Việt Nam hội nhập quốc tế

10:36 SA @ Thứ Năm - 19 Tháng Tư, 2007

Trả lời phỏng vấn của các phóng viên Hãng Strategic Media (SM) do bà Toni De Chang và ông Nikitas Papadopoulos thực hiện tại Hà Nội ngày 15/6/2005 cho chuyên đề “ Vietnam Going Global" của tạp chí Foreign Affairs (Hoa Kỳ)


Strategic Media (SM): Trước hết chúng tôi xin cảm ơn ông cùng với các cộng sự của ông đã dành thời gian tiếp chúng tôi ngày hôm nay. Chúng tôi xin giới thiệu một chút về chúng tôi. Như các ông đã biết, tạp chí Foreign Affairs mới đây được bầu chọn là tạp chí có ảnh hưởng nhất ở Hoa Kỳ. Một trong những lý do tại sao nó được bầu chọn như vậy là căn cứ vào những độc giả và những người viết bài cho tạp chí này. Giới chính khách chiếm khoảng 35% độc giả, 65% độc giả còn lại là các nhà kinh doanh. Ví dụ, số tháng 5 - 6 của năm nay có một bài của tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Kofi An nan nói về việc tái cấu trúc, cải cách Liên Hợp Quốc và một số bài khác của một số người như Dick Cheney, Colin Powell, Donald Rumsfeld, Condoleezza Rice... Trong danh sách các công ty hội viên của chúng tôi cũng có rất nhiều tên tuổi nổi tiếng.

Nguyễn Trần Bạt (NTB): Tôi luôn xem các bạn, những người làm báo chí, nhất là những người làm báo chí Hoa Kỳ là rất quan trọng. Vì thế cho nên tôi tiếp các bạn cùng với sự có mặt của tất cả những người cộng sự với tôi.

SM: Càng ngày các công ty ở Hoa Kỳ càng quan tâm nhiều hơn trên thị trường Việt Nam. Đó chính là lý do vì sao chúng tôi có mặt ở đây ngày hôm nay. Việt Nam sắp trở thành thành viên của WTO, thủ tướng Việt Nam sắp sang Hoa Kỳ. Chúng tôi coi Việt Nam như một đối tượng có thể thay cho vấn đề Trung Quốc, chính vì thê mà chúng tôi đến Việt Nam. Ở một số tạp chí gần đây nhất, trước bài của ông Kofi Annan, chúng tôi có viết một bài phụ trương về Mông Cổ khoảng 14 trang. Bài viết đó đề cập tới vấn đề là làm thế nào Mông Cổ có thể trở thành đối tác của Hoa Kỳ khi phía Bắc nó là Nga và phía Nam là Trung Quốc. Chúng tôi muốn cung cấp cho độc giả một cái nhìn ông thể về những gì đang diễn ra ở Mông Cổ và những cơ hội ở đó.

Tiếp theo chúng tôi muốn viết về Việt Nam. Việt Nam đang đàm phán để gia nhập vào WTO. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã được ký kết nhưng lượng đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam không tăng. Chúng tôi muốn tìm hiểu xem vì sao nó đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam vẫn chưa tăng nhiều và khi Việt Nam trở thành nước thành viên của WTO thì những cơ hội gì có thể thúc đẩy được dịch vụ cũng như kinh tế Việt Nam. Chúng tôi cũng muốn xem xét cả yếu tố Trung Quốc. Việt Nam được lợi vì khi Trung Quốc phát triển và rất nhiều vến đề khác nữa.

NTB: Tôi hiểu rằng các bạn đến đây là để tìm hiểu Việt Nam, không phải tìm hiểu Việt Nam cho mục tiêu du lịch, hay nục tiêu cá nhân mà tìm hiểu Việt Nam cho mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, tìm hiểu Việt Nam để làm cho Việt Nam có thể hội nhập với thế giới. Các bạn có nói đến vấn đề là tại sao các nhà đầu tư Hoa Kỳ vẫn chưa đến Việt Nam được Đó là một câu hỏi cần có lời giải đáp, nhưng đáng lẽ các bạn phải hỏi chúng tôi là làm thế nào để cho các bạn đến với chúng tôi. Tuy nhiên, tôi nghĩ là các bạn hãy cứ thoải mái đặt ra cho tôi bất kỳ câu hỏi nào.

