Vượt qua khủng hoảng tài chính & suy thoái kinh tế
Làm thế nào để vượt qua khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, như đã từng xảy ra ở các nước Châu Á thời điểm 1997-1999 và hiện đang xảy ra tại Mỹ? Trong phạm vi bài báo này người viết sẽ điểm qua bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc vượt qua khủng hoảng và suy thoái trên con đường phục hồi kinh tế.
Khủng hoảng tài chính
Khủng hoảng tài chính xảy ra khi nhu cầu tiền vượt quá so với cung tiền. Nhu cầu về tiền mặt của người dân hay các nhà đầu tư nước ngoài gây ra sức ép đối với hệ thống Ngân hàng và thị trường tài chính, khiến cho hệ thống Ngân hàng và thị trường chứng khoán có thể sụp đổ. Khi điều này xảy ra thì nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng suy thoái, thất nghiệp tăng và phải trải qua một thời kỳ khó khăn để có thể điều chỉnh. Trong kinh tế thế giới hiện đại, tính lây lan (contagion) của khủng hoảng tài chính cũng là một hiện tượng thường thấy. Khủng hoảng tài chính cũng thường đi kèm với suy thoái kinh tế kéo dài.
Nhiều nhà kinh tế đã đưa ra các giả thuyết khác nhau lý giải nguyên nhân khủng hoảng tài chính và các giải pháp cần thiết nhưng nói chung vẫn chưa có được một sự thống nhất ý kiến. Trong một mô hình đơn giản tại một nền kinh tế đóng, có thể hình dung con đường dẫn tới khủng hoảng như sau. Khi kinh tế tăng trưởng và lợi nhuận tăng, các hãng tin rằng lợi nhuận kỳ vọng sẽ cao và họ có thể trả được nợ không khó khăn gì. Các hãng tăng cường vay nợ để đầu tư và nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Về phía các Ngân hàng, họ cũng tin rằng họ sẽ thu lại được vốn vay nên tiếp tục cho vay mà ít quan tâm tới hiệu quả đầu tư của các hãng.
Quá trình đó diễn ra theo hình xoắn ốc mà các nhà kinh tế coi là phương án Ponzi (Ponzi scheme). Kết quả là các khoản đầu tư ngày càng rủi ro và ít có lãi - ví dụ các khoản đầu tư có tính đầu cơ vào thị trường bất động sản - cho tới khi một số hãng phá sản và không trả được nợ, kéo theo khủng hoảng thanh toán cho các Ngân hàng. Trong bối cảnh nền kinh tế mở thì con đường dẫn tới khủng hoảng tài chính còn phức tạp hơn trong đó vai trò của chính sách tỉ giá hối đoái, các khoản đầu tư vốn ngắn hạn, hiệu ứng tâm lý đám dông, ảnh hưởng lây lan từ các nền kinh tế khác… đóng góp khiến các quốc gia càng trở nên dễ bị tác động bởi khủng hoảng tài chính.
Vượt qua khủng hoảng lài chính và suy thoái kinh tế - kinh nghiệm các nước.
Cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong vòng 20 năm qua xảy ra ở Châu Ávào năm 1997 và kéo dài cho tới năm 1999 mới bắt đầu có dấu hiệu hồi phục kinh tế ở các quốc gia bị ảnh hưởng. Điểm đặc biệt của cuộc khủng hoảng này là ở tính lây lan nhanh chóng của nó. Không mất nhiều thời gian từ khi khủng hoảng xảy ra ở Thái Lan vào mùa hè năm 1997 cho tới khi nó nhanh chóng trở thành một hiện tượng lây lan loàn cầu ở các nền kinh tế mới nổi ở Châu Á và cả ở những châu lục khác như Nga và Mỹ Latinh. Tại Thái Lan, khủng hoảng xảy ra khi đồng baht của Thái Lan bị đổ vỡ sau quyết định thả nổi tỷ giá hối đoái của Chính phủ Thái Lan sau một thời gian dài "neo" đồng baht với đồng đôla Mỹ để khuyến khích xuất khẩu (do tỷ giá hối đoái ổn định và có lợi cho các nhà xuất khẩu).
Thời gian trước khi xảy ra khủng hoảng, Thái Lan đã vay nợ nước ngoài rất nhiều với nhiều khoản đầu tư thiếu hiệu quả trên thị trường bất động sản và tăng trưởng dựa trên những nguồn vốn ngắn hạn trên thị trường chứng khoán. Dự đoán trước khả năng kinh tế Thái Lan sụp đổ, các nhà đầu tư ngắn hạn nước ngoài nhanh chóng rút các khoản vốn ra khỏi nước này khiến hệ thống tài chính - tiền tệ của Thái Lan càng nhanh chóng sụp đổ. Đồng baht mất giá nhanh chóng khiến thu nhập từ xuất khẩu giảm mạnh trong khi gánh nặng nợ nước ngoài tăng trầm trọng. Các quốc gia khác trong khu vực cũng chịu ảnh hưởng lây lan khi các nhà đầu tư rút vốn ở các thị trường này, khiến cho thị trường chứng khoán và tỷ hối đoái đều tụt dốc không phanh, ảnh hưởng nặng nề nhất ngoài Thái Lan là Indonesia, Hàn Quốc, và trong chừng mực ít hơn là Malaysia, Hong Kong và Philippines.
Thái Lan và Hàn Quốc với hỗ trợ của IMF
Để đối phó với khủng hoảng, Thái Lan kêu gọi sự giúp đỡ của các Tổ chức tài chính quốc tế Tháng 8/1997, IMF cứu viện Thái Lan bằng hai gói hỗ trợ kinh tế với giá trị hơn 20 tỉ đôla với các điều kiện như thông qua luật quy định phá sản, tái tổ chức và cấu trúc Công ty, thiết lập các khung giám sát mạnh mẽ hơn đối với Ngân hàng và các Tổ chức tài chính. Thái Lan thực hiện các yêu cầu này và trải qua một qúa trình cực nhọc trong khôi phục kinh tế. Nước này tiến hành những cải cách quan trọng trong hệ thống Ngân hàng tài chính. Như tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng lên tới 45% vào năm 1998 thì năm 2006, tỷ lệ này chỉ chừng 3 - 4% (số liệu của IMF). Tuy nhiên chính sách khắc khổ dựa trên cơ sở những lời khuyên của IMF gây ra những phản ứng mạnh mẽ trong người dân trước tình trạng thất nghiệp và suy thoái kinh tế lan tràn. Năm 2001, Thủ tướng mới Thaksin đắc cử đưa ra hàng loạt các chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế bằng cách khuyến khích sản xuất và tiêu dùng nội địa, đồng thời giảm sự phụ thuộc và các nguồn vốn và thương mại nước ngoài. Những chính sách này được biết đến với cái tên Thaksinomifcs đã góp phần đưa Thái Lan hồi phục và tăng trưởng kinh tế trở lại trong giai đoạn 2002 - 2004. Tuy nhiên từ năm 2005, dưới áp lực của giá dầu cao và các khó khăn khác như hạn hán, lũ lụt và bất ổn chính trị, nền kinh tế Thái Lan lại gặp lại những khó khăn trong tăng trưởng kinh tế cho tới nay, nhất là sau vụ đảo chính quân sự Thủ tướng Thaksin năm 2006.
Tương tự Thái Lan, Hàn Quốc là nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng tài chính và đã nhờ sự giúp đỡ của IMF. Nhưng khác với Thái Lan, các nền tảng kinh tế của Hàn Quốc khá vững chắc và không xảy ra hiện tượng bong bóng bất động sản với các khoản đầu cơ ngắn hạn như ở Thái Lan. Hàn Quốc cũng có những khó khăn của riêng mình đó là ở sự thiếu hiệu quả và đầu tư tràn lan sang nhiều ngành nghề khác nhau của tác chaebol - các Tập đoàn công nghiệp tài chính ở nước này dẫn tới tỷ lệ nợ xấu cao trong hệ thống Ngân hàng. Tuy nhiên, nếu không xảy ra khủng hoảng ở Thái Lan và ảnh hưởng lan tràn tới khu vực thì có lẽ Hàn Quốc đã không rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng nề như vậy. Sau khi Thái Lan xảy ra khủng hoảng, các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vôn khỏi khu vực, trong đó có Hàn Quốc khiến thị trường chứng khoán sụt thê thảm và nhiều Công ty phá sản. Chính phủ Hàn Quốc đối phó với khủng hoảng bằng cách để đồng Won xuống giá một nửa (từ 1700 won cho một đôla xuống còn 800 won cho một đôla) và chấp nhận gói viện trợ gần 60 tỷ đôla của IMF.
Chính quyền của Tổng thống Kim Dae Jung lên cầm quyền năm 1998 trong thời điểm khủng hoảng và đã tiến hành các cải cách kinh tế mạnh mẽ hướng tới một nền kinh tế mở, có tính thị trường, cắt bỏ các khoản trợ cấp dưới một hình thức cho các Tập đoàn chaebol. Quan trọng trong các hệ thống chính sách này có thể kể đến việc tái cấu trúc các Tập đoàn này theo hướng lập trung vào những ngành kinh doanh hiệu quả và bán lại các lĩnh vực kinh doanh thiếu hiệu quả cho các Công ty khác cả trong nước và nước ngoài, giải thể các Tập đoàn làm ăn thua lỗ (trong đó có cả Tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc là Daewoo), đóng cửa các Ngân hàng thiếu hiệu quả. Sự uyển chuyển trong việc phối hợp hành động với các tổ chức quốc tế đồng thời khuyến khích nhân dân cùng chịu đựng khó khăn như các thỏa thuận với công đoàn cho phép giới chủ thải hồi bớt lao động… cũng góp phần đưa nước này nhanh chóng hồi phục. Hai năm sau khi khủng hoảng xảy ra, Tổng thống Kim Dae-Jung tuyên bố khủng hoảng đã kết thúc vào tháng 12/1999. Tăng trưởng kinh tế đạt 10% năm 1999 và 9% năm 2000 và ở mức ổn định đáng kể 5 - 6% trong thời gian gần đây. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc đã tăng gấp ba lần so với thời điểm năm 1997.
Trong vài chục năm trước đây, khủng hoảng tài chính thường ở dưới hình thức khủng hoảng hệ thống Ngân hàng (banking crisis). Tuy nhiên, kể từ khi hệ thống tỉ giá hối đoái cố định giữa các nước phát triển theo hiệp ước Bretton-Wood không còn được áp dụng thì nhiều cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra dưới hình thức khủng hoảng tiền tệ (curency crisis), trong đó có sự suy giảm nghiêm trọng giá trị đồng nội tệ, ví dụ Mexico 1994, Đông và Đông Nam Á 1997-1998.
Cách thức các quốc gia đối phó với khủng hoảng và suy thoái không phải lúc nào cũng như nhau, và với cùng một tập hợp biện pháp, hiệu quả có thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể.
Malaysia và các biện pháp kiểm soát vốn
Nếu như Thái Lan và Hàn Quốc ứng xử với khủng hoảng bằng cách kêu gọi sự giúp đỡ của IMF và tiến hành các biện pháp được IMF khuyến khích thì Malaysia lại hành động không theo thông lệ. Khi khủng hoảng bắt đầu lan ra, Malaysia là một trong những nước bị hiệu ứng "lây lan" tác động mạnh nhất. Thị trường chứng khoán Kham Lumpur giảm từ 1300 điểm xuống còn 400 điểm chỉ trong vài tuần, trong khi đồng ringgit của Malaysia cũng sụt giá từ mức 2,5 ringgit một đôla xuống mức 4,8 ringgit một đôla. Thay vì thả nổi đồng liền và kêu gọi sự giúp đỡ của IMF (cùng các điều kiện bắt buộc đi kèm) như ở Thái Lan, Hàn Quốc, và Indonesia, Malaysia quyết định cố định đồng ringgit với đồng đôla theo tỷ giá 3,8 ringgit cho một đôla, đồng thời cấm chuyển vốn ra nước ngoài trong một thời hạn nhất định, và từ chối viện trợ của IMF. Các hiện pháp này có lẽ đã giúp Malaysia tránh rơi vào tình trạng tụt dốc không phanh như ở các nước láng giềng. Tuy vậy GDP của Malaysia cũng giảm mạnh 7,% vào năm 1998 dù trong năm 1999, tăng trưởng đã trở lại với mức 5,6%. Cùng với các biện pháp kiểm soát vốn và cố định tỷ giá, chính phủ Malaysia tiến hành những chương trình chi tiêu rất lớn trong các năm sau đấy để khuyến khích hồi phục kinh tế. Song song với các biện pháp vĩ mô nói trên, Malaysia cũng tiến hành cải cách doanh nghiệp và hệ thống lài chính, tăng cường giám sát các Ngân hàng. Cho tới năm 2005, Malaysia bãi bỏ chính sách tỷ giá cố định để theo đuổi chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý. Trước đó các chính sách kiểm soát vốn cũng đã được dỡ bỏ. Tới thời điểm hiện nay, kinh tế Malaysia tỏ ra khá ổn định và lành mạnh trong việc hấp thụ các khó khăn của nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu thời gian qua.
Khủng hoảng DOT-COM và khủng hoảng nhà ở tại Mỹ
Cuộc sụp đổ bong bóng dot-com ở Mỹ năm 2000 lại là một cuộc khủng hoảng xảy ra do cơn sốt trên thị trường chứng khoán với các Công ty kinh doanh trên Internet thường được gọi chung là các Công ty dot-com. Cổ phiếu của các Công ty này thường do các Công ty vốn mạo hiểm (tiếng Anh gọi là venture capitalist) đầu tư. Trước tình hình thành công mau chóng của một số Công ty kinh doanh trên Internet như yahoo, Google, Amazon… đã tạo thành làn sóng đầu tư vào các Công ty dot-com, khiến cổ phiếu các Công ty này tăng với tốc độ chóng mặt và các nhà đầu tư vốn trở nên thiếu thận trọng trong việc lựa chọn nơi đầu tư vốn. Ngày 10/3/2000, bong bóng dot-com ở đỉnh cao thị chỉ số tổng hợp NASDAQ lên tới 5048 điểm, tăng hơn hai lần so với một năm trước đó. Ngay ngày thứ hai tuần sau đó xảy ra sự bán tống cổ phiếu với trị giá hàng tỷ đôla từ các đại Công ty như Cisco, IBM, Dell… khiến cho cả thị trường chao đảo và gây ra chuỗi dây chuyền bán tháo trong các nhà đầu tư. Đến ngày 15/3/2000 thì chỉ số NASDAQ chỉ còn 4580 điểm. Quá trình đi xuống này diễn ra liên tục và cho tới năm 2001 thì bong bóng xịt hẳn và rất nhiều Công ty dot- com phá sản. Cuộc khủng hoảng dot-com dẫn tới suy thoái kinh tế ở Mỹ trong một thời gian ngắn (quý I năm 2000 khi cú xịt dot- com bắt đầu xảy ra, quý I và quý III năm 2001).
Nhưng khi khủng hoảng dot-com kết thúc thì cũng là lúc châm ngòi cho một bong bóng mới - bong bóng bất động sản ở Mỹ như là một lối ra cho các nhà đầu tư. Bong bóng này diễn ra từ năm 2001- khi bong bóng dot-com đang vỡ - cho tới khi xảy ra khủng hoảng bất động sản vào năm 2007. Bong bóng bất động sản và năm 2008 đã châm ngòi cho việc nước Mỹ bước vào suy thoái từ quý I năm 2008 và có khả năng dẫn tới một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm nay.
Đối phó với khủng hoảng, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã liên lục cắt giảm lãi suất và hỗ trợ thanh khoản cho các Ngân hàng qua các nghiệp vụ thị trường mở, và cho các Ngân hàng vay ngắn hạn nhằm bảo đảm sự tiếp tục hoạt động của hệ thống Ngân hàng, tránh khả năng một cuộc đổ vỡ trong hệ thống tài chính. Gần đây, tháng 3/2008, Fed cũng hỗ trợ vốn và đứng ra bảo đảm để Công ty tài chính J.P.Morgan Chase mua lại Bear Steams, một tổ chức tài chính sở hữu nhiều chứng khoán cầm cố bất động sản, để tránh việc bán tháo các chứng khoán bất động sản và sự sụp đổ hoàn toàn thị trường này. Chính phủ Bush cũng đưa ra các biện pháp để hỗ trợ những người vay tiền mua nhà nhằm giảm bớt số trường hợp nhiều người mua nhà không thể trả được nợ Ngân hàng. Trong phạm vi cả nền kinh tế, Chính phủ Bush đưa ra gói chính sách kinh tế với giá tỷ đôla nhằm khuyến khích tăng trượt tế và đưa nước Mỹ ra khỏi tình trạng thoái hiện nay.
Như vậy, trong khủng hoảng tài Châu Á, Thái Lan và Hàn Quốc có các phản ứng chính sách tương tự nhau nhưng kinh tế Hàn Quốc đã phục hồi nhanh chóng hơn hẳn Thái Lan do các điều kiện kinh tế ban đầu của nước này vững vàng hơn nhiều, và cũng do nước này có sự ổn định chính trị và nhất trí trong toàn dân cao hơn Thái Lan. Trong khi đó, Malaysia lại có những biện pháp đối phó khác hẳn các nước khác, khi tự tách mình ra khỏi hệ thống tài chính thế giới trong một thời gian, nhằm tạo ra cho nền kinh tế một "khoảng nghỉ" để có thể tiến hành các cải cách kinh tế cần thiết. Biện pháp này được một số nhà kinh tế đánh giá cao, chẳng hạn như nhà kinh tế được giải Nobel Joseph Stiglitz, nhưng cũng khiến nước này bị giới đầu tư thế giới dè chừng, e ngại hơn. Nhưng điểm chung nhất trong các biện pháp ứng phó của các quốc gia trước khủng hoảng có lẽ là ở sự rà soát kỹ càng hệ thống tài chính, lành mạnh hóa hệ thống này để chúng có thể ứng phó được với những biến động không đáng mong muốn của thị trường.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005