Vấn đề tôn giáo trong triết học phương Tây hiện nay

07:08 SA @ Thứ Ba - 22 Tháng Tám, 2006

Trong mấy thập kỷ trở lại đây, vấn đề tôn giáo càng trở nên phức tạp, hiện tượng cuồng tín tôn giáo và sự xuất hiện của nhiều dạng tín ngưỡng, giáo phái mớiđã làm cho giới học giả và các tổ chức chính trị trên thế giới thực sự lúng túng trong cách giải quyết vấn đề. Từ đó, các nhà triết học phương Tây lại trở lại nghiên cứu tôn giáo Sự nghiên cứu tôn giáo từ bình diện triết học giờ đây không chỉ để phê phán thế giới quan tôn giáo, chứng minh tính phi lý của nó hay luận chứng cho vấn đề Thượng đế có tồn tại hay không, mà họ đi sâu vào nghiên cứu mối quan hệ giữa tôn giáo và tính hiện thực, tôn giáo và đạo đức, tôn giáo và ý nghĩa cuộc sống,... Các vấn đề nghiên cứu cụ thể mà họ nêu lên dường như đối nghịch lại truyền thống hoặc không thoả mãn với các quan điểm trước đó về tôn giáo và định nghĩa về tôn giáo.

Vấn đề tôn giáo trong triết học phương Tây hiện nay là một vấn đề hết sức phức tạp, vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi chỉ phân tích một số quan điểm tạm coi là phi truyền thống về tôn giáo của các học giả phương Tây.

R.Đêcáctơ đã so sánh vậtlý như là thân cây, còn siêu hình học là rễ cây. Điều đó cũng có nghĩa là, muốn cho thần cây được phát triển tốt, chúngta phải chăm chút bộ rễ của nó, muốn làm thayđổi thế giới,chúng ta cần phải thay đổi siêu hìnhhọc của mình. Sự thay đổi hệ thống siêu hình học cũng là để cho nó trở nênthích hợp với thực tế cuộc sống đang hàng ngày, hàng giờ vận động và biến đổi. Một số học giả phương Tây khi đối diện với thực tế là toàn bộ kinh nghiệm sống của chúng ta đang ngày một thay đổi, đã đi đến nhận định bi quan rằng, những phương pháp cũ chỉ đúng trong quá khứ và đã trở nên lỗithời trong thời đại của chúng ta. Nói cách khác, với họ, hệ thống siêu hình học đã khép lại và bị thay thế bởi sự thay đổi của thế giới. Họ đi vào nghiên cứu tôn giáo cũng vì lý do đó và cũng vì tín ngưỡng và lý tính là hai lĩnh vực luôn hoà quyện vào nhau. Lý tính khi xem xét nguyên nhân cuối cùng của mọi sự vật, hiện tượng dường như đã bước sang lĩnh vực của tín ngưỡng, kể cả khi tín ngưỡng, tôn giáo rút ra khỏi vũ đài lịch sử, nó vẫn không tách rời lý tính, bởi nói như Ph.Ăngghen, sự hiểu biết của chúng ta về những sự vật tự nhiên hãy còn khá vụn vặt, đến nỗi ở đằng sau mỗi sự vật ấy người ta còn có thể cho rằng còn có một "vật tự nó" bí ẩn đặc biệt nữa".