SM: Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi liên quan đến vấn đề quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Năm 2001, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã được ký kết và từ đó đến nay thương mại giữa hai nước tăng 4 lần, nhưng đầu tư thì vẫn không tăng được như tiềm năng của hai nước vốn có. Xin ông cho biết nguyên nhân?

NTB: Việt Nam chúng tôi chưa có một nền kinh tế có thể tiếp nhận được đầu tư tích cực từ Hoa Kỳ. Thứ nhất là sức mua của thị trường Việt Nam rất thấp. Thứ hai là các cấu trúc của hệ thống phân phối, hệ thống thương mại của Việt Nam không đủ chuyên nghiệp để có thể đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Các thể chế kinh tế, thể chế ngân hàng, thể chế tài chính của chúng tôi cũng trong tình trạng ấy, nghĩa là chưa đủ để thỏa mãn các tiêu chuẩn chuyên nghiệp để đầu tư có hiệu quả. Chúng tôi chưa có những công cuộc cải cách chính trị thỏa đáng, đáp ứng mong đợi của các doanh nhân Hoa Kỳ để họ có thể tin cậy vào môi trường đầu tư. Điều đó thể hiện qua việc chúng tôi cực kỳ vất vả trong việc gia nhập WTO và cũng cực kỳ vất vả trong việc đàm phán để ký kết hiệp định thương mại giữa hai nước. Người Việt Nam chúng tôi còn phải cố gắng rất nhiều nhưng không phải là cố gắng để thỏa mãn các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ mà cái chính là thỏa mãn các tiêu chuẩn để hợp tác với Hoa Kỳ. Đó là việc cần phải được hỗ trợ. Chúng tôi vẫn nói với các quan chức của sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam trong nhiều năm về sự hỗ trợ chính trị. Hỗ trợ chính trị ở đây có nghĩa là phía Hoa Kỳ phải hiểu các khó khăn của Việt Nam trong việc tổ chức các công cuộc cải cách. Hỗ trợ chính trị có nghĩa là các bạn với tư cách là các nhà báo phải hỗ trợ Việt Nam để tạo ra những hình ảnh tốt hơn trong con mắt của công chúng Hoa Kỳ, đặc biệt là các nhà kinh doanh. Các bạn biết là cuộc chiến tranh với người Mỹ là cuộc chiến tranh lớn nhất trong lịch sử Việt Nam và nó để lại những chấn thương đời sống tinh thần lớn nhất trong lịch sử của đất nước chúng tôi. Sự hòa giải hay sự hợp tác bình thường trở lại với Hoa Kỳ là một trong những điều quan trọng nhất mà người Việt Nam cần đạt được Việc tăng cường sự hợp tác với Hoa Kỳ là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất của trí tuệ chính trị.

SM: Ông đánh giá như thế nào về sự hợp tác giữa hai nước từ sau sự kiện năm 1994 khi mà chính phủ Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam ?

NTB: Chúng tôi rất cám ơn năm 1994. Trước đó, trong một buổi tiếp xúc với cựu Tổng thống Bush (cha), tôi có hỏi ông ta rằng: "ông cảm thấy thế nào về việc ông đã vượt một khoảng cách chính trị và không gian lớn để đến Việt Nam?" Phải nói rằng từ năm 1994 đến nay, tốc độ của sự hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã tăng lên rất nhanh. Nhưng nó vẫn không đủ để cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ đến Việt Nam. Các thể chế quan trọng của Hoa Kỳ ở Việt Nam như là Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hoa Kỳ (US EXIMBANK), Cơ quan Đầu tư Tư nhân Hải ngoại (OPIC)... mới xuất hiện một vài năm gần đây. Nếu những thể chế như vậy mới xuất hiện thì chưa thể có các nhà đầu tư đến ngay được. Nhưng bây giờ người Việt Nam bắt đầu thấy rõ vai trò cực kỳ quan trọng của Hoa Kỳ trong tiến trình phát triển. Chúng tôi rất hồi hộp về chuyến đi của thủ tướng Phan Văn Khai. Trước mắt, chúng tôi tìm kiếm sự ủng hộ của các bạn để gia nhập WTO. Xa hơn, chúng tôi muốn Việt Nam trở thành một quốc gia có những quan hệ mang chất lượng đồng minh với Hoa Kỳ. Đồng minh ở đây không giống như cái nghĩa mà người ta vẫn hiểu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Đồng minh ở đây có nghĩa là sát cánh để giải quyết một loạt các vấn đề nổi cộm của thế giới sẽ xảy ra trong thế kỷ mà chúng ta đang sống.

