Thói hư tật xấu của người Việt: Tham giàu cho mau, cạnh tranh tầm thường

04:44 CH @ Thứ Bảy - 18 Tháng Mười, 2014

THAM GIÀU CHO MAU NÊN SINH CỜ GIAN BẠC LẬN

(Lương Dũ Thúc, báo Nông cổ mín đàm, 1902)

Cũng bởi người mình tục quấy(1) nhiều, cho nên mới sinh bài bạc nhiều. Bài bạc ham nghĩa chi? Nghĩa là tham cho mau có tiền, đặng khoe khoang nhà cao cửa lớn, đặng cho khỏi bị người giàu có khinh khi bỉ bác. Tại bởi quấy, ít thương nhau cho nên sinh ra tranh đua về lý tài (2). Lý tài gấp thì có món chi mau hơn cờ gian bạc lận? Rõ là tục quấy làm cho người trở lòng tham lam.

(1) thói quen xấu.
(2) cốt sao kiếm lợi.

CHỈ BIẾT CẠNH TRANH TRONG NHỮNG VIỆC TẦM THƯỜNG, LẶT VẶT

(Dương Bá Trạc, Tiếng gọi đàn, 1925)

Cạnh tranh là một cái tính phổ thông của nhân loại, những bậc danh nhân kiệt sĩ đua tài chọi sức, chẳng là vì cái danh thực mà cạnh tranh đấy ư? Những bậc phú hào bên các nước Âu Mỹ làm nên cho dân được thịnh nước được giàu , chẳng là vì một cái lợi to mà cạnh tranh đấy ư?

Nay hỏi đến cách cạnh tranh của người mình thế nào? Đi học thì cạnh tranh nhau cầu được học bổng nhiều, mà trí thức rộng hẹp phẩm hạnh thấp cao lại không hề cạnh tranh đến.

Làm quan thì cạnh tranh nhau cầu cho được tiền nhiều chức lớn, mà đạo đức tốt xấu, chính tích hay hèn (1) lại không hề cạnh tranh đến.

Ở trong làng thì cạnh tranh nhau chỗ ăn chỗ ngồi, ngôi trên ngôi dưới, ngoài cái đó không hề so sánh hơn thua, ai thiện ai ác, ai hiền ai ngu (2).

Ra ngoài đường thì cạnh tranh nhau kẻ khó người giàu, manh quần tấm áo, ngoài cái đó không hề phân biệt ông hay là thằng , bà hay là con nữa.

Làm ruộng thì cạnh tranh nhau tấc ruộng thước vườn, mẩu bờ tí nước, mà đến.những đồng bãi mênh mông, kể hàng ngàn hàng muôn mẫu thì có ai nhìn.

Buôn bán thì cạnh tranh nhau luồn lỏi mua cho được, mánh khóe bán cho trôi, mà đến những đại tôn giao dịch (3) kể trăm thứ ngàn thứ hàng thì có ai biết.

Làm thợ thì cành tranh nhau bán rẻ phá giá làm điêu (4), đỡ công mà chưa từng có được một cái đoàn thể đồng nghiệp cho hẳn hoi, để khoáng trương (5) lợi ích. Ấy sự cạnh tranh của người mình toàn có một cái mục đích nhỏ nhen hèn hạ như thế cả. Thế mà cạnh tranh hăng hái dữ tợn, cũng chẳng khác gì người các nước họ cạnh tranh vì cái danh thực, cái lợi to.

(1) việc làm của các quan chức trong khi thi hành công vụ, kẻ hay người dở. ..
(2) "hiến" ở đây có nghra người có đức hạnh chữ không phải là hiền lành, dễ dãi, và ngu có nghĩa ngược lại.
(3) nguyên nghĩa "đại tôn” là dòng họ lớn, đây chỉ những người có vai vế và nơi tiếng trong nghề.
(4) gian dối, man trá.
(5) tương tự như "khuếch trương”.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ

    16/05/2016Ngô Tự LậpTrích đăng từ bài “Giáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại” của Ngô Tự Lậpbàn về trí thức và nửa trí thức.
  • Chỗ mạnh, chỗ yếu trong tâm lý con người Việt Nam khi đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/12/2015GS.TS. Hoàng TụyPhân tích để hiểu rõ những đặc điểm văn hoá, tâm lý của dân tộc, những truyền thống tốt, những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển, cùng với những nhược điểm, những yếu tố chưa tốt, thậm chí tiêu cực, đang hoặc sẽ níu kéo chúng ta lại sau, là việc làm hết sức cần thiết để giúp xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh và điều kiện thế giới ngày nay...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học đòi làm dáng, sùng ngoại quá nặng, ...

