Yêu người tám-ít-xì!

10:42 SA @ Thứ Sáu - 23 Tháng Mười Một, 2007

8X đang là một tính từ chỉ sự năng động của những người trẻ thế hệ mới nói chung, nó vượt ra ngoài cái khung thời gian những năm 80 của thế kỷ trước những tiền lệ. Vì nói rằng đấy là những người sinh những năm 80 của thế kỷ trước thì cũng có gì đó đã rất… xưa và quá khứ rồi. Khốn thay cho những kẻ sống vắt ngang qua hai thế kỷ, hai thế hệ sau sẽ nhắc đến lý lịch trưởng thành của họ nghe cứ như xa lăng lắc!

Tôi cũng có một tuổi thơ bỏ quên bên kia thiên niên kỷ trước. Em cũng vậy. Nhưng em là tám-ít-xì. Em đang giày đỏ áo đen thụng quần thùng và tóc hoe vàng nhún nhảy hip-hop còn tôi lại bị rớt về phía sau với nỗi dằn vặt đi tìm chân dung một thế hệ của mình. Trong khi đó tôi vẫn quần tây áo bỏ vào thùng mới là lịch sự. Thế hệ mà bạn bè tôi gọi thế hệ mình bằng tính từ thế hệ chuyển tiếp. Em có thể ngồi nói chuyện với tôi về tình dục, về hạnh phúc hay về tất tật những chuyện tế nhị khác với một tinh thần hiện đại và thoải mái. Còn tôi, kẻ không phải tám-ít-xì thì chỉ biết ngồi nghe và tự hỏi tại sao mình đã nghĩ mà không dám nói những chuyện ấy một cách tự nhiên?

Chúng ta chỉ cách nhau một năm sinh. Nhưng cái nhát cắt vô tình của tính từ 8X đã phân biệt một cách tách bạch chúng ta làm hai thế hệ. Sự phân biệt tai hại ấy làm cho tôi cứ giờ đây có thể thích vào những quá cà phê nhạc Trịnh Công Sơn, thích nghe Tuấn Ngọc hay Khánh Ly còn em thì lại quay cuồng nhún nhảy với những băng rock nặng, những bài hát nhạc trẻ mà theo tôi là nhạt nhẽo và não tình chẳng đâu vào đâu.

Nhưng tôi nói thế là đang nhìn với một con mắt đầy thiên kiến thế hệ. Chẳng “xi-nhê” gì cả. Tôi có gào thét lên thì cuộc sống vẫn diễn ra như thế. Em vẫn thích đọc Rap, thích hip-hop, ăn fast-food, bô bô nói chuyện tình dục và không cần biết những chuẩn mực cũ mặc dù em chưa có một chuẩn mực mới trong tay mình cả.

Tất cả chúng ta đều đang đi tìm. Cuộc đi tìm chân dung của chính mình. Và cuộc sống vẫn trôi. Em với chủ quan của mình sẽ bảo tôi lụ khụ như con trâu già. Tôi với thiên kiến của mình sẽ bảo em láo nháo nhí nhố như một lũ vịt con.

Và một hôm tôi tự đặt câu hỏi, liệu với những rạn nứt trong quan niệm, chúng ta có thể khớp vào nhau, cụ thể, chúng ta có thể yêu nhau được hay không? Tôi sẽ tỏ tình với tám-ít-xì theo cách của thế hệ mình hay theo phong cách hip-hop vừa nói vừa vẽ vừa trây trét những lời yêu nồng nàn và có phần “bạo động” lên những bờ tường thành phố? Và em sẽ trả lời tôi theo một tiếng “Dạ” truyền thông hay gào lên giữa công viên rằng: “Ô yeeeeea!” hoặc đầy chất hip-hop: “Ok! Hun đi cha nội. Làm gì mà như gà mắc tóc vậy!”. Rồi sau đó em sẽ dẫn tôi vào Diamond Plaza – biểu tượng thành phố mới được dựng lên trong em vói tất cả ý nghĩa đời sống sôi động và hiện đại của 8X, để châm chước cho một ông đồ mơ màng rớt về từ 7X – là tôi được toại nguyện trả những món hàng triệu rất chilà “o-kie” mà thế hệ của em đang cho là sành điệu! Tôi sẽ không thể giằng tay em ra và bảo rằng tôi muốn đến nhà hát thành phố và xem nhạc tiền chiến trong lúc chính tôi cũng đã thấy cái thứ nhạc mà tôi hay nghe không còn bóng dáng của cuộc sống đầy thao thiết này nữa!

-Em đang ở đây vậy tám-ít-xì? Đừng để tôi rơi về phía sau trong dòng sống này!

Yêu tám-ít-xì, nghĩ không đã phải nát cái đầu!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thời đại ảo và những hệ luỵ mang tên @

    24/06/2015Dương Bình NguyênNhưng đã đến lúc, cần nhận thức một cách cụ thể rằng, có không ít người trẻ coi internet là một công cụ để thực hiện mục đích xấu và những hành vi đồi bại. Đã đến lúc cần phải tạo ra một môi trường để cho họ “tư duy lại tương lai” của mình. Nói như giáo sư Chu Hảo, rằng cho đến tận bây giờ để trả lời sòng phẳng câu hỏi “sống để làm gì?” thật không phải dễ dàng. Nhưng sống với ước mơ và vươn tới cái đẹp thì cũng không phải quá khó khăn. Có bao nhiêu người đã bội ước với tuổi trẻ của mình? Cái đó tuỳ thuộc vào tư duy của bạn. Nhưng @ thì phải đẹp, đẹp hơn rất nhiều ước mơ về một chiếc xe 5.900USD
  • A còng, A móc, những thành viên ưu tú và tính ì của cả một thế hệ

    21/09/2013Lê Đa NguyênChúng ta có thể không đủ tiền để mua một chiếc @, nhưng chúng ta có dư khả năng để tiếp nhận những bài học cơ bản về cung cách thể hiện là người có văn hoá, có tinh thần trách nhiệm với chính mình, với Quê  hương, Đất nước. Chúng ta có thể học để biết cổ xuý những giá trị như  Nhân ái, Can đảm và Trí tuệ đồng thời tiễu trừ những bất công, những lừa phỉnh, những cố bám vì tư lợi...
  • Người pop

    06/11/2007Nguyễn Thị Ngọc HảiChưa bao giờ trong xã hội Việt tràn lan một “bầu không khí pop” ở khắp nơi; rõ nhất trong cả âm nhạc, tiêu dùng và trong tính cách người...
  • "Biểu tượng" của giới trẻ Việt Nam

    23/09/2007Danh từ “8X” và “9X” đã trở thành một “thương hiệu” được sử dụng phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đến bây giờ, những từ ngữ này đã có tính chất phổ cập toàn dân và trở thành “biểu tượng” cho giới trẻ Việt Nam với hình ảnh một lớp người năng động, cá tính, sành điệu và… chịu chơi...
  • Tin vào thế hệ @

    05/07/2005Liệu có cần thiết phải băn khoăn và lo âu quá nhiều như vậy về một thế hệ mới xuất hiện trong xã hội hay không? Thay vì hồ nghi, xin hãy tin tưởng. Thay vì xét nét chúng ta hãy hướng dẫn họ bằng những tấm gương cả tốt lẫn xấu của các thế hệ đi trước. Tôi rất phục các bậc tiền bối khi quyết định dựng Bia Tiến Sĩ trong Văn Miếu Quốc tử Giám với mục đích để răn đe hậu thế: Người thực tài có công với đất nước sẽ được vinh danh, người không thực tài sẽ chịu nhục vì cái hư danh của mình đến muôn đời...