Tư duy và cuộc sống

06:13 CH @ Thứ Năm - 19 Tháng Mười Hai, 2019
Ở các trường từ phổ thông đến đai học của các nước tiên tiến, trong đào tạo rất chú trọng đến một loại tư duy cao cấp, tư duy ấy được gọi một từ tiếng Anh làCritical Thinking. Từ Critical Thinkingcó người dịch ra là: tư duy phê phán hay tư duy phản biện. Song, nếu dịch đúng tận cùng theo nghĩa tiếng Việt, theo tôi nên dùng từ: tư duy tới hạn hoặc là tư duy then chốt. Vì với loại tư duy này sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề có tính đột phá và đưa ra phần cốt lõi, cái nguyên nhân, nội dung, bản chất đến tối giản nhất để tìm ra cái then chốt và cái tận cùng của vấn đề tại sao cần giải quyết, giải quyết ở đâu? giải quyết cái gì? Và phương pháp giải quyết như thế nào? ...
Thời gian qua tôi bắt đầu viết blog, mặc dù tôi cũng đã từng dùng blog trước đây khi còn Yahoo 360, nhưng chủ yếu là để lang thang đi bàn luận với cộng đồng. Bây giờ viết, tôi không phải nhà văn, cũng chẳng phải nhà thơ. Dù thời sinh viên cũng gắng làm thơ, vì yêu thơ, một loại hình văn học mà ở đó chỉ cần 1 câu ngắn đã có thể nói lên 1 ý tưởng có thể phải cần vài trăm trang để kiến giải. Biết mình yếu về lĩnh vực dùng từ, nên khi viết cũng cố để lý giải sao cho có một tư duy tới hạn. Cả một đời thơ của tôi cũng chỉ rặn ra được 2 câu từ thời sinh viên, mà tôi cho là tôi tâm đắc nhất: "Hãy là Ta đi lại từ đầu, đừng nên là Người bước vội về sau". Sau đó tắc tị. Cũng lắm người chê, và không hiếm người khen.
Tôi xin nói phần khen trước, vì ai chả thích mình được khen. Nhưng khen đúng thì mới là bạn. Có người khen vì họ tìm thấy bóng dáng mình trong những bài viết của tôi. Có người khen vì họ tìm thấy tư duy mình trong những bài viết ấy. Nhưng tôi thích những người khen bài viết của tôi vì họ tìm thấy tư duy của họ ở những trăn trở của tôi hơn là loại kia. Vì đó là thể hiện cái mà người ta gọi là Critical Thinking của mỗi bộ óc. Có bạn viết thư cho tôi và khi kết thúc cuối thư luôn để thêm từ Produtive và dấu chấm than. Thiết nghĩ, để có tư duy tới hạn hay tư duy then chốt cái cần thiết và quan trọng trong tư duy là 2 vấn đề cơ bản:
  1. Nắm vững triết học đúng nghĩa là một khoa học thực thụ mà không là chính trị học.
  2. Phải có tư duy độc lập trong mọi vấn đề.
Phần chê, tôi rất quí. Càng chê đúng thì mới là thầy của mình. Và càng đáng quí lắm, lắm. Nhưng tôi hơi buồn là đa phần tôi nhìn thấy theo hiểu biết của mình là chê chưa chuẩn. Tôi hiểu ra vấn đề chê chưa chuẩn ở đây là vì tư duy chưa tới hạn. Tôi không trách họ vì 2 điều cơ bản mà tôi đã đưa ra ở trên, trong họ chưa được quan tâm, hoặc chưa đủ để nhìn vấn đề tôi viết.
Theo hiểu biết của tôi thì có 2 cách viết:

1. Viết theo kiểu của một nhà khoa học tự nhiên (hay còn gọi là viết theo kiểu học thuật) khô khan, ngắn gọn, khách quan, duy lý mà đủ ý. Cách viết này dành cho kiểu tư duy tới hạn. Đọc nó rất chán vì nó là một mâm tiệc, nhưng hiếm có bạn hiền. Dùng để đánh giá dân trí theo cách tư duy tới hạn. Và trong hầu hết các tác giả nỗi tiếng trên thế giới, tôi thích nhất nhà văn Pháp, Honoré de Balzac, ông này có cách viết mà theo hiểu biết của tôi thuộc loại tư duy tới hạn. Đọc ông tôi rất mệt và đọc rất chậm, đọc mà như nuốt từng chữ, từng câu cho thấm dần, vì văn ông khô nhưng sắc như dao.
2. Viết theo kiểu art (hay còn gọi là cách viết theo kiểu khoa học xã hội), rất văn chương, đầy cảm tính và suy diễn dễ đi vào lòng người, nhưng không thiếu sự duy lý. Cách này cũng có tư duy tới hạn, nhưng thiếu một chút duy lý để minh chứng về mặt biện chứng. Cách viết này làm người đọc rất thích thú và đi vào một vấn đề mà Gustave Le Bon đã đề cập.
Dĩ nhiên, trong mỗi cách viết luôn nằm trong những nhóm khác nhau. Có người viết theo dạng Close Writing, tức viết và kết một vấn đề. Có người viết theo kiểu Open Writing, cách này là mở ra một vấn đề để mọi người cùng có Critical Thinking với nhau. Tôi thích cách Open Writing hơn.
Cuối cùng, qua 9 tháng ngồi viết những vấn đề tôi rút ra được những đúc kết có giá trị cho mình như sau:
  1. Triết học chưa có vai trò tốt ở Việt Nam.
  2. Dân trí Việt chưa được đánh thức đúng với tầm hiểu biết ở dân Việt.
  3. Trí tuệ đám đông theo kiểu Gustave Le Bon đóng một vai trò lớn với dân mình.
  4. Dân mình ít người quan tâm đến sở hữu trí tuệ của một cá nhân.
  5. Khi tư duy tới hạn thì vấn đề phản biện sẽ là then chốt của tư duy. Và dĩ nhiên sẽ dễ đụng chạm đến nhiều con người và lĩnh vực của cuộc sống.

Ai tìm ra được những kết luận khác hay ho hơn xin góp thêm hương vị cho bài này. Xin cảm ơn.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự thay đổi 4 nguyên tắc cơ sở trong tư duy khoa học cổ điển và hiện đại

    12/02/2017Sau năm 1900, tư duy khoa học đã chuyển từ tư duy cơ giới sang tư duy khoa học mới...
  • Tư duy hậu hiện đại và những cách thu nhận kiến thức

    14/06/2019Nguyễn Hào HảiCó thể thấy hai kiểu để tìm hiểu, thu nhận kiến thức. Cách thứ nhất: cách học để biết nhằm gia tăng thêm kiến thức (La savoir) hay nói cách khác kiến thức có được nhờ sự học và đặc điểm của cái sự học này là phát huy trí óc từ khả năng thuộc, nhớ...
  • Hãy dám biết! (hay tư duy nguyên tắc)

    02/08/2010Bùi Văn Nam Sơn“Khẩu hiệu” của sự khai minh là gì? Immanuel Kant (1724 – 1804) hô lên bằng… tiếng Latinh: “Sapere aude!”, “Hãy dám biết!” Phải có gan như thế mới thoát ra được vòng tù hãm của đời thường. Phải “dám” như thế mới thoát ra khỏi sự không trưởng thành vì lười và nhát. Lười vì ngại nhức đầu và nhát vì e sợ quyền uy của người khác, của người đi trước. Trẻ con đương nhiên là chưa trưởng thành, nhưng chính trẻ con là kẻ… dám biết hơn ai hết.
  • Phương pháp định nghĩa - Phát triển tư duy

    24/12/2009Nguyễn Tất ThịnhTrong trải nghiệm công việc của mình, tôi rút ra ý nghĩa to lớn của việc bắt đầu cũng như duy trì, quán xuyến được các định nghĩa. Hơn nữa nếu theo cách định nghĩa tôi chia sẻ dưới đây thì các định nghĩa rất nhiều khi được hình thành một cách dường như tự nhiên, dễ tham gia của những đối tượng khác cùng thảo luận hay trao đổi trong môi trường học tập, nghị sự, hội thảo…giúp tất cả các bên đi đến tiếp cận đúng và phong phú về một SVHT nào đó được đề cập.
  • Người Việt Nam cần có tư duy sáng tạo

