Toàn cầu hóa, được và mất

10:02 CH @ Thứ Ba - 09 Tháng Năm, 2006

Toàn cầu hóa về bản chất là sự mở rộng thị trường ra ngoài biên giới quốc gia, một mong muốn hiển nhiên của những quốc gia có nền kinh tế mạnh hơn, sản xuất được nhiều hàng hóa hơn so với các nước khác. Quy luật muôn đời vẫnlà: có thị trướng rộng lớn hơn, có nhiều khách hàng hơn thì lợi nhuận càng cao hơn.

Vào thời kỳ phát triển ban đầu của mình, các nước tư bản không ngần ngại thực hiện việc mở rộng thị trường bằng cách xâm chiếm các nước nhược tiểu để làm thuộc địa cho mình. Không những họ mang được hàng hóa từ chính quốc sang bán ở thuộc địa mà họ còn khai thác từ thuộc địa các nguồn tài nguyên và nguồn nhân công giá rẻ để phát triển nền kinh tế của chính quốc. Tuy vậy, họ vẫn tự cho rằng họ đã "khai hóa" cho các nước thuộc địa, tạo công ăn việc làm cho dân bản xứ và mang văn minh đến cho họ. Cũng có phần đúng, chẳng hạn nhờ sự khai hóa của thực dân Pháp mà dân ta có việc làm, "được" làm phu ở các đồn điền cao su, ở các hầm mỏ với đồng lương chết đói, nhờ văn minh do nước mẹ Pháp truyền bá, dân ta mới biết dùng đèn Hoa Kỳ thay cho đèn dầu lạc biết vứt cái bút lông đi thay bằng bút chì, một số người được học tiếng Tây, biết đi xe đạp, biết ăn bánh mỳ, biết uống sữa bò và rượu sâm banh... Hiển nhiên, cái được chẳng bù cho cái mất: dân ta mất độc lập và tự do.

Sau thế chiến thứ hai, hệ thống thuộc địa hoàn toàn sụp đổ và thế giới được chia làm hai phe thù địch: phe XHCNvà phe TBCN. Khi đó hai phe đóng chặt cửa với nhau về kinh tế một cách nghiêm ngặt. Người dân Việt Nam chỉ biết đeo đồng hồ Liên xô mà không biết đồng hồ Thụy Sĩ hay Nhật Bản, chỉ biết đi xe đạp Phượng Hoàng (Trung Quốc), Xputnhic (Liên Xô) hay Mipha (Đông Đức), cưỡi xe máy Simsơn (Đông Đức) hoặc Minxcờ (Liên Xô) mà không biết đến loại xe gì khác...Trong hoàn cảnh đó, vấn đề toàn cầu hóa hiển nhiên không thể đặt ra. Các nước tư bản có nền kinh tế phát triển rất cao, sản xuất ra nhiều hàng hóa tiêu dùng, đành phải nhìn ngắm cái thị trường to lớn của phe XHCN một cách thèm muốn. Giá như mỗi người dân Trung Hoa mỗi năm chỉ uống một vài chai Cocacola thôi thì cái hãng sản suất nước ngọt nổi tiếng này chắc chắn sẽ phải tăng sản lượng lên nhiều phần trăm. Còn các nước XHCN thì cắn răng chịu đựng, cố sản xuất các hàng hóa như yếu phẩm một cách nhanh, nhiều, tốt, rẻ để phục vụ nhân dân mình, nếu thiếu quá thì nhờ các nước đàn anh trong phe viện trợ và nhất quyết không mua hàng của phe kia. Và thế là không có toàn cầu hóa, mà chỉ có "phe hóa" mà thôi, hay còn gọi là khu vực hóa.

Hiện nay thực tế không còn có hai phe đối kháng nữa (tuy vẫn còn các nước XHCN, nhưng số này rất ít nên không làm thành một phe, vả lại các nước này đã tiến hành mở cửa hội nhập với thế giới. Thế là cơ hội hiếm có để quá trình toàn cầu hóa lại được đặt ra nhưng với mức độ rầm rộ hơn nhiều. Tuy có nơi này nơi kia biểu tình phản đối chiến lược toàn cầu hóa nhưng nhìn chung đó là một quá trình không cưỡng lại được và mọi quốc gia đều hy vọng có thể kiếm lợi khi buộc phải gia nhập quá trình đó.