SM: ở Hoa Kỳ, giới kinh doanh thường gây tác động tới chính phủ và chính phủ thường làm theo sự chỉ đạo của giới kinh doanh, còn ở Việt Nam thì chính phủ hướng dẫn kinh doanh. Theo ông làm thế nào có thể hòa hợp hai quốc gia với sự khác biệt như vậy?

NTB: Đấy là câu hỏi mà tất cả các nhà chính trị các nước thường đặt ra cho Việt Nam. ở Việt Nam, khu vực kinh tế thuộc sở hữu nhà nước vẫn nắm gần 80% tài sản quốc gia. Ở Việt Nam, nhà nước đóng vai trò khác hẳn nhà nước Hoa Kỳ đối với xã hội. Cho nên, chúng tôi nghĩ rằng kinh doanh đi trước trong trường hợp Việt Nam sẽ rất khó thành công mà cần phải đi song song với sự phát triển các quan hệ chính trị. Nếu chính phủ chúng tôi nhận được những thông điệp thân thiện từ chính phủ Hoa Kỳ thì chính phủ chúng tôi sẽ hướng dẫn xã hội hợp tác một cách ngoạn mục hơn với xã hội Hoa Kỳ.

Tất cả các hợp đồng kinh tế quan trọng mà phía Hoa Kỳ có thể ký với Việt Nam đều phải ký với các công ty của chính phủ. Tổng công ty Than Việt Nam ký hợp đồng để mua các thiết bị khai thác than của Caterpillar. Một số lượng lớn máy bay bay trên bầu trời Việt Nam thuộc sở hữu của Tổng công ty Hàng không Việt Nam được mua từ Boeing. Hay nói cách khác, hầu hết các sản phẩm quan trọng nhất của nền công nghiệp Hoa Kỳ đều được mua bởi quyết định của chính phủ của chúng tôi. Và nếu như chính phủ Việt Nam không nhận được những thông điệp thân thiện một cách rõ rệt và ổn định từ phía Hoa Kỳ thì chính phủ chúng tôi buộc phải có những cách thức để cân bằng với các nước khác. Chúng tôi trông đợi những tín hiệu, những sự hỗ trợ hay sự hợp tác chính trị rõ hơn để cho các nhà chính trị của chúng tôi yên tâm hơn trong việc lái con tàu Việt Nam đến gần sát Hoa Kỳ hơn một chút.

SM: Ông đã đưa ra một số vấn đề về cải cách chính trị, cải cách kinh tế rất quan trọng để có thể thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Theo ông hệ thống WTO sẽ đem lại cho các cuộc cải cách những gì và ngành tư vấn của ông sẽ thay đổi như thế nào sau khi Việt Nam gia nhập WTO?

NTB: Rất nhiều người hỏi chúng tôi về vấn đề Việt Nam gia nhập WTO và về lợi ích mà chúng tôi có được khi gia nhập WTO. Tôi có nói rằng người ta không thể đếm cá khi đứng ở trong bờ. Trở thành thành viên WTO, giống như đánh cá, thì phải ra biển. Đấy là việc bắt buộc, nhất là trong điều kiện hiện nay khi thế giới chỉ còn 5-7 nước chưa gia nhập WTO. Quan trọng hơn nữa, Việt Nam là một nền kinh tế, một xã hội đang chuyển đổi. Về kinh tế, Việt Nam đang tiệm cận tới nền kinh tế thị trường. Về chính trị, Việt Nam đang tiệm cận dần đến các quan điểm dân chủ. Trong giai đoạn chuyển đổi như vậy nếu nằm trong khuôn khổ của WTO thì Việt Nam không có con đường để quay trở lại trạng thái bảo thủ nữa. Đấy chính là lợi ích trước mắt và cao nhất của việc chúng tôi gia nhập WTO. Muốn phát triển thì chúng tôi phải có trí tuệ. Trí tuệ chỉ hình thành trong kinh nghiệm tương tác với thế giới hiện đại, do đó, tham gia vào WTO là chúng tôi tham gia vào một trường học vĩ đại về sự phát triển hiện đại. Chính phủ chúng tôi vô cùng dũng cảm khi quyết tâm gia nhập WTO. Họ đưa cả dân tộc này vào cái lớp học mà thực ra họ chưa được trang bị kỹ lưỡng. Đấy là con đường duy nhất chính phủ chúng tôi phải chọn.