Một số học giả phương Tây hiện nay không thoả mãn với những quan niệm cũ về tôn giáo, đối với họ, không có một định nghĩa nào trước đây diễn tả được một cách đầy đủ tính chất và hiện tượng tôn giáo. Trước tiên, họ chú ý đến những định nghĩa của Đuykhem vì coi ông là người thành công nhất trong lĩnh vực nghiên cứu này. Trong tác phẩm Định nghĩa về hiện tượng tôngiáo và về tôn giáocủa mình, Đuykhem cho rằng, tôn giáo là một loại tư biện về tất cả những gì thoát ra khỏi khoa học và nói một cách chung nhất là tất cả những gì thoát ra khỏi tư duy rõ ràng. Đối với họ, định nghĩa này quá chungchung, nó chỉ ra đặc trưng khác biệt giữa lý tính và tín ngưỡng, tôn giáo và khoa học, nhưng lại loại bỏ đi nhiều đặc điểm riêng quan trọng trong tôn giáo của xã hội văn minh. Đuykhem còn đưa ra một định nghĩa khác: Tôn giáo là một hệ thống liên đới những tín ngưỡng và những nghi lễ tôn giáo có liên quan đến những vật thiêng, các tín ngưỡng và những nghi lễ tôn giáo thống nhất trong cùng một cộng đồng tinh thần gọi là Giáo hội". Định nghĩa này bị họ coi là quá hẹp cho mọi dạng tín ngưỡng, tôn giáo. Mặc dù, nhà tôn giáo học người Pháp này đã có cả một công trình nghiên cứu về Những hình thứccơ bảncủa tôn giáo,với ước muốn chỉ ra những khác biệt của nhiều dạng tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau để từ đó, rút ra một định nghĩa chung nhất, đầy đủ nhất về tôn giáo. Nhưng trong công trình đó, Đuykhem mới chỉ miêu tả những thánh thần của các tôn giáo trong những bộ lạc người Australia và nhiều dạng tín ngưỡng tôn giáo hoặc tín điều tôn giáo của một nhóm người hay một cộng đồng người nào đấy, chứ chưa đưa ra được một định nghĩa rõ ràng nào về tôn giáo cả. Những gì mà Đuykhem coi là định nghĩa về tôn giáo chỉ có thể là cơ sở cho việc nghiên cứu tâm lý học tôn giáo, vì ông mới chỉ chú trọng đến đặc tính tâm lý của tôn giáo trong sự nghiên cứu của mình.

Tôn giáo là một hiện tượng trong đời sống con người và chúng ta sử dụng thuật ngữ tôn giáo để ám chỉ những hiện tượng siêu nhiên, mơ hồ hay không xác định. Tuy nhiên, để rút ra được một định nghĩa về tôn giáo thì thật không dễ dàng. Xem xét các định nghĩa của Đuykhem về tôn giáo chúng ta thấy ông đã cố gắng chỉ ra những đặc trưng cơ bản của tôn giáo và những định nghĩa đó cũng đã đạt đến trình độ cao của sự khái quát hoá. Nhưng, một số học giả phương Tây lại có cách nhìn khác, họ không coi tôn giáo là một hình thái của ý thức xã hội, không coi nó là một loại tư biện về tất cả những gì thoát ra khỏi học và tư duy rõ ràng. Với họ, tôn giáo không phải là một giáo điều hay một giả định, nó cũng không phải là cái siêu tự nhiên hay thế giới bí ẩn, mà làhiện thực,là cuộc sống.

Với quan niệm như vậy, họ cho rằng, tôn giáo nguyên thuỷ không liên quan đến thần học và đã là tôn giáo thì không cần phải phân tích, mổ xẻ, nghi ngờ hay chất vấn gì cả, mà chỉ có niềm tin. Với họ, tôn giáo là bất khả tư duy, vô ngôn, vô niệm, người theo tôn giáo không nhất thiết phải là người hữu thần, nghĩa là không nhất thiết phải là người tin vào một thần linh nào đó, mà chỉ cần là người có một ý hướng tâm linh, đi tìm một ý nghĩa, một giá trị cho cuộc sống, là người muốn đi xa hơn hiện tại, muốn đi tìm chiều sâu của sự hiện hữu, và nói như Phật giáo là Phật tại tâm, còn theo Thiên chúa giáo, con người không cần phải lên núi thánh, lên đền thờ để thờ phụng thiên chúa, mà trái lại, phải thờ phụng người trong thần khí và sự thật. Nói tóm lại, theo họ, tôn giáo chỉ gắnvới thần học khi buộc phải cắt nghĩa đức tin và tín điều của nó, cũng như để cạnh tranh với các đức tin khác.

