Thương nhớ quân tử

08:23 SA @ Thứ Ba - 14 Tháng Mười Hai, 2010
Đã có không ít nhân vật từ trang sách bước ra, và trở thành biểu tượng cho đời sống tinh thần của một người, hoặc một thế hệ. Anh binh sĩ cả cuộc đời gian truân Paven trong “Thép đã tôi thế đấy” cũng có thể xem như một ví dụ thuyết phục.

Thế nhưng, không biết có phải lòng mình đã trống trải nhiều quá không, mà gần đây cứ mỗi lần khép cuốn sách lại, tôi cứ nôn nao nghĩ về những vẻ đẹp con người. Sao càng ngày càng ít bóng dáng quân tử trong văn chương vậy nhỉ? Hay là tác giả không tìm thấy nhânvật quân tử tầm vóc từ cuộc đời nô nức danh lợi để đưa vào trang viết? Nghĩ chẳng trách giận gì, nhưng vẫn thấy xa vắng bao niềm riêng lấp lánh.

Luận Ngữ có câu “Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thích thích”. Người quân tử hơn kẻ tiểu nhân là lúc nào cũng thoải mái, chứ chả phải âu lo phập phồng, Tuy nhiên, chả hiểu từ bao giờ, hễ nhắc đến quân tử là thiên hạ nghĩ ngay đến “quân tử Tàu”. Có lẽ do truyện Tàu có nhiều quân tử chăng? Sống tung hoành ngang dọc như Quan Công đích thị là quân tử rồi. Theo thiển nghĩ của tôi, còn một dạng quân tử khác, khiêm nhường hơn, lặng lẽ hơn, đó là những người ngay thẳng, thượng tôn sự thật, thượng tôn nhân tính, thượng tôn chân lý. Người quân tử thế kỷ 21 thấy người khác làm giàu không ghen, thấy người khác nghèo không khinh, thấy người khác thông minh không tìm cách để… loại! Ích kỷ, hẹp hòi hay tị hiềm, khích bác không thể đồng hành tinh thần quân tử.

Cuộc sống đua chen và nhiều mưu cầu, lắm lúc khiến con người nhỏ bé lại và thu dần vào trong vỏ ốc cá nhân. Trang sách đã xuất hiện hàng loạt những nhân vật tủn mủn và vụn vặt, khư khư vun vén hạnh phúc cá nhân, khư khư lo toan tồn tại riêng mình. Bây giờ tìm một mẫu nhân vật biết nghĩ cho người khác, biết sống cho người khác cũng khó lắm thay. Lẽ nào khái niệm quân tử, dù là “quân tử Tàu” đã bị che khuất trên thế giới này? Lẽ nào, trong truyện chưởng Kim Dung, các tuyến nhân vật quân tử như Lệnh Hồ Xung, Kiều Phong, Trương Vô Kỵ… mãi mãi chỉ có ở tưởng tượng, mà loại nhân vật phản trắc kiểu ngụy quân tử được đặt tên đầy thâm ý Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần cứ ùn ùn bước ra cõi người?

Còn không những con người “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”? Hình như vẫn còn đấy. Có điều chúng ta ít có cơ hội gặp gỡ họ mà thôi!



Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đọc chưởng Tàu nghĩ về bệnh dịch nguỵ quân tử ở ta

    01/11/2018Anh NguyênTriết học và văn hóa truyền thống phương Đông tách bạch rất rạch ròi hai khái niệm Chính-Tà, đặc biệt thể hiện trong Nho giáo với sự phân biệt hai loại người: Tiểu nhân và quân tử. Nhưng đối với Kim Dung, sự rạch ròi đó không còn nữa. Trong mỗi con người, cái “chính”, cái “tà” luôn luôn hiện hữu, đan xen, giằng xé, mâu thuẫn, và không ngừng biến đổi cả trong nội tâm lẫn hành động...
  • Tiêu chuẩn người nổi tiếng

    07/05/2018Lê HoàngGần đây, rất nhiều tổ chức quốc tế gửi thư cho rất nhiều người Việt Nam, đề nghị đóng tiền để có thể được công nhận là người nổi tiếng đủ loại của thế kỷ và cũng khối ông háo danh bị lừa. Siêu thị hài xin đăng tải một thư như vậy...
  • Ngụy quân tử

    19/08/2009Nguyễn Việt HàTừ xưa đến nay, để nhìn cho thấu chân diện của một ngụy quân tử là việc thiên nan vạn nan kinh khủng khó.
  • Sao hóa thân thành nhân vật hội họa

    09/08/2009Sự kỳ diệu của công nghệ số khiến nhiều người liên tưởng cứ như các danh hoạ Van Gogh, Raffaello, Paul Rubens... đang sống lại cầm bút vẽ nên các bức hoạ...
  • Buổi hoàng hôn của những thần tượng

    18/02/2009Friedrich NietzscheCuốn sách là một trong những di chúc triết học Nietzsche để lại cho hậu thế. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này với những ai đang vấp phải những trở ngại trên con đường tìm lại chính mình, để “trở thành chủ nhân cho hạnh phúc và bất hạnh của chính mình” như lời Nietzsche nói...
  • Văn hóa thần tượng

    19/05/2007Quang DươngSống có thần tượng cũng là một nét văn hóa. Vấn đề là nét văn hóa đó cần được người hâm mộ tự thể hiện, kiểm soát và điều chỉnh...
  • Mẫu người quân tử - con người toàn thiện trong “luận ngữ” của Khổng Tử

    27/11/2006Nguyễn Thị Kim ChungBốntác phẩm kinh điển nổi tiếng của Nho giáo mà bất kỳ người nào nghiên cứu học thuyết này cũng đều biết đến là Đạihọc, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử,được nhà triết học nổi tiếng đời Tống là Chu Hy (1130 - 1200) sắp xếp, kế thừa cách chú giải của các nhà tư tưởng Tống Nho đi trước, cũng như chú giải của chính ông thành bộ sách có tên chung là Tứ thư tậpchú, trong đó Luận ngữđược xem là một trong những tác phẩm khởi đầu quan trọng cho một nền Nho học Trung Hoa do Khổng Tử sáng lập.
  • Học vấn người quân tử

    14/11/2006Đỗ Hoàng LinhQuan niệm Nho giáo xưa chia con người ta thành hai hạng chính là quân tử và tiểu nhân. Để cho mọi cá nhân hoàn mỹ, nền văn hoá cổ đưa ra hàng loạt khái niệm quan trọng: nhân, đức, lễ, hiếu, nghĩa nhằm ràng buộc, chế ngự hành vi con người, mong muốn con người nhanh chóng được hoàn thiện.
  • Viết về "Sex" để nhanh nổi tiếng?

    01/04/2006Nhà phê bình Vương Trí NhànNhưng nếu mọi người đua nhau nói tới sex, người nào nẩy nổi lên cũng đều là qua con đường sex, và chỉ có vài cây bút bất tài mới dở giọng chính chuyên chê bai sex, thì điều đó chẳng có gì là đáng tự hào ...
  • Mỹ thuật Việt Nam — Nhân vật còn thiếu...

    24/05/2005Nguyên HưngĐến lúc này, dường như, chúng ta đã có thể nói về một sự đứt đoạn trong các quan hệ văn hóa mỹ thuật. Hầu như ai cũng cảm thấy mỹ thuật là cần thiết như một nguồn năng lượng làm gia tăng giá trị cuộc sống, làm gia tăng các khả năng thích nghi với cuộc sống đương đại..., nhưng đồn
  • xem toàn bộ