Trong cái biển mênh mông của WTO như vậy, chúng tôi đã đến nhiều cảng và chúng tôi đang đến gần cảng quan trọng nhất. Thuyền trưởng của chúng tôi, tức là Thủ tướng của chúng tôi, sẽ lái con tàu cùng thủy thủ đoàn đến Hoa Kỳ trong một vài ngày nữa. Tôi rất mong báo chí của các bạn có những bài mô tả một cách tết đẹp về chuyến đi này. Tại sao tôi lại đề nghị như thế Chúng tôi có khoảng 1,5 triệu người Việt Nam ở Hoa Kỳ, họ chưa thể thích chính phủ Việt Nam hiện nay và cũng chưa thể thích thủ tướng của chúng tôi. Cho nên, chuyến đi của ông thủ tướng chúng tôi có thể chìm trong những lời kêu ca của những người Việt Nam ở nước ngoài. Nếu như những tờ báo quan trọng như Foreign Affairs mà có được những mô tả một cách đẹp đẽ về chuyến đi này của ông Khác thì đấy chính là sự động viên chính trị đối với chính phủ chúng tôi và như vậy sẽ làm cho Hoa Kỳ trở thành một bến cảng quan trọng trên đại dương mênh mông của WTO trong con mắt của người Việt.

SM: Chúng tôi rất ấn tượng về hình tượng đại dương mà ông nói đến. Quay lại vấn đề WTO, xin ông cho biết liệu điều gì sẽ xảy ra khi các ông " ra khơi đánh cá". Kế hoạch của Investconsult như thế nào khi Việt Nam ra khơi?

NTB: Trong tình huống Việt Nam gia nhập WTO và quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trở nên náo nhiệt hơn, chúng tôi có hai mục tiêu rất rõ ràng: Thứ nhất là tranh thủ mọi cơ hội để có tiền giống như một doanh nghiệp. Thứ hai, quan trọng hơn, chúng tôi muốn xúc tiến sự hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, làm cho nó mật thiết hơn thông qua các hoạt động môi giới về kinh tế. Tất cả những nước gọi là Con rồng châu á đều lớn lên từ bình sữa có được từ quan hệ với Hoa Kỳ. Do đó, Việt Nam muốn trở thành một con rồng hay con hổ có kích thước tương tự thì cũng buộc phải uống loại sữa ấy. Người Việt Nam phải thấy điều ấy một cách sống còn, một cách rõ ràng. Người Việt Nam chúng tôi vẫn còn một khuyết điểm cần chú ý, đó là giữa việc thỏa mãn cái miệng và thỏa mãn cái tai, chúng tôi ưu tiên thỏa mãn cái tai hơn, tức là chúng tôi thích nghe những lời ngọt ngào và mải nghe những lời ngọt ngào mà quên cả việc uống cái bình sữa cần cho sự khôn lớn. Chính vì thế, chúng tôi phải học cái cách thực dụng của người Trung Quốc, chúng tôi phải học cái cách khôn ngoan của người Nhật Bản, chúng tôi phải học cái nhanh nhẹn của người Hàn Quốc để chúng tôi uống bằng được cái bình sữa đã giúp những nước tôi vừa kể thành những con rồng.

