Văn minh giao tiếp thời hội nhập

09:26 SA @ Thứ Năm - 04 Tháng Tám, 2005

Chuyện thứ nhất. Trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ gần đây của một đoàn doanh nghiệp Việt Nam, trên đường về, tại một sân bay ở Nhật, một doanh nhân của ta bước vào duty–free shop (cửa hàng miễn thuế). Anh này thản nhiên cầm một cái ví da hiệu Cartier, không cần xem giá, mang ra quầy tính tiền. Và kết cục là anh phải trả lại cái ví hơn 700 USD đó vì giá cao hơn anh tưởng nhiều...

Chuyện thứ hai. Trong một chuyến đi làm việc tại Thái Lan, một nữ doanh nhân có kinh nghiệm của Việt Nam đã phạm một sai lầm đáng tiếc. Chị vào siêu thị, chọn một cái kính, như người ta thì phải cầm ở tay cộng khai trước khi ra bàn thanh toán, đằng nàychị lại "tiện tay" cho vào túi xắc và "quên" không trả tiền. Ra đến cửa mới nhớ thì sợ quá, chị không biết xử trí thế nào đành... vứt vào sọt rác. (Điều này thể hiện rằng chị không có ý ăn trộm). Theo hệ thống camera giám sát, bảo vệ siêu thị đã tìm ra chị và sau lời phân trần đã chấp nhận “hộ tống” cho chị ra thanh toán tiền. Chuyện có lẽ đã xong nếu anh em trong đoàn không nhìn thấy và nóng vội, chưa hiểu đầu đuôi thế nào đã lớn tiếng với người bảo vệ khiến anh này tức quá gọi cảnh sát tới. Kết quả là chị phải ở lại mấy tháng chờ xét xử xong, về nước cũng "thân bại danh liệt".

Hai câu chuyện với hai thời gian, hai điạ điểm và hai chủ thể hoàn toàn khác nhưng lại có nhiều nét tương đồng. Bà Tôn Nữ Thị Ninh, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội từng có nhiều chuyến công du đến các nước đã dành cho Tạp chí Truyền hình một cuộc nói chuyện thú vị về một điều "nhỏ mà không nhỏ": ứng xử văn minh trong môitrướng quốc tế. Đi công cán nước ngoài sao cho văn minh - đó là vấn đề cần được quan tâm trong thời buổi hội nhập như hiện nay. Câu chuyện dưới quan sát sắc sảo của một người làm công tác đối ngoại có lẽ sẽ làm nhiều người phải suy nghĩ.

1. "Văn minh" như tôi hiểu là nó mang một nghĩa rộng, bao gồm cả những việc rất “tiểu tiết” nhưng lại mang ảnh hưởng nhất định trong môi trường quốc tế như chuyện ăn mặc cư xử…so sanh một chút với cái “thời xa vắng” trước đây, thời chưa hội nhập, vừa nghèo, vừa thiếu ngoại ngữ, hiểu biết về thế giới rất hạn chế, đoàn công du của ta có phần "lép vế" hơn về khía cạnh này, ăn mặc thì đơn điệu, chỉ một màu sẫm thôi. Nay tình hình đã cải thiện hơn nhiều. Nhưng văn minh không có nghĩa là phải mặc đồ đắt tiền, "đồ hiệu", mà là phải hoà nhập được với quốc tế để mình không lỗi thời, lạc hậu, nhưng lại vẫn giữ được bản sắc riêng của văn hoá Việt Nam. Nói cách khác, khi ra nước ngoài, mình có thể văn minh như Singapore, như Nhật, nhưng người ta vẫn nhận ra mình là Việt Nam.

Tôi là người làm về đối ngoại, cũng đã có cơ hội gặp và quan sát khá nhiều nhà ngoại giao của Châu Phi, những nước thuộc diện nghèo nhất thế giới, nhưng phục trang trên người họ, tôi biết, toàn những đồ từ vài trăm, vài ngàn USD trở lên cả. Theo tôi, như vậy lại chưa hẳn là văn minh.

2. Không nên làm cho bạn bè quốc tế nhìn vào và nghĩ "eo ôi, sang ghê nhỉ", với dụng ý không phải là khen. Người ta sẽ nghĩ, "trời, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là 600 USD, những con người này ai cũng biết lương cỡ bao nhiêu mà ăn mặc lại cỡ như là Singapore trở lên", hoặc nghĩ đến cụm từ "học làm sang", cái đó không hay. Làm sao để họ thấy mình lịch sự, trang trọng mà không phải đến từ một nước giầu. Tội chưa mua "đồ hiệu" bao giờ. Vì nó đắt một cách phi lý so với thu nhập của gia đình. Nếu có đều là của bạn bè tặng. Trong những chuyến công tác, nếu có ghé vào các duty-tree shop, "sang" nhất thì cũng chỉ mua một thỏi son, hộp phấn là cùng.