Về lý thuyết, toàn cầu hóa nói chung (mà nòng cốt là toàn cầu hóa về kinh tế) mang lại lợi ích cho mọi đất nước, kể cả nước phát triển và nước đang phát triển. Chúng ta thử hình dung như nước ta với trình độ phát triển kinh tế thấp kém, nếu gia nhập quá trình toàn cầu hóa thì mươi năm nữa sẽ ra sao? Lúc ấy con cái nhà giàu tha hồ đi du học ở các nước tiên tiến để mua giáo dục ngoại, con em nhà nghèo thì tha hồ đi lao động nước ngoài, làm thuê đế kiếm tiền, tuy ít ỏi nhưng cũng có thể giúp cho gia đình và đất nước...Người lao động trong nước thì làm việc trong các công ty xuyên quốc gia đặt ở Việt Nam và được "bóc lột" nhiều hơn so với các công nhân ở chính quốc. nhưng lương vẫn cao hơn so với Công ty quốc nội... công nhân có thể bị các ông chủ người nước ngoài đánh đập nhưng khi đó ta sẽ biểu tình theo đúng pháp luật. Đất đai của ta được bán cho các Công ty đó hoặc xem như góp vào vốn của họ để chia chác lợi nhuận. Các Công ty trong nước được tham gia sản xuất các phụ kiện cho các ấn phẩm chính của các Công ty xuyên quốc gia đó. Người tiêu dùng nước ta có thể mua tại nước mình các hàng hóa cao cấp mà không phải trả tiền thuế quá cao...Hàng hóa của nước ta có thể tự do trao đổi trên thế giới miễn là người ta chịu mua với giá mà mình có thể kiếm được lời chút ít...Số người nghèo ít đi, số người giàu tăng lên, khoảng cách giữa giàu nghèo càng ngày càng tăng...

Về mặt lý thuyết cũng như mọi quan hệ giao lưu quốc tế, quá trình toàn cầu hóa phải được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi, không ép buộc lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Tuy nhiên trên thực tế thì nguyên tắc đó thường xuyên bị vi phạm, thậm chí vi phạm một cách trắng trợn.

Mọi người đều thấy rằng, cái thế giới hiện nay xem ra chẳng có chút bình đẳng nào giữa các quốc gia, giữa nước lớn và nước bé, giữa nước giàu và nước nghèo, giữa nước mạnh và nước yếu.

Một cường quốc như Hoa Kỳ, tự cho mình là có nhân quyền nhất trên thế giới thì khi tham gia Liên hiệp quốc (LHQ) lại không có một chút khát niệm nào về "quốc quyền", tức là quyền bình đẳng của mọi quốc gia thành viên. Họ khăng khăng giữ lấy cái ghế trong Hội đồng bảo an LHQ, có quyền phủ quyết mọi quyết định, dẫu cho quyết định đó chỉ một mình nước Mỹ không ưng. Họ tự cho mình có quyền đánh vào Irắc, một thành viên của LHQ, bất chấp sự phản đối của tổ chức này, với lý do lrắc có vũ khí hủy diệt như vũ khí hóa học và sinh vật. Trong lúc đó quân đội Mỹ tha hồ dùng chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam trước đây thì họ cho là chuyện bình thường.

Các nước lớn tự cho mình đưa ra những quyết định cực kỳ vô lý và bắt mọi quốc gia khác phải theo, nếu không thì họ có quyền trừng phạt, kể cả bằng mọi vũ trụ. Một ví dụ: khi họ đã sản xuất đủ số lượng vũ khí hạt nhân rồi thì họ đòi các nước khác phải ký Hiệp định không sản xuất và phổ biến vũ khí hạt nhân. Nếu đó là một Hiệp định mang tính bình đẳng giữa các quốc gia thì phải có hai điều: Một, từ nay không nước nào được sảnxuất vũ khí hạt nhân nữa. Hai. nước nào sản xuất vũ khí ấy rồi thì phải hủy bỏ cho hết mới thôi.

