Tương lai mới của thế giới blog
Kết hợp với nguyên tắc blog của Facebook, website “blog vi mô” (microblogging) đang dần chiếm ưu thế, hứa hẹn một tương lai rạng rỡ.
Twitter – người lạ hoàn hảo
Nếu bạn chưa biết về website vi mô này, thì đây là miêu tả về nó: Twitter cho phép post lên mạng những đoạn văn không tới 140 chữ. Bạn có thể “dõi theo” những người sử dụng khác (theo nhóm hoặc cá nhân) và họ cũng có thể “dõi theo” bạn. Chức năng này khiến người ta nhớ đến nguyên tắc lập status trên facebook, khác một điều là với Twitter, mọi người đều có thể truy cập được.
Twitter hiện thu hút khoảng sáu triệu người sử dụng. Dù chưa thấm vào đâu nếu đem so với 150 triệu người sử dụng Facebook. Trong đó Barack Obama là người sử dụng có số người "dõi theo" lớn nhất, khoảng 273.500 người, tương đương với số cử tri ra bỏ phiếu ủng hộ ông ở bang Idaho. Nhưng khái niệm sử dụng Twitter lại rất khác.
Để xây dựng và chăm sóc một blog bình thường, người ta phải mất rất nhiều thời gian. Nhưng với Twitter, chỉ cần gõ 140 cho là đủ rồi gửi đi khắp không gian vô tận của Intemet. Đó là cách truyền đạt thông tin đơn giản nhất.
Cập nhật và hợp thời
Mặc dù chỉ “phục vụ” một số tương đối ít ỏi người sử dụng, nhưng vẫn có thể coi Twitter là sân khấu của vô số sự kiện, được cập nhật nhanh khủng khiếp. Ngay những ngày đầu ra mắt công chúng năm 2007, Twitter đã trở thành công cụ tìm kiếm tốt nhất các ngày lễ thú vị của Festival âm nhạc South by Southwest. Nó còn thử cấp tài khoản của Barack Obama và Britney Spears, thử dựng lại các cuộc khủng hoảng hậu bầu cử của một số ứng viên đảng Cộng hòa và vụ khủng bố Bom bay tháng 11/2008 .
Chủ của Twitter, công ty Biz Stone, được thành lập bởi Evan Williams và Jack Dorsey, không muốn trả lời về số tiền họ đầu tư cho Twitter. Hiện điều mà họ ưu tiên hàng đầu là đảm bảo sao cho Twitter càng ít thiếu sót càng tốt. Họ khẳng định không phải bởi ngày nay tất cả đều phát điên vì tiền thì họ cũng phải thế. Vả lại năm 1998, đâu có ai hỏi lãnh đạo của Google định làm lợi kiểu gì. Dĩ nhiên, chẳng điều gì đảm bảo được là Twitter sẽ trở thành công cụ tìm kiếm đỉnh cao của Google. Chẳng điều gì đảm bảo được là, trong tương lai kiểu giao tiếp tức thì mới mẻ này sẽ dự phần vào cuộc sống của chúng ta. Nhưng với các “tín đồ” trung thành của Twitter thì website vi mô này đã trở thành công cụ quen thuộc hàng ngày. Họ không muốn “người ngoài” nhảy vào gây rắc rối.
Mặc dù số luợng hiện tại rất ít ỏi, nhưng tốc độ chia sẻ của họ lại nhanh đến bất ngờ. Trên Twitter Search, người thứ nhất post lên dòng: “Tôi vừa thấy một chiếc máy bay đâm xuống sông Hudson, Manhattan". Ngay lập tức hàng loạt người nhảy vào và lượng văn bản tăng lên theo cấp số nhân.
Khoảng 15 phút trước khi The New York Times đăng tải tin này trên website của mình (và gần 15 giờ trước khi in báo giấy), những người sử dụng Twitter chứng kiến vụ tai nạn của chuyến bay 1549, US Airways, đã cung cấp xong các thông tin thực tế!
5 ngày trước vụ tai nạn máy bay, Janis krums, người đầu tiên "bắn tin" vụ tai nạn, đã viết trên blog của mình rằng một trong những mục tiêu của anh năm 2009 là vượt qua con số 1.000 người "dõi theo" trên Twitter. Nguyên nhân của mục tiêu này chỉ đơn giản là “để tự tin vào bản thân hơn”. Thật không ngờ, anh vượt qua cả ngưỡng 4.000 người “dõi theo”!
Ấy vậy mà chính các nhân viên trong văn phòng Twitter, lúc đó đang bận họp về mã nguồn mở, lại không hề hay biết, vì Twitter là một hệ thống tự vận hành. Có lẽ đây chính là tương lai của loại website blog vi mô. Hoặc cũng có thể không. Mọi thứ còn phụ thuộc vào việc liệu bạn tin hay không tin.
Nội dung khác
Khi nền giáo dục dạy con người phán xét ẩu
24/05/2022Nguyễn Thị Bích NgàLời tự thú của một kẻ hoang dã
23/05/2022Pavel Selukov (Nga), Phan Xuân Loan dịchNhân chuyện “hoa Ưu Đàm”...
22/05/2022Nhà văn Lê Hoài NamThử nêu cách chữa “chứng lười đọc sách”
22/05/2022Nhà văn Nguyễn Khắc PhêÁo dài ngũ thân nam truyền thống - Di sản bị lãng quên
22/05/2022Hà Phương - Hạnh Lê thực hiệnSự bảo vệ của Mill đối với tự do cá nhân
22/05/2022Routledge, “Moderm Political Thinhkers and Ideas”Cái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên CườngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm Quỳnh