Đối với Investconsult, chúng tôi chỉ cần có công việc. Khi các nhà đầu tư đến, tất yếu họ sẽ đến với chúng tôi. Mọi việc đã diễn ra như thế trong nhiều năm. Từ năm 1997, Việt Nam, cùng với khủng hoảng tài chính châu Á đôi chút đã làm thất vọng các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Việc gia nhập WTO và cùng với sự thân thiện một cách rõ ràng hơn với Hoa Kỳ khuyến khích các nhà với đầu tư tốt nhưng chúng tôi rất khó có thể xây dựng các hệ thống phân phối, các hệ thống bán lẻ một cách tiêu chuẩn. Đó là một trong những nhược điểm có chất lượng văn hóa của nền kinh tế Việt Nam. Vì thế, để phát triển một cách tương đối nhanh chóng, người Việt Nam phải chú trọng không chỉ đầu tư mà còn cả việc phát triển các hệ thống phân phối. Điều đó giúp chúng tôi làm quen và hiện đại hóa lối sống thương mại của người Việt. Người Trung Quốc cũng phạm phải nhiều sai lầm trong khía cạnh này. Họ không quan niệm đúng về franchise, cho nên họ li-xăng các nhãn hiệu hàng hóa và sản xuất những hàng hóa chất lượng thấp trên tên tuổi lớn Điều đó gần giống như sự phá hoại uy tín thương mại trên phạm vi toàn cầu. Tôi đã từng nói với bà đại sứ Charlene Barshefsky về nhận định này tại buổi gặp gỡ ở phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Người Việt Nam cần phải tránh bằng mọi cách xu hướng này. Trung Quốc là một thị trường lớn, người Trung Quốc có thể sử dụng những hàng hóa chất lượng thấp cho những khu vực xa xôi. Việt Nam là một quốc gia nhỏ về mặt địa lý, nếu như Việt Nam để mình trở thành một thị trường lưu hành những hàng hóa chất lượng thấp thì nền kinh tế Việt Nam không có tương lai. Do đó, người Việt Nam phải học cách của người Nhật Bản và người Hàn Quốc để tạo ra một lớp các sản phẩm có chất lượng ít nhất là cao hơn chất lượng sản phẩm của Trung Quốc. Điều đó chỉ có thể thực hiện được dựa vào ba yếu tố: thứ nhất là sự tự giác của chính phủ, thứ hai là phải lựa chọn các nhà công nghiệp khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam, thứ ba là phải lựa chọn phương thức franchise cho những hãng phân phối. Ba yếu tố này là ba yếu tố có tính chất nền tảng cho chất lượng hàng hóa ở Việt Nam, giúp Việt Nam có một nền kinh tế có uy tín trong khu vực.

Với đầu tư tốt nhưng chúng tôi rất khó có thể xây dựng các hệ thống phân phối, các hệ thống bán lẻ một cách tiêu chuẩn. Đó là một trong những nhược điểm có chất lượng văn hóa của nền kinh tế Việt Nam. Vì thế, để phát triển một cách tương đối nhanh chóng, người Việt Nam phải chú trọng không chỉ đầu tư mà còn cả việc phát triển các hệ thống phân phối. Điều đó giúp chúng tôi làm quen và hiện đại hóa lối sống thương mại của người Việt. Người Trung Quốc cũng phạm phải nhiều sai lầm trong khía cạnh này. Họ không quan niệm đúng về franchise, cho nên họ li-xăng các nhãn hiệu hàng hóa và sản xuất những hàng hóa chất lượng thấp trên tên tuổi lớn Điều đó gần giống như sự phá hoại uy tín thương mại trên phạm vi toàn cầu. Tôi đã từng nói với bà đại sứ Charlene Barshefsky về nhận định này tại buổi gặp gỡ ở phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Người Việt Nam cần phải tránh bằng mọi cách xu hướng này. Trung Quốc là một thị trường lớn, người Trung Quốc có thể sử dụng những hàng hóa chất lượng thấp cho những khu vực xa xôi. Việt Nam là một quốc gia nhỏ về mặt địa lý, nếu như Việt Nam để mình trở thành một thị trường lưu hành những hàng hóa chất lượng thấp thì nền kinh tế Việt Nam không có tương lai. Do đó, người Việt Nam phải học cách của người Nhật Bản và người Hàn Quốc để tạo ra một lớp các sản phẩm có chất lượng ít nhất là cao hơn chất lượng sản phẩm của Trung Quốc. Điều đó chỉ có thể thực hiện được dựa vào ba yếu tố: thứ nhất là sự tự giác của chính phủ, thứ hai là phải lựa chọn các nhà công nghiệp khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam, thứ ba là phải lựa chọn phương thức franchise cho những hãng phân phối. Ba yếu tố này là ba yếu tố có tính chất nền tảng cho chất lượng hàng hóa ở Việt Nam, giúp Việt Nam có một nền kinh tế có uy tín trong khu vực

SM: Investconsult là một công ty hiểu biết rất rõ về thị trường Việt Nam và hướng dẫn các nhà đầu tư khi vào Việt Nam. Vậy theo ông, trong tương lai, những ngành kinh tế nào sẽ phát triển mạnh và thu hút nhiều đầu tư?

