Tìm hiểu hiến pháp Mỹ – Nền cộng hòa và Tự trị

12:50 CH @ Thứ Hai - 10 Tháng Ba, 2014

Chính phủ và cơ chế tự trị

• Từ government có thể dịch là chính phủ hay sự cai trị. Ở đây mình dịch là sự cai trị.

• Sự cai trị nào cũng gồm có 2 phần: cai trị từ bên trong và cai trị từ bên ngoài.Cai trị bên trong được điều khiển bởi lương tâm, làm theo những quy luật của tự nhiên và những thượng đế của tự nhiên. (the laws of nature and laws of nature’s gods là những dòng đầu tiên của tuyên ngôn độc lập của Mỹ và được coi là hiển nhiên). Trái với tự nhiên sẽ chết.

• Cai trị bên ngoài được thực hiện thông qua cưỡng chế. Khi con người có thể tự cai trị được chính mình, họ cần ít sự cai trị từ bên ngoài hơn. Cai trị bên ngoài được quy định bằng các luật lệ do do nhà nước tạo ra, và thực thi bằng hệ thống công an và nhà tù.Tự do theo nghĩa là không qua cưỡng chế xảy ra khi người ta có thể tự cai trị chính họ được bằng lương tâm. Tự cai trị bằng lương tâm bắt nguồn từ tôn giáo và giáo dục đạo đức. Ví dụ: người bị cai trị là đứa bé trong nhà, nếu bé ngoan ngoãn nghe lời bố mẹ thì bố mẹ không cần tạo ra các quy tắc thưởng phạt.

• Nếu khách hàng vào cửa hàng mà không tự ý ăn cắp thì khỏi cần đặt máy quay camera và các thiết bị giám sát. Ở Mỹ người dân thường không vượt đèn đỏ do đó cũng rất ít khi cần công an.

• Nếu không thể cai trị bằng lương tâm được thì mô hình cai trị sẽ là nhà tù như hình phía dưới.

• “Mọi dạng chính phủ là kết tinh đạo đức của cả một dân tộc dân tộc” ~ Montesquieu.

Suy nghĩ này cho thấy văn hóa đạo đức của nhân dân ra sao thì sẽ có loại chính phủ tương ứng vì chính phủ và các nhà cầm quyền cũng từ dân mà ra.

• Một dân tộc bị cai trị bằng chế độ quân chủ thì nhân dân bị điều khiển bằng lòng trung thành và danh dự đối với vua.Một dân tộc bị cai trị bằng độc tài được điều khiển bằng nỗi sợ hãi. Trái lệnh là xử bằng bạo lực ngay.Đây là cách cai trị dựa vào bên ngoài và phó thác quyền hành vào nhà nước hay vua hay một vị độc tài nào đó. Câu hỏi đặt ra là mấy vị bên trên liệu có không thối nát? Nếu họ không tự cai trị được chính họ bằng lương tâm thì họ có thể cai trị người khác một cách công bằng được không?

• Nền cộng hòa Republic bắt nguồn từ chữ representatives tức là cại trị bởi những người đại diện cho dân bắt buộc phải được thực thi qua đức hạnh. Nói cách khác là dân tộc đó phải có những người dân tự cai trị được chính họ. Trong chế độ độc tài, chính phủ cai trị nhân dân. Trong chế độ cộng hòa, nhân dân tự cai trị chính họ.

• Nếu không có cách gì cai trị lương tâm tốt mà đòi dân chủ thì sẽ biến thành vô chính phủ. Một cái chợ không có an ninh và các chế tài sẽ biến thành cái chợ vỡ nếu con người vô ý thức.

Vai trò của Hiến pháp Mỹ

• Mấy nhà lập hiến của Mỹ chán ngấy mô hình mấy ông vua quản lý chặt chẽ, manh nha ra cái gì là cấm ở châu Âu. Cái này chẳng khác gì quản lý kiểu nhà nước kiểu ông già 80 cô vợ 20 ở Việt Nam. Những vị ở bên trên đâu phải không thể sai được. Nhưng xã hội chưa hoàn hảo nên vẫn cần tới chính phủ để quản lý. Vấn đề là khi cho con người ta quyền lực người ta sẽ thối nát. Vậy xử lý thế nào?

