Tranh chấp Quốc Tế & Chiến lược ngoại giao

01:23 CH @ Thứ Hai - 12 Tháng Năm, 2014

Kẻ không có Bạn thân là đáng buồn lắm, nhưng thực sự bất hạnh khi không thể tìm thấy đồng minh trong những vấn đề trọng đại. Trước hết là Nhân Dân trong nước, sau nữa là cộng đồng Quốc tế...Nhưng tư cách và đường lối chính trị của Chinh phủ mới khơi nguồn năng cho điều đó được...

Qua sự kiện Biển Đông, nhìn nhận lại ba dấu hiệu cơ bản nhìn nhận Bạn / Thù như thế nào ? Hơn thế xác định một chiến lược Ngoại giao hữu hiệu của một Quốc gia nhỏ.

  • Luận thuyết và hành động chính thức ( mang tính chất Nhà nước ) của họ có cam kết thực sự tiến hành các biện pháp Hòa Bình, và có thể minh bạch để đặt trong giám sát quốc tế bởi Luật Lệ văn minh không
  • Trong lúc đối tác hoạn nạn, có vượt qua được các rào cản khác biệt xa cách trước đó, thậm chí về lợi ích cốt lõi hay quan điểm chính trị chính thống mà trợ giúp, và co được sự ủng hộ kịp thời không
  • Chế độ chính trị mỗi bên có bị phụ thuộc vào sự ‘bảo trợ’ của ‘Thế lực lãnh đạo khác’ , có đi ngược lại ý chí Dân tộc không, có đủ sức bảo vệ cho lợi ích Quốc Gia hay không

Tôi post lại bài tôi viết cách đây 4 năm


CHIẾN LƯỢC NGOẠI GIAO CỦA CÁC QUỐC GIA NHỎ YẾU

Trước hết tôi xin được đưa ra vài định nghĩa liên quan trong bài viết


Nền Độc lập của một Quốc gia: Chính phủ do Dân bầu của Quốc gia có khả năng tự mình giải quyết hiệu quả các vấn đề Quốc nội mà không cần sự trợ giúp của Quốc gia nào khác, cũng như việc chủ động tham gia vào giải quyết các vấn đề quốc tế mà không chịu sự hối thúc của Quốc gia khác. Quá trình đó không gây ra những hậu quả tiêu cực nào về kinh tế - chính trị - xã hội trong đối nội hay ngoại giao mà khó kiểm soát


Chủ quyền của một Quốc gia: Phạm vi lãnh thổ hành chính, và không gian kinh tế - chính trị - xã hội liên quan đến lợi ích Quốc gia, trong đó vấn đề sở hữu hay các quyết sách của Chính phủ do dân bầu của một Quốc gia không chịu sức ép, chi phối hay áp đặt của Quốc gia khác vì những lợi ích không thuộc lợi ích Quốc gia mình


Quốc gia nhỏ yếu : là nền Độc lập và Chủ quyền của Quốc gia đó có sự tham gia, can thiệp không thể từ chối, thâm chí lấn át của Quốc gia khác, làm tổn hại đến lợi ích quốc gia mình, từ đó Chính phủ bị mất lòng tin trong Quốc nội, uy tín Quốc tế yếu, tinh thần Nhân dân vì thế mà nhược tiểu, chí khí Dân tộc bị bào mòn, vong nô từ trong ý nghĩ, lệ thuộc tư tưởng…sự tồn tại phụ thuộc vào Quốc gia khác mà không thể toàn quyền tìm được con đường phát triển văn minh


Chiến lược ngoại giao của các Quốc gia nhỏ yếu hiện nay :

  1. Ý chí lãnh đạo từ chối những học thuyết đối kháng, cực đoan, đơn nguyên. Hình thành được học thuyết tự chủ làm nền tảng phát triển đất nước hài hòa, cộng hưởng với các giá trị văn minh của Nhân loại
  2. Xây dựng khối Đại đoàn kết Dân tộc, không lấy quan điểm, chủ thuyết chính trị mang tính ‘độc tôn’ làm nền tảng, mà dựa vào ba chân kiềng : Hiến pháp bình đẳng + Van hóa đất nước + An Dân hưng Quốc. Quản lí Nhà nước tuân thủ ba nguyên tắc : Văn minh + Công bằng + Thống nhất
  3. Hoàn thiện thể chế chính trị tiến bộ để hội đủ tư cách tham gia được đầy đủ vào các thể chế kinh tế - chính trị Quốc tế đa phương. Tranh thủ tối đa sự tham gia, ủng hộ của các Quốc gia khác trong các vấn đề phải tranh chấp với nước lớn, không tự cô lập
  4. Mở ra những khả năng pháp lý, môi trường xã hội để quần chúng Nhân dân tham gia và bộc lộ được khí chất hào hùng, tự cường của các Dân tộc trong niềm tự hào đích thực, thực sự hậu thuẫn cho Chính phủ trong các ứng xử quốc tế, bảo vệ lợi ích Quốc gia
  5. Thiết lập quan hệ quốc tế theo ‘Tam Giác Chiến lược tối thiểu’ xác lập vai trò chắc chắn của Quốc gia trong ( từng cặp ba nước liên minh + trong ba lĩnh vực chủ yếu + đối trọng được với ba nước trong Hội đồng Bảo an UN )