Tôi chưa bao giờ mua gì quá 30 USD về đồ mỹ phẩm. Mọi thứ đều rất đắt. Mình chỉ xem để biết cái "gu", trào lưu thời trang của thế giới thế nào về tham khảo. Vậy mà hôm đó tôi nhìn thấy anh doanh nhân ấy thản nhiên cầm cái ví Cartier lên, ngạc nhiên nữa là anh ta không thèm nhìn giá. Lúc thanh toán mới "ê" như vậy. Thì đúng rồi, đồ Carfier không có gì dưới 500 USD! Thực ra thì cũng có doanh nhân mua thật, mua luôn, không phải phân vân gì. Nhưng qua tình huống này thì có lẽ đã có một sự ngộ nhận ở đây. ý tôi muốn nói là ngày nay, cán bộ của ta đi nước ngoài thì rủng rỉnh hơn trước nhưng trên thực tế nhiều người vẫn chưa am hiểu về cái gọi là "thế giới xa xỉ" của quốc tế, nói cách khác, vẫn còn hạn chế về văn hoá hội nhập. Đó là cả một túi tiền khác, một văn hoá khác.

3. Lúc xưa, khi một đoàn ngoại giao lần đầu tiên đi nước ngoài tới hỏi kinh nghiệm, Bác Hồ đã cười và nói: "Các chú cử thận trọng quan sát. Ông "tây" bên cạnh ăn kiểu gì thì mình bắt chước mà làm, cứ như thế cái đã". Vậy đó, hội nhập là cả một quá trình khám phá và thích nghi, chứ không phải là tự nhiên mình giàu lên so với bản thân mình lúc trước là ra thế giới bên ngoài đã khẳng định được mình ngay, là họ sẽ bình đẳng. Thực ra không bình đẳng đâu, họ sẽ bị "vấp" ngay phải những nguyên tắc văn hoá, văn minh tối thiểu. Một thực tế đã được chứng minh: sự phát triển về kinh tế, giầu lên về vật chất chưa hẳn đã song hành với sự giầu về văn hoá.

Cái này thì văn học đông tây kim cổ đã nói hết rồi. Văn hoá thấm từng giọt, còn tiền thì có thể đến một cách ào ạt chẳng hạn như ngày mai anh trúng số độc đắc bỗng nhiên trở thành người giàu có. Đánh giá một con người văn minh, văn hoá, người ta không nhìn theo kiểu cứ là quan chức thì phải bút Monblank, ví Cartier, giày Christian Dior... Cái đó không quan trọng vì họ cũng rất biết về Việt Nam và không phải là mong đợi sự sang trọng đập vào mắt họ mà là người này tầm nhận thức thế nào, hiểu bên ngoài ra sao và mục đích anh đi ra thế giới để làm gì? Vậy nên "văn minh" ở đây là nắm bắt xu thế của thế giới đồng thời khẳng định được đặc thù của bản thân. Kinh tế càng khá thì văn minh hội nhập càng phải nâng lên. Khác, nhưng không kệch cỡm. Mới, nhưng vẫn phù hợp.

4. "Văn minh", lất nhiên không chỉ là chuyện ăn mặc, nói năng mà còn là cử chỉ, tác phong, đôi khi là cả những "thủ thuật" ứng xử nhằm đạt tới được mục đích của hai bên một cách "dễ chịu" nhất. Ví dụ như khi tôi gặp bà Loretta Sanchez - một đại biểu quốc hội Mỹ có tư tưởng "công kích Việt Nam", người đã không được cấp visa vào Việt Nam năm ngoái. Câu chuyện đã tỏ ra khá thú vị khi cả hai bên đều gây ấn tượng được với nhau. Quan trọng nhất có lẽ là phải đủ bản lĩnh để duy trì một "thế cân bằng" trong cuộc gặp gỡ này. Ví dụ như khi bà ấy luôn tỏ ra là "tôi còn có các cử tri" thì tôi cũng nói cho bà ấy hiểu rằng "chúng tôi cũng có cử tri". Hay trong cuộc gặp với Hạ nghị sĩ Ed Royce theo trường phái "chống Cộng" thì ngay từ lúc tôi bước vào, ông ấy đã nhìn mình chăm chăm và sau màn chào hỏi lạnh lùng ông ta vẫn ngồi nguyên sau bàn làm việc của mình - một vị trí tỏ rõ sự trịch thượng. ông này đã để sẵn một cái ghế đối diện ngay trước bàn làm việc - vị trí mà các cử tri của ông thường ngồi để đề đạt các vấn đề của họ. Tôi cố tình không ngồi vào cái ghế đó mà kéo một cái ghế khác ngồi chéo với bàn làm việc của ông để câu chuyện có thể bắt đầu ở thế cân bằng, thoải mái hơn.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vẻ đẹp trí tuệ

    24/07/2006Martha LackritzTrong bộ trang phục sẫm màu lịch lãm với một chiếc khăn choàng duyên dáng trên vai, bà Tôn Nữ Thị Ninh hòan toàn mang phong cách một nhà nữ ngoại giao quốc tế, với trình độ học vấn và sự hiểu biết sâu sắc cùng một tính cách rất tự nhiên và cởi mở...
  • “Chỉ gìn giữ văn hóa không đủ, còn phải phát triển văn hóa”

    24/03/2006Thạch LựuNgười phụ nữ giữ trọng trách Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc Hội gọi công việc của mình là làm PR cho nước Việt Nam. Trong suốt quá trình đi giới thiệu Việt Nam, văn hóa là lĩnh vực mà bà Ninh chú trọng và có ý thức gạn đục khơi trong những đóng góp của người ngoài để làm quà cho những người làm văn hóa trong nước. Đôi khi món quà ấy không phải lúc nào cũng ngọt ngào…