• Việc sinh ra Hiến pháp để quản lý chính phủ, hạn chế quyền lực của tổng thống và chia năm xẻ bẩy quyền lực của chính phủ ra để cho họ kiểm soát lẫn nhau. Hiến pháp không quản lý nhân dân mà cấp quyền cho nhân dân “thanh toán” chính phủ nếu thấy làm ăn thối nát :-)

• Vậy ai quản lý nhân dân? Do Thượng đế trong quyển Kinh Thánh. Thượng đế dạy con người yêu thương nhau. Nếu con người mà thay thượng đế dạy cho nhau về yêu thương thì cả lũ đi xuống hố vì con người không tốt như người ta tưởng.

Đây cũng là điều thú vị mà Tocqueville phát hiện ra khi công du sang Mỹ. Ông thấy nhà cửa mấy người Mỹ trong nhà quê lụp xà lụp xụp, không thấy sào huyệt của “ban quản lý” ở đâu như mấy cung điện bên châu Âu. Nhưng ở nhà mỗi người dân đều có cuốn Kinh Thánh và người ta chăm học Kinh Thánh.Chẳng bù cho châu Âu người dân lười thâm chí không biết về Kinh Thánh mà chỉ biết giáo lý vì đã được các cha đạo nhai trước và mớm cho ăn. Điều này cũng không xa lạ lắm ở Việt Nam. Ai dám bảo cha đạo là đúng 100% và thói ỷ lại lười biếng không chịu học khiến người ta không biết?

Chấp nhận rủi ro cho nền Cộng hòa

• Khi các cha đẻ nước Mỹ họp lại, họ đã đánh xổ số với nền Cộng hòa sắp được tạo ra. Bởi trên thế giới lúc đó đã có cái dân chủ kiểu Mỹ như thế bao giờ đâu. Tin tưởng giao quyền lực cho nhân dân thì nhỡ nhân dân lại thiếu hiểu biết không biết sống sao cho tốt để bảo vệ quyền tự do của họ, và để một đám mafia trục lợi đục nước béo cò thì sao?

• Nếu như thế thì phải thay đổi cách quản lý và đã không có thể chế dân chủ.

Tôn giáo và giáo dục lương tâm

• Cách duy nhất để có một lương tâm trong sạch duy nhất là qua con đường tôn giáo. Một gia đình có những đứa con đang lớn lên. Những đứa con phá phách thì chỉ có thượng đế mới điều khiển nổi lương tâm chúng mà thôi.

Chính sách nhà nước có thể cấm bố mẹ làm cái này cái kia chứ không dạy vợ chồng và con cái yêu thương tha thứ nhau được. Tôn giáo và Thượng đế mới giúp người ta vượt lên trên luật lệ của thế gian được.

• Tôn giáo không theo con đường bắt ép mà chỉ đưa ra lời mời thôi. Nước Mỹ có được tự do và bình đẳng là do họ có nền giáo dục tôn giáo tốt nhà thờ ở khắp nơi nơi để hướng con người làm việc thiện.Tất nhiên tôn giáo không ép buộc con người phải theo nhưng chính vì đại đa số con người tình nguyện theo và sống tốt nên đã ảnh hưởng tốt đến xã hội và tạo ra văn hóa chung.

• Nước Mỹ khuyến khích mọi tôn giáo nhưng chủ yếu dựa trên Kinh Thánh. Bất kể cái gì tốt để làm người ta sống tử tế có lương tâm trong sạch đề welcome.Nhìn vào xã hội đời thường của Mỹ có thể thấy là cứ vài ba góc phố lại có một nhà thờ. Nhà chùa Phật giáo và Hồi giáo hay Cộng sản Vô thần cũng được chào đón ở đây.

Ứng dụng cho Việt Nam:

• Để có lương tâm tốt đồng nghĩa với có thêm Tự do cần chấn hưng Phật giáo. Khối dân sự và tôn giáo phát triển mạnh là dấu hiệu của nhà nước văn minh và tư do hơn.

• Nhà nước cần tự nguyện nới lỏng để cho các con dân có lương tâm tốt đứng lên tự trị.