    19/08/2009TS. Hồ Bá ThâmTrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước thực hiện kinh tế tri thức thì vẫn cần văn hóa thông minh nhưng chủ yếu là cần có văn hóa sáng tạo cả trong quản lý lãnh đạo, trong sản xuất kinh doanh, trong khoa học, công nghệ và trong văn hóa nghệ thuật mà trong đó cốt lõi là phát triển mạnh năng lực tư duy sáng tạo cả về lý luận và thực hành. Không có văn hóa và năng lực sáng tạo như vậy không thể có nhiều nhân tài, không thể có tiến bộ cho dân tộc, không thể tiến lên văn minh và xã hội chủ nghĩa. Coi nhẹ tư duy sáng tạo, coi nhẹ nhân tài thì tất yếu sẽ bị tụt hậu.
  • Người trẻ cần có tư duy "nhìn ra phía biển"

    27/06/2009Lê Ngọc Sơn (thực hiện). Ảnh: Quỳnh HoaBên cạnh việc được coi là một ông nghị “nói nhiều” ở Quốc hội, ông Dương Trung Quốc là một nhà Sử học có tiếng. Ông chia sẻ những cảm nhận của mình về lòng yêu nước của người trẻ hiện nay.
  • Tăng cường nghiên cứu phương thức tư duy, phát huy năng lực sáng tạo triết học

    19/02/2009Trần Trung Lập - Người dịch: Th.S Trần Thúy NgọcTrên cơ sở khẳng định vai trò to lớn của phương thức tư duy đối với sự phát triển xã hội, trong bài viết này tác giả đã phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa phương thức tư duy và phát triển xã hội, coi đổi mới phương thức tư duy là điều kiện cần thiết để thúc đẩy xã hội phát triển. Theo tác giả, hiện nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như những mặt trái giữa thực tiễn sản xuất và thực tiễn khoa học đặt ra nhu cầu bức thiết phải đổi mới phương thức tư duy. tuy nhiên, sự tối ưu hoá phương thức tư duy nhất thiết phải là một quá trình.
  • Phi mâu thuẫn có phải bao giờ cũng là quy luật của tư duy đúng đắn?

    24/03/2006Nguyễn Ngọc HàĐể phản ánh chính xác hiện thực khách quan trong tư duy (dưới dạng các khái niệm, phán đoán... ), con người cần phải tuân thủ một số nguyên tắc hay quy luật nhất định. Một trong những quy luật đó, theo Aritstốt, là "phi mâu thuẫn”: hai mệnh đề phủ định nhau thì không thể đều đúng...
  • Tìm hiểu thêm về khái niệm tư duy

    19/10/2005Phạm Hồng QuýTư duy là gì? Đây là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học và nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Triết học nghiên cứu tư duy dưới góc độ lý luận nhận thức. Lôgíc học nghiên cứu tư duy ở các quy tắc tư duy đúng. Xã hội học nghiên cứu tư duy ở sự phát triển của quá trình nhận thức trong các chế độ xã hội khác nhau. Sinh lý học nghiên cứu cơ chế hoạt động thần kinh cao cấp với tư cách là nền tảng vật chất của các quá trình tư duy ở con người .Điều khiển học nghiên cứu tư duy để có thể tạo ra "Trí tuệ nhân tạo". Tâm lý học nghiên cứu diễn biến của quá trình tư duy, mối quan hệ qua lại cụ thể của tư duy với các khía cạnh khác của nhận thức...
  • So sánh cách tiếp cận tư duy phân tích và tư duy theo hệ thống

    04/05/2003Hai cách tiếp cận này bổ sung lẫn nhau hơn là phủ định nhau, làm mất sức mạnh của cách tiếp cận khác...
  • xem toàn bộ