    29/05/2015Vương Trí NhànCứ chiều đến, độ sáu bảy giờ, đứng ở góc hồ Hoàn Kiểm, trông kẻ đi qua người đi lại, thấy ngứa mắt quá. Nhăng trông mấy ông ăn mặc quần áo Tây. Gớm, sao mà khéo bắt chước, giả sử sự học hành, sự buôn bán mà cũng bắt chước được khéo thế thì hay quá!
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ỷ lại, viển vong, tư tưởng gia nô...

    14/03/2015Vương Trí NhànMê tín sinh ra những việc nực cười. Ngày giờ nào cũng là trời bày định mà bảo rằng có ngày dữ ngày lành; núi sông nào cũng là đất tự nhiên mà bảo rằng có đất tốt đất xấu; vì nấu ăn mới có bếp mà bảo rằng có ông thần táo; vì che mưa gió mà có nhà mà bảo rằng
    có ông thần nhà...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Dân khí bạc nhược, ra vẻ ái quốc, ...

    06/05/2014Vương Trí Nhàn(Phan Chu Trinh, 1906) Nước Nam độ bốn mươi năm nay, vận nước ngày một suy, suốt từ trên đến dưới chỉ biết chuyện lười biếng vui chơi. Pháp chế luật không còn có cái gì ra trò, nhân tài cũng tiêu diệt đi mất cả...
  • Chuẩn bị hành trang

    08/11/2010Vũ KhoanLớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. Sức mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, rất đoàn kết đùm bọc nhau thời kỳ chống ngoại xâm Cái yếu: thiếu sót kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành; thiếu đức tính tỉ mỉ; không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Sống luôm thuộm, nói thô tục

    19/08/2005Vương Trí NhànGần đây nhiều nhà nghiên cứu nước ta gặp nhau ở một ý tưởng đồng thời với việc ca ngợi những truyền thống tốt đẹp, chúng ta phải sớm bắt tay vào việc miêu tả và đánh giá những thói hư tật xấu từng hình thành trong lịch sử và đã ăn sâu trong mỗi con người, đó là những nhân tố khiến xã hội đi tới trì trệ, bảo thủ. Đây là một hướng suy nghĩ đúng, đang được sự cổ vũ và đồng tình của dư luận...
  • 10 đặc điểm của người Việt

    22/08/2005Đây là bộ 10 đặc điểm của người Việt do người nước ngoài nhìn và bộ 9 đặc điểm khác do người Việt tự nhìn mình (tham khảo)
  • Đọc "Người Trung Quốc Xấu Xí"

    13/11/2003Người Trung Quốc xấu xí (Chõu lòu de Zhong Guó rén) tập hợp những bài viết và nói chuyện từ năm 1977, và lần đầu được dịch ra tiếng Việt vào đầu hè 1998 tại Paris do dịch giả Nguyễn Hồi Thủ dịch từ một bản in ở Trung Quốc (TQ) của tác giả Bá Dương (Bo Yang) sau một chuyến đi TQ cách đó năm năm. Sau đó cộng đồng người Việt ở Pháp, Mỹ... đã tham gia tranh luận rất nhiều về "Người Trung Quốc xấu xí" và "Người Việt xấu xí". ChúngTa.com xin đăng tải một bài viết tóm tắt về "Người Trung Quốc xấu xí" và tâm sự của một người Việt đã xa quê hương đất nước 30 năm.
  • Chữ tín không quan trọng

    11/11/2003Người Việt Nam mạnh về nghĩa mà yếu về tín. Lời ấy dễ khiến người nghe giật mình vì sự nặng lời. Ai cũng cảm thấy mình như là bị "sốc", mặc dù vẫn lờ mờ hiểu rằng điều đó không phải là không có lý.
  • Lòng ganh tị của các nhà khoa học

    11/11/2003Cao Xuân HạoLòng ganh tị của một nhà khoa học Đức đối với một bạn đồng nghiệp được thể hiện bằng cách bỏ ra 5 năm học hết lý thuyết của người ấy và bỏ thêm 5 năm nữa để nâng lên thành một lý thuyết cao hơn. Lòng ganh tị của một nhà khoa học Việt Nam đối với bạn đồng nghiệp được thể hiện bằng việc tìm cách chuyển sang ngạch hành chính tổ chức để ngăn chặn việc công bố và ứng dụng lý thuyết của hắn ta.
  • Những tính cách trì níu dân tộc Việt

    11/11/2003Giáo sư Nguyễn Chung TúChúng ta hay thắc mắc về dân tộc mình. Tính cách nào mang lại cho dân tộc Việt Nam một sức sống mãnh liệt đến thế, để vẫn tồn tại, vẫn chiến đấu và chiến thắng mọi cuộc xâm lăng bạo tàn? Để mình vẫn là mình - Một dân tộc biết cách sống còn bên một dân tộc lớn, ngay cả trong 1000 năm Bắc thuộc...Nhưng sau những chiến công hiển hách ấy, những tính cách nào đã có "trong ta", để trở thành một lực cản, một sự níu kéo, làm ta bước khó khăn hơn trên con đường mới?
  • xem toàn bộ