Thật mỉa mai cho các nước lớn khi họ lờ đi những luật lệ thông thường và đơn giản như vậy.

Thế giới này có một tổ chức lớn nhất bao trùm lên toàn cầu: Đó là Liên hợp quốc. Tuy LHQ có làm được nhiều việc nhưng đụng đến những việc động trời thì nó cũng đành chịu thua các cường quốc. Ông Tổng thư ký có phản đối Mỹ đánh Irắc đi chăng nữa nhưng vẫn cứ phải ngồi nhìn chiến tranh hủy diệt xảyra. để rồi sau đó làm được cái việc là kêu gọi các nước góp phần tái thiết nước bại trận.

Trong bối cảnh như vậy của thế giới hiện nay, người ta có thể đặt câu hỏi: Phải chăng toàn cầu hóa là Mỹ hóa hoặc chí ít cũng là phương Tây hóa? và phải chăng toàn cầu hóa sẽ làm sâu sắc hơn cái quy luật "cálớn nuốt cá bé"?

Toàn cầu hóa về kinh tế sẽ kéo theo toàn cầu hóa về mọi mặt, nhất là về mặt văn hóa. Thử nhìn ở Việt Nam ta cũng đủ thấy.Chưa hội nhập được bao nhiêu mà chúng ta đã phải ra sức chống chọi với các sản phẩm của cái trào lưu văn hóa đồi trụy đang tràn ngập. Tiếp thu kỹ thuật, công nghệ cao thì có khó khăn nhưng tiếp thu trào lưu âm nhạc hiphop, kể cả mở rộng thị trường thời trang hip-hop thì nhanh chóng hơn nhiều (báo Thanh niên đã nhận định rằng trong vài năm tới, thời trang hip-hop có thể sẽ bùng nổ ở ta như đang diễn ra tại Nhật bản và Hàn quốc). Cái bản sắc văn hóa dân tộc mà ta đang muốn nó càng ngày càng đậm đà thì nói chung rất dễ dàng trở thành nhạt nhòa hoặc biến dạng. Vâng, toàn cầu hóa là cơ hội của chúng ta và cũng là thách thức đối với chúng ta.Có nghĩa là: Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, chúng ta có cái được và có cái mất... Chỉ mongcho cái được nhiềuhơn cái mất.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Toàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học

    31/01/2006Ngô Tự LậpCó người thích học văn, nhưng cũng có không ít người coi học văn là một cực hình, hoặc một cách lãng phí thời gian. Cũng có người thích đọc văn, nhưng ghét học văn. Thế nhưng ở bất kỳ nước nào trên thế giới môn văn cũng là một trong những môn quan trọng nhất. Lý do nào khiến môn văn được ưu ái như vậy?
  • Toàn Cầu Hoá như một xu thế văn hoá

    02/04/2014Nguyễn Trần Bạt,Toàn cầu hoá về kinh tế đã và vẫn đang là đề tài sôi nổi và nóng bỏng trên thế giới. Những cuộc họp của WTO luôn luôn kéo theo những cuộc biểu tình chống đối. Nhưng bất chấp tất cả những thứ đó, toàn cầu hoá đang tác động mạnh mẽ không chỉ đến các chính sách quốc gia mà còn len lỏi vào tận ngõ ngách đời sống toàn nhân loại...
  • Thế giới phẳng hay không?

    06/04/2006Nguyễn Vạn PhúSau thành công với cuốn Chiếc Lexus và cây ôliu, Thomas Friedman lại vẫn là tác giả viết về đề tài “toàn cầu hóa” thành công hơn cả khi tung ra cuốn Thế giới là phẳng vào tháng tư năm ngoái và đến cuối năm bán được trên 1,1 triệu cuốn. Tuy nhiên, giới học giả nghiên cứu và giới phê bình, điểm sách lại không ngớt chê bai đủ điều về cuốn sách này. Vì sao có chuyện lạ thế?
  • “Thế giới phẳng” và Việt Nam chúng ta