• Mấy nhân vật cứ đòi quyền rân chủ này nọ mà không thông qua chấn hưng tôn giáo và đạo đức thì mình nghĩ là hoang tưởng nặng. Hay cứ lấy triết lý này nọ ra làm bánh vẽ tự huyễn hoặc chính mình và người khác bằng những cái họ không hiểu nổi cũng thế nốt.

• Câu trả lời ở trong tiếng thì thầm của gió :-)

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nước Mỹ và sự hình thành tính cách Mỹ

    05/07/2017Trịnh Sơn HoanTác giả đã nêu và phân tích khái quát quá trình hình thành, phát triển của nước Mỹ từ khi châu Mỹ được phát hiện, nước Mỹ ra đời và phát triển bởi những cuộc di dân. Chính lịch sử di dân đã làm cho nước Mỹ mang trong mình bản sắc hết sức độc đáo. Đồng thời, tác giả đã cho thấy hình ảnh một nước Mỹ đa sắc tộc nhưng được hòa trộn thành một sắc tộc mới...
  • Ý thức và trách nhiệm ở xã hội Mỹ

    12/11/2016Mèo ConCó ý thức thì sẽ có trách nhiệm, mà trách nhiệm thì có liên quan đến pháp luật. Tôi muốn chia sẻ với quý độc giả về ý thức và trách nhiệm ở một góc cạnh liên quan tới những sinh hoạt hằng ngày của một người sống bình thường trên nước Mỹ...
  • Tôn giáo và tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ

    03/07/2015Ngô Tự Lập (2006)Cựu tổng thống Mỹ, người nhận giải Nobel hòa bình 2002, Jimmy Carter, trong cuốn sách mới nhan đề "Our Endangered Values" (Những giá trị đang bị đe doạ của chúng ta) đã phê phán mạnh mẽ sự cố chấp tôn giáo của chính quyền Bush...
  • Nước Mỹ qua những bài Diễn văn Tổng thống

    24/02/2014Có thể nói rằng, lịch sử chính trị Hoa Kỳ đã được tái hiện một cách đầy đủ và sinh động thông qua những bài diễn văn của các đời Tổng thống. Trong những thời điểm khó khăn, một số Tổng thống đã khéo léo sử dụng các bài diễn văn để "lên dây cót"...
  • 235 năm thành lập Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ

    08/06/2013Hà Văn ThịnhTrong hàng ngàn năm lịch sử loài người kể từ khi có nhà nước, lịch sử nước Mỹ (tính từ thời điểm công bố Tuyên ngôn Độc lập – 4.7.1776) là một trong những trang sử có rất nhiều những điểm lạ kỳ, độc đáo. Do khuôn khổ của một bài báo, những ghi chép sau đây hướng tới vài phác họa nhỏ về những điều ‘hổng giống ai’ nhưng rất đáng để suy ngẫm ấy...
  • Madison - Cha đẻ bản Hiến pháp Hoa Kỳ

    24/02/2013Nguyễn Cảnh BìnhPhát minh, sáng tạo không chỉ là một lĩnh vực thuộc các nghệ sĩ hay nhà khoa học. Những chính trị gia, những nhà lập pháp cũng có những công trình sáng tạo của riêng họ. Họ thiết lập nên một nhà nước, một bộ máy, một chính quyền, một chế độ có thể mang lại chiến tranh, chết chóc và tai hoạ nhưng cũng có thể mang lại hạnh phúc và thịnh vượng cho hàng triệu người. James Madison là một trong những con người đó...
  • 'Định hướng Hiến Pháp'

    24/02/2013Nguyễn Tất ThịnhHiến Pháp là nền tảng của Xã tắc, trong đó : Công lý / Trật tự / Bình đẳng / An Hòa / Phát triển, từ đó làm nền tảng cho một Quốc gia Thịnh vượng ! Hiến Pháp là Kim chỉ Nam cho hệ thống Luật pháp và sự vận hành của cơ chế Nhà nước, tạo nên khả năng chọn lọc sử dụng những tinh hoa tham gia vào hệ thống quản trị xã hội. Hiến Pháp còn là thượng tầng kiến trúc chính trị của mỗi Quốc gia, không ai, tổ chức nào riêng rẽ có thể áp đặt hay tùy ý thay đổi mà là Giá trị số 1 phải bảo vệ và tuân thủ...
  • Vài nét về Hiến pháp Mỹ