Về sự kiện Biển Đông, Trung Quốc có những điểm yếu cơ bản ( tôi viết ngắn, không sa vào liệt kê các chi tiết ) :


- Bản thân việc Trung Quốc không chấp nhận quốc tế hóa, đàm phán đa phương với các nước ASEAN nói lên có không có bằng chứng pháp lý mạnh để được luật pháp quốc tế thừa nhận. Cho dù họ có thể có trong tay vài cứ liệu lịch sử nhỏ lẻ hay thỏa thuận song phương nhất thời nào đi chăng nữa nhưng như Ông Lê Đức Anh nói ngụ ý : ‘minh bạch hóa’ sẽ làm sâu thêm điểm yếu này của họ. Sự thừa nhận quốc tế phổ quát, mang tính pháp lý toàn cầu mới là tối cao


- Các quốc gia, lớn như Mỹ, vừa như EU, Nhật Bản, cùng một loạt các nước nhỏ luôn đặt nghi vấn vào việc nói và làm của Trung Quốc không đi đôi với nhau. Đó là điểm yếu chí mạng đối với một quốc gia lớn về lãnh thổ dân số, mới nổi về kinh tế và buộc phải sửa sang lại bộ mặt mình đáng tin hơn trong các quan hệ Quốc tế sao cho tạm tương xứng với vai trò Ngũ Cường của họ hòng lan tỏa các chính sách khai phóng quốc tế khác cho mưu cầu ‘bành trướng khác’ của họ

- Trung Quốc chưa bao giờ có sự tự tin mang tính toàn cầu như hiện nay, nhưng rõ ràng mới tạm lý giải được điều đó thông qua sự phát triển kinh tế của họ ( nhưng sự phát triển đó thật kinh khủng về hậu quả với nước họ và Thế giới…), còn các phương diện khác là điều phải bàn, chưa kể họ phải đối mặt với bao nhiêu vấn nạn về chế độ, điều hành, thống nhất, phát triển Quốc nội..rồi các vấn đề quốc nội đã quốc tế hóa như Tây Tạng, Đài Loan…

- Họ rất rất ít các khả năng dám gây hấn sâu bằng hình thức quân sự với các nước liên quan vấn đề Biển Đông ở ASEAN. Vì như thế khiến điều họ không muốn là các nước ASEAN ( dù gì cũng đã là một khối thể chế chính trị quốc tế ) sẽ đoàn kết lại mạnh mẽ, các nước này sẽ rời xa họ thoát khỏi một số ảnh hưởng cốt lõi mà tìm liên minh hay ngả vào các liên minh khác. Điều này làm uy tín của TQ đối với các nước đang phát triển ( địa bàn quan trọng và duy nhất họ mong gây ảnh hưởng ) xấu đi nghiêm trọng.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Biển Đông: Việt Nam chỉ có một con đường

    12/05/2014Trần Đăng TuấnCó thể sơ tán một gia đình. Một khu vực. Một vùng đất. Nhưng không thể sơ tán một đất nước. Chỉ có một con đường: Kiên định, tỉnh táo,vận dụng hết trí tuệ và ý chí để gìn giữ không gian sống ông cha để lại, gìn giữ cuộc sống yên lành...
  • “Không thể mắc mưu Trung Quốc"

    09/05/2014"Việc đưa giàn khoan HD 981 vào thềm lục địa Việt Nam nằm trong ý đồ bàn trướng của Trung Quốc, tiếp tục xâm chiếm biển Việt Nam"...
  • Trao đổi về bài viết "Tại sao Việt Nam nhai đi nhai lại các thông điệp phản đối Trung Quốc"

    09/05/2014Nguyễn Anh TuấnGần đây xuất hiện bài viết của blogger Nguyễn Ngọc Long với tựa đề “Tại sao Việt Nam liên tục ‘nhai đi nhai lại’ các thông điệp phản đối Trung Quốc?”, trình bày quan điểm về cách hành xử của chính quyền Việt Nam đối với vấn đề chủ quyền ở biển Đông cũng như thái độ của dư luận với cách hành xử đó...
  • Một cách hiểu sai về việc Trung Quốc kéo giàn khoan vào biển Việt Nam

    09/05/2014HTCTrong 2 ngày, 7 và 8/5, trong khi cả nước đang sục sôi vì hành động bá quyền ngang ngược của Trung Quốc thì trên một số diễn đàn Internet, mạng xã hội lại xuất hiện ý kiến cho rằng: Việc Trung Quốc kéo giàn khoan 981 vào biển Việt Nam là hành động có thể giải thích được...
  • "Đòn hiểm độc nhất" của Trung Quốc trong vụ giàn khoan HD-981

    07/05/2014Hồng Chính QuangDự đoán về những hành động tiếp theo của Trung Quốc sau khi kéo giàn khoan, TS Trục nói: “Họ sẽ tiếp tục bằng hàng loạt những hoạt động tương tự về kinh tế và dân sự”...