Đối với các học giả phương Tây này, tôn giáo khác với thần học và lại càng không phải là thần học, nó khác với thần học, khoa học và triết học ở chỗ, vấn đề cơ bản và hiện thực mà tôn giáo luận bàn không phải là nguyên nhân ban đầu hay cái tận cùng của thế giới, tôn giáo quan tâm đến các vấn đề của thếgiới, vấn đề tận cùng của vũ trụ không phải dựa trên kinh nghiệm sống, kinh nghiệm thực tiễn hay bằng sự tính toáncủa con người, mà từ một trạng thái xúccảm của sự mong đợi. Một người suốt cuộc đời đi đến nhà thờ chỉ để nhắc đi nhắc lại những lời cầu nguyện thiêng liêng và tin tưởng vào điều đó mà không cần một sự cắt nghĩa nào cả, thì đối với anh ta. Chúa có thể không tồn tại thực và vũ trụ này là cái gì cũng là điều anh ta không cần biết. Trong năng lực cảm nhận của anh ta, thế giới hiện thực này lạicũng giống như giá của quả trứng ngày hôm nay là bao nhiêu, anh ta cầu Chúa và cảm thấy mình như có sức mạnh, hoặc có cảm giác dễ chịu khi phải chịu đựng những khó khăn của cuộc sống, thấy như có thể dễ dàng chiến thắng chúng và khi đó, anh ta thấy như được nâng lên trên những nỗi thống khổ của con người, hay là được nâng lên trên thân phận của con người đó là tôn giáo. Tôn giáo là cuộc sống, là hiện thực vì nó làm sốngcon người theo nghĩa đó. Vấn đề trung tâm của tôn giáo không phải là niềm tin vào đức Chúa trời, mà là sự quan tâm đến vấn đề là làmthế nào để con người tự biến đổi được bản thân mình, vượt lên trên những điều tầm thường và những lo toan thường nhật. Làm được điều đó cũng có nghĩa là con người đã nắm bắt được một cách trọn vẹn, đầy đủ về vũ trụ. Rằng, tôn giáo là cái rất hiện thực, rất cụ thể và gầngũi, đơn sơ chứ không phải là những triết lý, giáo lý trừu tượngvà siêu hình. Do vậy, chúng ta không thể dung hệ thống tư duy tư biện, tiêu chu để kiểm nghiệm, kiểm tra nó, mà chỉ có thể lấy sự chiêm nghiệm về chức năng của nó bằng những công việc thục tế mà nó đã đem lại cho con người thay cho việc mổ xẻ, phân tích giá trị học thuyết của nó.

Các học giả phương Tây này còn cho rằng, từ trước đến nay, chúng ta thường quen với quan niệm coi tôn giáo một khi đã là tôn giáo thì đều nói đến thiên đường, đến thế giới sau khi chết, nhưng thục ra, giáo điều trung tâm của tôn giáo là thế giới sống này chứ không phải là thế giới sau khi chết. Và, ngay cả các tín điều tôn giáo nhìn bề ngoài có vẻ như là bí ẩn, kỳ lạ, song thật ra, ở nó vẫn có tính chân lý.Theo họ, những điều mà kinh thánh đã nói là sự phản ánh những phát minh khoa học của chính thời đại đó. Ví dụ, Kinh thánh mô tả chiếc tàu của Moses thì đó là sự phản ánh của ý nguyện muốn đưa toàn bộ con người và sinh vật vào đó khi chúng gặp nạn hồng thuỷ. Và, trong những cuốn sách của Moses cũng đã đề cập đến nguyên tử, dẫn các hiện tượng thiên văn học, như sự xuất hiện của cầu vồng sau cơn mưa, việc dùng chim để nhận biết khi nào nạn hồng thuỷ kết thúc... Như vậy, theo họ, Kinh thánh là chiếc chìa khoá để con người bước vào thế giới tự nhiên, hoặc một khi chúng ta "đọc" giới tự nhiên bằng các cuốn sách của Kinh thánh thì chúng ta cũng có thể giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên.

Ngoài ra, để bảo vệ cho quan điểm của mình về tính chân lý của tôn giáo, cáchọc giả phương Tây còn chứng minh rằng, quyền uy của khoa học là ở tính chân thực và khách quan, nhưng tính chân thực và khách quan đó vẫn không đủ để tin cậy, vì nó cũng chỉ gần đúng mà thôi, và do vậy, trong khoa học vẫn có dấu ấn của niềm tin và ở chỗ này, về bản chất, nó không khác gì với niềm tin tôn giáo.