    31/03/2006Nguyễn Trung“Thế giới phẳng” của Thomas L. Friedman giống cái bánh mỳ nóng mới ra lò, người mua háo hức như đã từng háo hức với “Chiếc xe Lexus và cây ô-liu” cũng của ông ta cách đây dăm năm. “Phẳng” với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”...
  • Toàn cầu hóa và vận hội của Việt Nam

    28/03/2006Vũ Thành Tự AnhToàn cầu hóa không phải là một hiện tượng gì mới lạ trong lịch sử phát triển của loài người, có mới đi chăng nữa chỉ là ở chỗ làn sóng toàn cầu hóa thời nay xảy ra với tốc độ cao hơn, cường độ mạnh hơn, và phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều so với trước đây mà. Và dân tộc ta đã có ý thức chủ động hòa mình vào làn sóng ấy...
  • Toàn cầu hoá: Cuối cùng đó là một trái đất phẳng

    05/02/2006Thomas L. Friedman, “It’s a Flat World, After All”, The New York TimesNăm 1492, Christopher Columbus vượt biển tới Ấn Độ, đi về hướng Tây. Ông trở về quê hương và tuyên bố: “Trái đất tròn”. 512 năm sau, tôi cũng bay tới Ấn Độ bằng máy bay hãng Lufthansa. Tôi đi về hướng đông. Trở về nhà tôi thì thầm với vợ mình: “Trái đất phẳng”...
  • Xây dựng hệ tiêu chuẩn văn hoá chính trị toàn cầu

    22/10/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsultToàn cầu hoá là một quá trình tương tác trên quy mô toàn cầu của các loại hình hoạt động xã hội trong đó có loại hình hoạt động chính trị. Thể hiện cơ bản nhất của toàn cầu hoá là sự hợp tác toàn cầu. Xây dựng nền văn hoá chính trị có quy mô toàn cầu chính là xây dựng hệ ngôn ngữ chính trị để tất cả những người đại diện trên thế giới này có thể đối thoại, và cũng chính là loại bỏ những mặt dị biệt thái quá đồng thời thời tìm kiếm những mặt chung nhất liên quan đến lợi ích toàn cầu làm xuất phát điểm cho những cuộc đối thoại đó.
  • Toàn cầu hoá – Cơ hội và thách thức

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupKhông ai có thể phủ nhận được rằng toàn cầu hoá đem đến cho nhân loại, cả những nước phát triển lẫn những nước chậm phát triển, những cơ hội phát triển to lớn. Những nhà lãnh đạo sáng suốt đang ra sức lựa chọn những chiến lược phát triển vừa khôn khéo vừa kiên quyết để đưa đất nước mình tiến lên phía trước. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng nghe thấy nhiều giọng nói từ khắp các châu lục đang gióng lên những lời cảnh báo về mối đe doạ của lối sống phương Tây...
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • Toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá

    18/07/2005Dương Thuấn, Mai Văn HaiVăn hoá Việt Nam đang có nguy cơ bị văn hoá nước ngoài lấn át và mất dần đi bản sắc dân tộc! Đã có không ít bài viết cảnh báo về vấn đề này và bày tỏ sự quan ngại đó. Thực tế có đáng lo như vậy hay không? Trước tình hình toàn cầu hoá nhanh chóng như hiện nay, hội nhập là tất yếu, không có con đường nào khác nếu muốn phát triển. Để làm sáng tỏ về vấn đề này, chúng tôi muốn nói đến việc toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá.
  • Châu Á với vấn đề toàn cầu hoá giáo dục

    10/02/2003Trên thế giới, cải cách giáo dục hiện nay được xem là rất cần thiết cho thành quả kinh tế. Sự phồn thịnh kinh tế của một quốc gia tùy thuộc vào chất lượng của hệ thống giáo dục quốc gia đó. Mặc dù nhu cầu giáo dục sáng tạo chỉ mới chớm nở ở châu Á nhưng các chính phủ cũng đã quan tâm và chuẩn bị nhập cuộc toàn cầu hóa giáo dục. Từng quốc gia đã ráo riết cải cách chế độ giáo dục theo hướng toàn cầu hóa để tránh bị tụt hậu so với các quốc gia khác.
  • xem toàn bộ