NTB: Tôi nghĩ rằng Việt Nam chưa có nền kinh tế đích thực của mình. Tôi gọi nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế "vãng lai" (floating economy), tức là sự trôi nổi của các nền kinh tế khác đến Việt Nam chứ chưa phải nền kinh tế Việt Nam. Chúng tôi buộc phải nhìn thẳng vào sự thật ấy. Trong khi trao đổi với đoàn quan chức của cơ quan viện trợ Hoa Kỳ (USAID), họ hỏi chúng tôi là làm thế nào để nâng sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Chúng tôi trả lời rằng vấn đề không phải như vậy mà vấn đề là làm thế nào để Việt Nam có nền kinh tế của mình. Các bạn hãy quay trở lại một ví dụ dễ nhìn hơn, đó là nước Nga. Nước Nga cũng chưa có nền kinh tế của họ ngoài dầu lửa và khí đốt, bởi vì xã hội ấy đã làm ức chế tâm lý của các nhà kinh doanh hay là tâm lý kinh doanh đã bị quá khứ làm hỏng. Bây giờ làm thế nào để trả lại cho đời sống tâm lý kinh doanh của con người. Hiện nay, các bạn ra phố, các bạn nhìn thấy người Việt Nam buôn bán rất nhộn nhịp, nhưng đấy là tâm lý kiếm lời chứ không phải tâm lý kinh doanh. Nếu chỉ có tâm lý kiếm lời một cách nhanh chóng thì không thể có nền kinh tế được và nó giống như một cái chợ: người ta mang hàng hóa từ chỗ khác đến bán chứ không phải đấy là nơi sản sinh ra các sản phẩm. Bây giờ, các bạn thử hình dung xem nếu bỗng nhiên xảy ra một sự cố có chất lượng chính trị nào đó ở Việt Nam mà các nhà đầu tư rút hết, thì Việt Nam sẽ trở thành một hoang mạc về kinh tế. Đấy là một trong những tình trạng hết sức nguy hiểm và chúng ta buộc phải nhìn vào sự thật. Cho nên, chính phủ chúng tôi, những người Việt Nam chúng tôi buộc phải đi những bước căn bản để tạo ra tiền đề sản sinh ra một nền kinh tế đích thực. Nếu đi đúng thì chỉ trong vài ba năm chúng tôi sẽ có một nền kinh tế được nhú mầm.

SM: Vừa rồi, ông có nhắc tới thời gian sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Khi đó các nhà đầu tư nước ngoài có vẻ rất thất vọng. Có nhiều lý do nhưng một trong các lý do ấy có thể từ phía các cộng đồng, các nhà đầu tư nước ngoài và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chẳng hạn. Vậy xin ông cho biết vai trò của Investconsult như thế nào trong việc làm cầu nôi, tìm ra tiếng nói chung của hai cộng đồng này?