Điều chúng tôi muốn lưu ý ở đây là, những lý lẽ mà các học giả phương Tây dùng để biện minh cho tôn giáo không nhằm mục đích đề cao tôn giáo, mà chỉ muốn đưa ra những quan điểm mới về vấn đề này. Họ chứng minh cho tính hiện thực, tính chân lý của tôn giáo như chúng tôi đã trình bày ở trên là để coi tôn giáo như một yếu tố của cuộc sống, là cái thuộc cơ sở hạ tầng,chứ không phải kiến trúc thượng tầng.Với họ, tôn giáo là thực hành, nó liên quan đến hành vi, đức hạnh, lối sống của con người. Chức năng đích thực của tôn giáo không phải là làmcho con người tư duy, làm giàu kiến thức của nhân loại, mà là làm cho con người hành động, giúp chúng ta sống và điều đó chỉ có những người sống với cuộc sống tôn giáo mới có thể cảm nhận được, mặc dù những cảm giác đó không phải là những trực cảm ưu việt,chúng chỉ là những kinh nghiệm đặc trưng,nhưng giá trị của kinh nghiệm này không thấp hơn giá trị của những kinh nghiệm khoa học. Theo họ, chúng ta cần phải quan niệm rằng, tôn giáo không chỉ theo đuổi những vấn đề mang tính bên ngoài về cội nguồn, nguồn gốc con người, mà cả sự phát triển nội tâm bên trong của họ. Có thể coi tôn giáo như là một phần cớ bản trong bản chất người, như là một phần sinh học và cấu trúc của con người. Nói cách khác, tôn giáo là một phần bản thể vật chất của con người.

Khi nghiên cứu tôn giáo, các học giả phương Tây thường có tham vọng đưa ra những định nghĩa mới về nó, hoặc ít nhất cũng thêm bớt nội hàm cho khái niệm này với mong muốn giải thích được những diễn biến phức tạp của hiện tượng tôn giáo trong xã hội ngày nay. Trong tác phẩm The Religious consciousness, a psychological stuđy(Nhận thức tôn giáo sự nghiên cứu tâm lý học về tôn giáo), Gi.B.Prátơ đã chỉ ra hơn 50 định nghĩa khác nhau về tôn giáo và chưa thực sự thoả mãn với những định nghĩa đó, ông còn đưa ra thêm một vài định nghĩa khác về tôn giáo.

Chúng tôi cho rằng, nhìn chung, những quan điểm, định nghĩa khác nhau có thể đưa lạicho chúng ta những nhận thức về tôn giáo dưới một khía cạnh, một góc độ nhất định nào đó. Nhưng, nếu mỗi lúc, mỗi hoàn cảnh, điều kiện khác nhau, chúng ta lại dùng một khái niệm khác để nói về một sự việc, một hiện tượng chung thì sẽ đến lúc, chúng ta không còn nhận ra hiện tượng đó nữa. Chính vì vậy, dù vấn đề tôn giáo có diễn biến phức tạp hay thay đổi khó lường trong thời đại ngày nay thì tôn giáo cũng không nằm ngoài ý nghĩa là khái niệm dùng để chỉ sự liên kết giữa con người và thần linh, nó phải có những giáo lý, nghi lễ thờ tự để diễn tả sự hiện hữu và tình cảm của con người, cũng như thần linh của họ.

Sự giải thích hay khẳng định trên đây của chúng tôi có thể lại sa vào cái vòng luẩn quẩn là đưa ra thêm một định nghĩa về tôn giáo, nhưng đó có thể coi là lời kết cho những nhận định mang tính phi truyền thống về tôn giáo mà các học giả phương Tây hiện nay đã đưa ra.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tôn giáo và tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ

    03/07/2015Ngô Tự Lập (2006)Cựu tổng thống Mỹ, người nhận giải Nobel hòa bình 2002, Jimmy Carter, trong cuốn sách mới nhan đề "Our Endangered Values" (Những giá trị đang bị đe doạ của chúng ta) đã phê phán mạnh mẽ sự cố chấp tôn giáo của chính quyền Bush...
  • Thử bàn về biểu hiện của tôn giáo