    25/01/2013Hà Văn ThịnhCách đây 230 năm, năm 1783, cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ giành được thắng lợi – đây là thành công đầu tiên trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của toàn thể loài người bị áp bức trong thời đại tư bản chủ nghĩa!
  • Kiến nghị về sửa đổi hiến pháp 1992

    24/01/201372 trí thức Việt NamThực hiện Nghị quyết của Quốc hội về
    việc góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây, xin trình bày
    với Quốc hội và Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 một số kiến nghị,
    đồng thời mong mỏi toàn thể đồng bào trong và ngoài nước thẳng thắn nói
    lên ý kiến để nhân dân ta có một Hiến pháp bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ
    và sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại tự do hạnh phúc cho
    các thế hệ hiện tại và tương lai...
  • Nền Dân Trị Mỹ

    11/02/2011Nền dân trị hứa hẹn được những gì cho tương lai là tuỳ thuộc vào yếu tố quyết định: tinh thần trách nhiệm của các công dân đối với cộng đồng. Từ đó, ông đặt ra hàng loạt vấn đề còn nóng bỏng tính thời sự:
    - Nên mạnh dạn thực hiện nền dân trị đến đâu?
    - Làm thế nào để hợp nhất sự tham gia của toàn dân với thể chế chính trị đại diện?
  • Mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ

    12/07/2010Nguyễn Trần BạtDưới góc nhìn của một người có quá trình lâu dài làm việc với người Mỹ và hiểu họ, xin ông cho biết nhận định của ông về vai trò của nền kinh tế Hoa Kỳ đối với sự phát triển tương lai của Việt Nam và tạo ra một thế cân bằng cho Việt Nam bên cạnh một nền kinh tế rất lớn là nền kinh tế Trung Hoa?
  • Lịch sử Bí mật Đế chế Hoa Kỳ

    16/08/2009Với những người đã từng đọc “Lời thú tội của một sát thủ kinh tế” - một cuốn sách nổi đình đám cách đây vài năm - chắc hẳn không thể bỏ qua cuốn “Lịch sử bí mật đế chế Hoa Kỳ” của cùng tác giả người Mỹ John Perkins, mà Alpha Books phối hợp với NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật cho ra mắt bạn đọc...
  • Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?

    11/07/2009Linh Thủy“Hiến pháp Mỹ là bản hiến pháp nổi tiếng nhất và lâu đời nhất với trên 200 năm lịch sử, trong khi các bản Hiến pháp hiện nay của Pháp, Đức, Nhật, Nga đều là những bản Hiến pháp mới mẻ và có thời gian tồn tại chưa lâu. Tôi muốn hiểu tại sao và do đâu nước Mỹ lại có được sự ổn định đó?” - Dịch giả Nguyễn Cảnh Bình.
  • Về cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ

    14/04/2008TS. Ngô thanh NhànHồn Việt đã có cuộc phỏng vấn về chủ đề này đối với một số bạn đọc Hồn Việt tại Mỹ và ngay lập tức, TS Ngô Thanh Nhàn (New York University) và GS. Sophie Quinn - Judge (Temple University) đã trả lời. Các vấn đề mà hai vị đặt ra rất sâu sắc và mới...
  • Xây dựng thể chế cho phát triển

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtMột thể chế lạc hậu chắc chắn sẽ kìm hãm sự phát triển. Thế giới thứ ba với thể chế chính trị lạc hậu đang phải đối mặt với bài toán xây dựng thể chế. Vậy thể chế nào là tối ưu cho sự phát triển của thế giới thứ ba?
  • Năng lực thể chế

    03/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngNăng lực thể chế là năng lực của các cơ quan nhà nước hoàn thành các chức năng hiến định của mình. Chức năng nào thì năng lực ấy. Chức năng càng phức tạp thì năng lực phải càng cao hơn. Rủi ro lớn nhất ở đây là: Hiến pháp chỉ có thể trao cho một cơ quan nhà nước các chức năng, chứ không thể trao cho cơ quan này các năng lực tương ứng...
  • xem toàn bộ