng một gia đình.
  • Nỗi lo văn hóa

    23/04/2009GS. Tương LaiCứ nhìn những lá cờ tổ quốc lộng gió trong thác người tuôn chảy trên đường phố dạo nào khi những cầu thủ thân yêu của họ đem vinh quang về cho đất nước với chiếc cúp vô địch Đông Nam Á sẽ hiểu rằng ở đây không đơn thuần chỉ là niềm tự hào về một chiến thắng trên sân cỏ...
  • Sự sống, môi trường, đẳng cấp loài và sự văn minh

    02/01/2009Nguyễn Tất ThịnhAi cũng biết Môi trường là Điều kiện Đủ, đặc biệt quan trọng để tạo ra sự Sống ( ý tôi muốn nói rằng chỉ sau Điều kiện Cần là ý muốn của Thượng Đế - điều được đề cập trong các Thánh Kinh ). Sự Sống tác động trở lại, với phương thức sống và cách tổ chức của mỗi Loài cải thiện thêm hay hủy hoại đi, hay làm suy kiệt Môi trường đó.
  • Nhìn về môi trường văn hóa VN

    08/12/2008PGS.TS Hồ Sĩ QuýChưa bao giờ môi trường văn hóa ở VN phong phú và đa dạng, năng động và tích cực, khích lệ và cám dỗ, có nhiều cơ hội và thách thức… như hiện nay. Có thể nói được như thế với thái độ hoàn toàn nghiêm túc và khách quan.
  • Chữ Tâm và văn hóa Việt Nam

    19/11/2008Phan Chí ThànhTrong văn hoá Việt Nam, “Tâm” không phải là khái niệm thuần Việt mà là thứ vay mượn của Trung Quốc. Xét về mặt chữ, về ngôn từ có thể nói là chỉ mượn chữ, tức là mượn vỏ khái niệm, còn hàm nghĩa thì người Việt tự đưa vào. Chuyện nó phải là thế như một cái lẽ tất nhiên, vì giá trị tinh thần bao giờ cũng được khái quát từ thực tế đời sống. Mà đời sống Việt Nam thoạt nhìn canh tàu thu nhỏ kích cỡ, đến khi thấm vào trong thì lại khác nhau rất nhiều, khác về cơ bản...
  • Thêm một lần bàn về văn hóa và văn minh

    16/11/2008Đỗ Kiên CườngThời gian qua, trên Tia Sáng và trên một số báo khác, có nhiều bài viết rất thú vị bàn về chủ đề văn hóa (và văn minh) trong quá trình canh tân đất nước1. Bài viết này xin bàn thêm về chủ đề rất phức tạp và quan thiết này, nhằm góp thêm một tiếng nói để rộng đường dư luận.
  • Giáo dục và sự phát triển văn hóa

    13/10/2008GS-TS Dương Thiệu TốngLại một năm học mới đã đến, trong cái không khí nao nức của buổi tựu trường, nơi trái tim mỗi nhà giáo dục, mỗi người dân vẫn còn những mối trăn trở về những bất cập của nền giáo dục nước nhà, Người Đô Thị xin giới thiệu một góc nhìn về giáo dục của cố GS, TS Dương Thiệu Tống như cách tưởng nhớ ông.
  • Thế nào là con người có văn hóa

    05/10/2008Nguyễn Ân ThànhCon người có văn hóa luôn kết hợp hài hòa hai yếu tố căn bản gồm: Một - Hành vi ứng xử đúng mực, luôn nhã nhặn lịch thiệp, kính trên nhường dưới, biết tôn trọng thuần phong mỹ tục, cổ vũ cái tốt và đấu tranh chống cái xấu, có trách nhiệm công dân; Hai - Hành động thiết thực nhằm quảng bá lối sống đẹp, có tri thức cao nhưng phải biết khuếch tán giá trị tri thức với cộng đồng...
  • Sống văn minh

    15/06/2008Chiêu QuânLàng B từ lâu đã bị chê cười là làng thiếu văn hóa nhất trong cả xã, nhất trong cả huyện và thậm chí là nhất cả tỉnh nữa. Trong làng, từ người lớn đến trẻ con, mà ngay cả người già đụng đâu là xả rác, phóng uế ra đấy, ra đường thì hở một chút là chửi thề văng tục, đụng một chút là thượng cẳng chân hạ cẳng tay...
  • Đối thoại văn hóa hay đụng độ văn minh

    23/07/2006PGS. TS. Hồ Sĩ QuýSự đối thoại giữa các nền văn hóa là phương thức tối ưu cho sự lựa chọn của con người, là quy luật khách quan của sự phát triển bền vững. Sự đối thoại giữa các nền văn hóa là giá trị định hướng an toàn đối với tiến bộ xã hội...
  • “Chỉ gìn giữ văn hóa không đủ, còn phải phát triển văn hóa”

    24/03/2006Thạch LựuNgười phụ nữ giữ trọng trách Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc Hội gọi công việc của mình là làm PR cho nước Việt Nam. Trong suốt quá trình đi giới thiệu Việt Nam, văn hóa là lĩnh vực mà bà Ninh chú trọng và có ý thức gạn đục khơi trong những đóng góp của người ngoài để làm quà cho những người làm văn hóa trong nước. Đôi khi món quà ấy không phải lúc nào cũng ngọt ngào…
  • Văn hóa và văn minh

    27/10/2005Theo nghĩa cơ bản của nó, thuật ngữ “văn hóa” nghĩa là sự cải thiện hay sự hoàn thiện bản chất. Nông nghiệp cải thiện đất đai và thể dục phát triển cơ thể. Vậy văn hóa con người là sự phát triển tất cả các khía cạnh thuộc bản chất con người – đạo đức , trí tuệ và xã hội. ...
  • Văn minh là gì?

    18/07/2005Huy Vũ dịchVăn minh là trật tự xã hội nhằm đẩy mạnh sự sáng tạo văn hoá. Bốn yếu tố chính tạo nên nó: dự trữ kinh tế, tổ chức chính trị, truyền thống đạo lý cùng sự theo đuổi tri thức và nghệ thuật. Nó bắt đầu ở chỗ hỗn loạn và bất an chấm dứt. Khi sự sợ hãi được khuất phục, lòng hiếu kỳ và tính xây dựng được tự do, và con người bước qua khỏi xung lực tự nhiên để tiến tới sự hiểu biết và và tô điểm đời sống.
  • Khi con người VN đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/02/2003GS.TS. Hoàng TụyNói chung người Việt Nam chúng ta được đánh giá là thông minh, hiếu học, cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu...
  • xem toàn bộ