NTB: Vào cuối những năm 70, tôi đã phân tích và đi đến nhận định rằng các nước xã hội chủ nghĩa sẽ sụp đổ và Việt Nam buộc phải thay đổi nếu không muốn sụp đổ. Vì thế, tôi đã bắt đầu nghiên cứu các quy luật của nền kinh tế thị trường từ cuối những năm 70. Tôi lập công ty này vào cuối những năm 80 với một mục đích rất đơn giản là Việt Nam phải mở cửa, phương Tây sẽ đến Việt Nam. Đây là sự gặp gỡ của hai cộng đồng có nhiều khác biệt không chỉ về ngôn ngữ. Người phương Tây thì không hiểu chúng tôi, Việt Nam cũng không hiểu biết gì nhiều về người phương Tây. Chắc chắn họ cần có một tổ chức để phiên dịch ba thứ: thứ nhất là sự khác biệt về phát triển, thứ hai là sự khác biệt về chính trị và thứ ba là sự khác biệt về kinh doanh. Từ đấy, chúng tôi vẫn tồn tại, vẫn sống, vẫn thu nhập bằng việc phiên dịch ba loại khác biệt đó. Rất nhiều người nhắc nhở tôi rằng đến một lúc nào đó, người phương Tây sẽ thông thạo và không cần sự phiên dịch của chúng tôi nữa. Tôi cười, và trả lời rằng người Việt sẽ có những cách tiếp tục gây ngạc nhiên cho người nước ngoài, và thế giới sẽ phát triển đến mức người Việt Nam không bao giờ hiểu hết. Vấn đề là Investconsult có tiếp tục phát triển trí tuệ của mình để vẫn là cầu nối giữa hai cộng đồng đó không. Chúng tôi nhanh chóng nhận ra rằng chúng tôi không thể nào có trí tuệ bằng cách tích lũy các kinh nghiệm ngành nghề được mà chúng tôi buộc phải tự đào tạo và nghiên cứu khoa học. Do đó, 6 năm trước đây, chúng tôi thành lập Viện Nghiên cứu Phát triển ở công ty của chúng tôi. Hoạt động đó làm cho chúng tôi không trở nên lạc hậu đối với tiến trình phát triển của thế giới. Chúng tôi vẫn cập nhật thường xuyên những cách thức mà người Việt Nam sử dụng trong quan hệ quốc tế về thương mại. Từ đó, chúng tôi vẫn nghĩ mình không bị già nua đi đối với đòi hỏi của cuộc sống. Chúng tôi có tạp chí nội bộ liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ, chúng tôi có tạp chí liên quan đến luật pháp và thực hành luật pháp, chúng tôi có tạp chí liên quan đến nghiên cứu đến việc tổ chức các dự án kinh tế, chúng tôi có tạp chí nghiên cứu các vấn đề vĩ mô của đời sống kinh tế và xã hội, chúng tôi cũng cập nhật toàn bộ các diễn biến của thế giới thường xuyên. Chúng tôi không muốn mình lạc hậu đối với các tiến trình của thế giới. Do đó, chúng tôi vẫn tiếp tục là người phiên dịch khá hiệu quả.

SM: Quay lại vấn đề về franchise. Rất nhiều công ty là độc giả của chúng tôi, những tên tuổi lớn như Mc Donald, KFC... trước khi vào Việt Nam thường rất quan tâm đến hệ thống pháp luật có liên quan đến hoạt động này, nhất là lĩnh vực nhãn hiệu hàng hóa. Họ cho rằng hệ thống pháp luật ở Việt Nam vẫn chưa hạn chế, chưa đủ khả năng để bảo vệ quyền sở họ đối với nhãn liệu Do đó, họ vẫn lo sợ về việc bị một nhãn hiệu ở Việt Nam. trước khi Việt Nam gia nhập WTO, ông có nghĩ rằng Việt Nam cần có sự cải thiện môi đường luật pháp để cho các đối tác Hoa Kỳ yên tâm rằng Việt Nam sẽ thực thi tốt những vấn đề nêu trên?

NTB: Chúng tôi cho rằng để Việt Nam có thể chủ động làm tốt việc này thì họ chưa đủ kinh nghiệm. Nhưng họ không phải là những kẻ ương bướng chống lại những đòi hỏi của các thể chế quộc tế, các tiêu chuẩn quốc tế trong việc cải thiện tình hình này. Tôi là Phó chủ tịch Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Chúng tôi biết rất rõ là họ không đủ trình độ để chủ động. Bộ Công an của chúng tôi không có bộ phận liên quan đến việc bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ. Vài năm trước đây, chúng tôi khuyến nghị Bộ trưởng Bộ Công an nên thành lập một cục liên quan đến vấn đề bảo vệ các quyền sở hữu tr tuệ. Hệ thống toà án của chúng tôi không có các chuyên gia đủ khả năng để có thể đứng ra xử các vụ án liên quan đến sở hữu trí tuệ. Giới luật sư của chúng tôi về lĩnh vực này còn rất mỏng, khoảng trên 100 người. ở đây chúng tôi có trên 20 người. Nhưng hiện tượng vi phạm các quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam có quy mô nhỏ hơn Trung Quốc rất nhiều. Chúng tôi hứa có những tập đoàn tội phạm liên quan đến vấn đề vi phạm các quyền sở hữu trí tuệ, Trung Quốc thì có. Tuy nhiên, căn bệnh từ rất dễ lây khi chúng tôi phát triển thương mại qua biên giới. thương mại qua biên giới sẽ nhân rộng diện các lực lượng vi phạm các quyền sở hữu trí tuệ và đó là cái mà chúng tôi buộc phải nhiên cứu để khuyến cáo chính phủ chúng tôi để họ có những giải pháp quyết liệt hơn làm trong sạch thị trường Việt Nam.