    24/10/2014Đặng Nghiêm VạnLà sản phẩm của xã hội, tôn giáo tồn tại và thay đổi với xã hội loài người. Con người có nhu cầu vật chất, cũng có nhu cầu tinh thần trong đó có nhu cầu tôn giáo. Đã có một thời, mỗi một thị tộc, bộ lạc, một dân tộc đều có tôn giáo riêng của mình. Về sau, qua sự giao lưu văn hoá trong từng khu vực hoặc trên khắp toàn cần, bằng phương pháp hoà bình hay vũ lực, nảy sinh hiện tượng có nhiều tôn giáo phổ cập trên toàn cầu hoặc trong từng khu vực trên nhiều quốc gia, ngược lại có hiện tượng một quốc gia có nhiều tôn giáo...
  • Tôn giáo - Nếp sống - Giáo dục - Y tế

    18/08/2006Nguyễn Đức ĐànTrong lịch sử nhân loại, tôn giáo đã từng đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của các dân tộc. Từ khi con người trở thành một sinh vật tự nhận thức được về mình và về thế giới xung quanh thì nhiều câu hỏi đặt ra không trả lời được: con người từ đâu mà ra? Con người sẽ đi đến đâu? Ai sinh ra vạn vật, muôn loài?... Bấy nhiêu câu hỏi đặt ra mà không giải đáp được đã dẫn con người đến các tín ngưỡng và từ các tín ngưỡng có tính chất dân gian đó, tổ tiên ta đã đi đến tôn giáo.
  • Về cái gọi là hai thế giới - một của tôn giáo và một của triết học mácxit

    12/07/2006Đỗ Lan HiềnHiện nay có những nhà thần học và tôn giáo học cho rằng “có thể tồn tại đồng thời hai chân lý, với hai phương pháp nhận thức. Một phương pháp của khoa học duy vật, một phương pháp nhận thức phi lý tính, nhận thức nhờ có lòng tin, cái chân lý mà tiêu chuẩn của nó không phải thông qua thực tiễn, mà là niềm tin do trực giác đưa lại với tất cả những yếu tố chủ quan của con người....
  • Tôn giáo và xã hội hiện đại

    01/06/2006Đỗ Hồng Ngọc"Kỹ nghệ hóa, đô thị hóa, lý tính hóa đã phá vỡ hệ thống lòng tin cũ. Con người hiện đại ở Châu Âu trở nên lạnh lùng, khô cứng, đánh mất thế giới thần tiên mà nhân loại đã được nuôi dưỡng qua bao nhiêu thời đại. Thế nhưng không phải vậy, lòng tin có chuyển biến, đổi thay. Tính tôn giáo thì vận sống động dù ở trong một xã bội cực hiện đại có khi còn là một sự quá đà như ta thấy trong văn chương, nghệ thuật, trong đời sống hằng ngày hiện nay ở Âu Mỹ với nào phép thuật, phù thủy, bùa chú, hồn ma, chiêm tinh, bói toán, sao quá, bình nhân...
  • Triết học Tôn giáo

    12/12/2005TS. Trần Nguyên ViệtBộ môn triết học tôn giáo đã có bề dày lịch sử hai thế kỷ. Trong kho tàng tư liệu triết học thế giới, cho đến nay, đã có rất nhiều công trình thuộc tôn giáo học được công bố và bổ sung; song ở nước ta, có lẽ cuốn Triết học giáo của tác giả Mel Thomson, do TS. Đỗ Minh Hợp từ bản tiếng Nga, là công trình đầu tiên về môn triết này...
  • Cái thiêng tôn giáo

    29/11/2005Hồ LiênÝ tưởng về sự thiêng liêng đã xuất hiện khá sớm trong bước chuyển từ con người động vật thành con người xã hội. Ý tưởng ấy là sản phẩm của đời sống xã hội, khi nhu cầu gắn kết các thành viên của cộng đồng đòi hỏi một đức tín về nguồn gốc thánh thần và ý nghĩa cao quý của cuộc sống con người.
  • Tôn giáo có ý nghĩa gì?

    15/07/2005F. Engels trong tác phẩm Chống During đã chỉ ra bản chất của Tôn giáo: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”.
  • Khoa học và tôn giáo phụ thuộc lẫn nhau

    15/07/2005Đây là bản lược dịch bài Science & Religion are interdependent của nhà bác học Albert Einstein. Nó cũng đồng thời phản ánh rõ nhất quan điểm của nhà bác học về vấn đề Tôn giáo...
  • xem toàn bộ