SM: Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các công ty lớn như Intel, Microsoft rất muốn đầu tư vào Việt Nam nhưng họ đang còn ngần ngại vì luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam vẫn chưa có. Họ lo ngại về việc có thể mặt các mã nguồn và các quyền sở hữu trí tuệ khác. Vì thế, họ chưa thể đầu tư vào Việt Nam được. Trong khi đó, đối với Trung Quốc là một vấn đề hoàn toàn khác. Họ đầu tư vào Trung Quốc là do họ bắt buộc phải có mặt ở đây. Theo ông bao giờ Việt Nam có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh hơn để họ có thể yên tâm đầu tư?

NTB: Tôi nghĩ là rất khó để nói bao giờ. Điều đó phụ thuộc vào ý chí chuyên nghiệp hóa nền kinh tế của chúng tôi. Người Việt Nam vẫn còn rất phấn khởi sống một cách trôi nổi trong sự phát triển của kinh tế toàn cầu. Chúng tôi vẫn mải tìm kiếm sự phát triển xung quanh việc đưa thu nhập đầu người từ 400 đô la lên 450 đô la. Đấy là những hoạch định chưa có tầm nhìn xa. Chúng tôi nghĩ rằng rồi thế nào chúng tôi cũng sẽ có những nhà chính khách, nhà kinh doanh có nhiều trí tưởng tượng hơn. Chúng tôi cũng sẽ có những người bạn hàng lớn, thâm nhập một cách sâu hơn vào Việt Nam như Hoa Kỳ. Sóng của biển WTO sẽ làm sạch sẽ cái chợ Việt Nam.

SM: Xin ông cho biết một số thông tin về Investconsult. Các ông có bao nhiêu khách hàng, trong số đó có bao nhiêu công ty nước ngoài, bao nhiêu công ty Việt Nam?

NTB: Chúng tôi có rất nhiều khách hàng. Những tên tuổi lớn ở Hoa Kỳ như Citibank, Morgan Stanley, Cargill... đều là khách hàng của chúng tôi. Có những khách hàng chỉ đi qua công ty của tôi chứ chưa ở lại Việt Nam nhưng cũng có những khách hàng ở lại khá lâu. Chúng tôi là người Việt Nam đầu tiên xây dựng hệ thống phân phối cho IBM. Chúng tôi là người giúp xây dựng tất cả các dự án sản xuất đồ uống đóng chai của Coca-cola ở Việt Nam. Chúng tôi là người giúp cho Cargill mở các chi nhánh ở Việt Nam. Chúng tôi là người giúp Citibank có mặt ở Việt Nam.

SM: Chúng tôi cảm thấy rất ấn tượng khi được nói chuyện với ông. Chúng tôi đánh giá rất cao buổi nói chuyện ngày hôm nay.

NTB: Chúng tôi rất cần các bạn, đất nước chúng tôi cần các bạn, bởi vì nếu không có các bạn, thế giới không biết đến Việt Nam, quá lắm, họ chỉ biết Việt Nam như biết đến tên một cuộc chiến tranh. Chính sự có mặt của báo chí như các bạn làm cho Việt Nam trở nên có hình hài rõ rệt hơn trong con mắt của nhân loại. Đôi khi, tôi thấy tủi thân vì rất lâu rồi không thấy xuất hiện một chút gì về Việt Nam trên CNN. Nhưng chắc các bạn cũng sẽ đồng ý với tôi rằng, cho dù ta có một đất nước như thế nào thì ta vẫn yêu nó.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc: