Ngô Tự Lập và “Hàn thử biểu tâm hồn”

02:26 CH @ Thứ Sáu - 03 Tháng Mười, 2008

Ngô Tự Lập có lẽ đã "đi xa" hơn Trần Đăng Khoa (về sự pha trộn thể loại) khi trong cuốn sách dày ngót 300 trang này, anh cho tập hợp rất nhiều dạng bài: Từ các bài khảo cứu văn hóa, tiểu luận, phê bình, chân dung văn học, các bài báo về nhiều lĩnh vực nghệ thuật, thơ (sáng tác) và thơ dịch; truyện dịch, một đôi bài điểm báo… và cuối cùng là loạt bài phỏng vấn mà tác giả lại là người… được hỏi.

Nhà văn Ngô Tự Lập vừa cho ra mắt bạn đọc cuốn "Hàn Thử biểu tâm hồn" - cuốn sách mà anh cho ghi ở ngoài bìa tên thể loại là: "Tiểu luận - đối thoại". Nếu như trước đây, người đọc thường được tiếp xúc với những cuốn sách có cấu trúc thể loại chặt chẽ, thể loại nào đi thể loại ấy, không chút "pha tạp", thì ít năm trở lại đây, họ đã quen dần với những cuốn có kết cấu… mở: Trong cùng một cuốn mà đủ cả bút ký, phê bình, trả lời phỏng vấn, đoản văn (sách xuất bản lần đầu mà như… tuyển tập vậy).

Ngay cuốn sách nổi đình đám như "Chân dung và đối thoại" của Trần Đăng Khoa, mặc dù tác giả đã đề ngoài bìa là "Bình luận văn chương", song vẫn không ít ý kiến tỏ ra băn khoăn không biết xếp nó thuộc loại gì. Đến độ, nhà văn Lê Lựu đã phải "dập" đi vấn đề này bằng một phát biểu rất… nhà văn: "Sách Chân dung và đối thoại không thể liệt được vào loại sách gì, mà chỉ nên xếp nó vào loại sách hay".

Ngô Tự Lập có lẽ đã "đi xa" hơn Trần Đăng Khoa (về sự pha trộn thể loại) khi trong cuốn sách dày ngót 300 trang này, anh cho tập hợp rất nhiều dạng bài: Từ các bài khảo cứu văn hóa, tiểu luận, phê bình, chân dung văn học, các bài báo về nhiều lĩnh vực nghệ thuật, thơ (sáng tác) và thơ dịch; truyện dịch, một đôi bài điểm báo… và cuối cùng là loạt bài phỏng vấn mà tác giả lại là người… được hỏi.

Vậy, ta có thể nói về cuốn sách của Ngô Tự Lập như nhà văn Lê Lựu đã nói về cuốn sách của Trần Đăng Khoa không, rằng thì đây là cuốn sách "không thể được liệt vào loại sách gì, mà chỉ nên xếp nó vào loại sách hay"? Câu trả lời còn chờ công chúng và thời gian, nhưng chắc chắn với riêng tôi, Ngô Tự Lập không nằm trong số những tác giả tầm phào, nhạt nhẽo.

Các bài viết của anh, dù đây đó còn đôi chút "làm dáng", trích dẫn ngoại ngữ nhiều, sử dụng điển cố, điển tích hơi… ngoài mức cần thiết, song ít nhiều vẫn gợi mở cho ta những nhận thức mới, hoặc kéo ta vào một cuộc phiêu liêu trí tuệ, khiến ta muốn bảo vệ được một quan điểm cố hữu nào đó của mình thì không thể không có những thao tác tìm tòi, mở mang kiến thức.

Chỉ cần liệt kê loạt tên bài của Ngô Tự Lập cũng có thể thấy anh có tham vọng xới lại một số vấn đề cũng như thu hút độc giả cùng tham gia vào "cuộc chơi" của mình. Đó là các bài "Sách bestseller như là hàn thử biểu tâm hồn"; "Toàn cầu hóa và chuyện thịnh - suy của văn học"; "Ai là cha đẻ thực sự của thơ Bút Tre?"; "Tiếng Việt có chính xác không?"; "Vì sao môn văn nhà trường không hấp dẫn?"; "Aristotle là kẻ đạo văn lớn nhất mọi thời đại?".

Ngay ở những bài có tiêu đề không thật gay cấn thì vẫn gợi cho người đọc một sự tò mò: "Y Ban: mắt thần và mắt người"; "Thái Bá Tân - cỗ máy dịch vĩnh cửu"; "Ngã ba Đồng Lộc" vẫn còn đang ở ngã ba điện ảnh Việt Nam"…

Thật ra, có những bài, "phát kiến" của Ngô Tự Lập không có gì lớn, nhưng lại cần thiết, nhất là đối với những bạn đọc trẻ và những người ít có điều kiện tiếp xúc với thơ Pháp qua nguyên bản. Như bài "Từ "Đi là chết…" trong thơ Edmond Haraucourt đến "Yêu là chết" trong thơ Xuân Diệu". Bài viết này đã được in trên tạp chí Văn hóa - Văn nghệ Công an (nay là Văn nghệ Công an) cách đây ít năm.

Trong bài viết, Ngô Tự Lập đã đích thân dịch bài thơ "Khúc rông-đô giã biệt" của nhà thơ Pháp nói trên ra tiếng Việt và đối sánh nó với bài thơ trứ danh "Yêu" (Yêu, là chết ở trong lòng một ít/ Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?/ Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu: /Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết") của Xuân Diệu. Có thể đây chỉ là cái cớ để Ngô Tự Lập giới thiệu bản dịch của anh với độc giả?

Có thể anh muốn người đọc có thêm cứ liệu để khi thưởng thức bài thơ của Xuân Diệu, sự liên tưởng của họ sẽ được rộng mở hơn? Và mặc dù Ngô Tự Lập có khẳng định trong bài: "Chắc chắn bạn đọc nhận ngay ra sự tương đồng đáng ngạc nhiên giữa hai bài thơ này, không chỉ tứ thơ, mà cả về hình thức thể hiện…", song những người biết chuyện hẳn không ai cho rằng anh có ý gây nên một xìcăngđan trong văn giới, bởi thực chất, trước đây, trong lần nói chuyện tại một trường đại học ở Pháp (cũng như viết trong sách), nhà thơ Xuân Diệu cũng đã tiết lộ sự vay mượn của mình đối với thơ Pháp (ngoài Haraucour, ông còn nêu hai trường hợp nữa đã có ảnh hưởng tới ông khi sáng tác bài "Yêu").

Điều đáng nói là, thông qua bài viết này, Ngô Tự Lập đã cung cấp cho bạn đọc một bản dịch hay. Và, ý nghĩa hơn, ấy là dù tiếp xúc với bài thơ Pháp nói trên, trong ta không hề suy giảm tình yêu đối với bài thơ "lai tây" của Xuân Diệu.

Tương tự vậy, trong bài "Tôi yêu em, bài thơ không hình ảnh", sau khi đưa ra bản dịch nghĩa của mình về bài thơ "Tôi yêu em" của thi hào Nga A.Puskin và đối sánh nó với bản dịch của dịch giả Thúy Toàn, Ngô Tự Lập mặc dù cho rằng "ở hai câu cuối cùng, cũng là hai câu Thúy Toàn đã hiểu sai ý tác giả", song anh cũng chỉ có ý định góp phần bổ sung thêm một cách cảm nhận về bài thơ trứ danh của nhà thơ Nga chứ không hề muốn "lung lạc"(và thực tế cũng không "lung lạc" được) người đọc trước một bản dịch thơ từng ăn sâu vào ký ức độc giả Việt Nam mấy chục năm nay.

Bản thân anh, ở cuối bài viết cũng đã bày tỏ thái độ của mình: "Viết những dòng này, với tư cách độc giả, tôi muốn tỏ lòng biết ơn đến dịch giả Thúy Toàn, người đã cho tôi biết Puskin trước khi tôi biết tiếng Nga. Bất kỳ bản dịch nào cũng cần phải sửa chữa nhiều lần. Tôi không có ý định đưa ra bản dịch của mình, vì Thúy Toàn xứng đáng là người tự chỉnh trang lại bản dịch". Phải khẳng định, đây là một thái độ rất lịch thiệp trong trao đổi học thuật. Nó giúp cho những ý kiến mới mẻ của anh dễ được người đọc tiếp nhận hơn.

Là người sáng tác kiêm dịch thuật, có vẻ như Ngô Tự Lập rất thích trao đổi và đề cập tới các hoạt động của những tác giả có chung sở trường với mình. Bài anh viết về nhà văn - dịch giả Thái Bá Tân đã đưa đến cho độc giả một cách mổ xẻ bất ngờ và không phải… không có lý. Ấy là khi Ngô Tự Lập đưa nhận xét: "Anh là một dịch giả có tên tuổi và thực chất lúc nào cũng là dịch giả"; "không có gì đáng ngạc nhiên nếu trong thơ của anh ta gặp Lý Bạch hay Basho, trong truyện của anh ta gặp Maupassant hay Trekhov".

Có thể những nhận xét này sẽ làm cho ai đó tự ái, nhưng thực tế, qua gặp gỡ, trao đổi với nhà văn, dịch giả Thái Bá Tân, chúng tôi nhận thấy, dù chưa hẳn đã đồng nhất hoàn toàn, song anh vẫn tôn trọng ý kiến của Ngô Tự Lập. Dĩ nhiên, cũng có người cho cách nhìn nhận vấn đề như thế là… nghiệt ngã, rằng Thái Bá Tân không phải không có những đóng góp đáng nể trong lĩnh vực sáng tác. Nhưng ta cần hiểu, ở đây Ngô Tự Lập muốn đặt Thái Bá Tân ở một vị trí cao để mà bình xét. Đó là cuộc chơi của những "người lớn với nhau".

Bứt lên khỏi những vụ việc cụ thể, tập sách của Ngô Tự Lập dành một số trang thích đáng cho những vấn đề mà anh xem là "mối bận tâm của số đông". Tuy nhiên cũng phải nói ngay, ở phần này, mặc dù cách lý giải vấn đề của Ngô Tự Lập không phải không có chỗ thuyết phục (như khi anh nhận định: "Nền kinh tế tư bản toàn cầu hóa không cần biết đến các quốc gia dân tộc, cũng chẳng cần đến chủ thể văn hóa dân tộc. Nhưng sự tàn lụi của khoa học xã hội đặt ra một câu hỏi: Làm sao có thể có một xã hội dân chủ nếu như người dân bị biến thành những cỗ máy lao động và tiêu thụ chứ không được đào tạo để suy nghĩ như những chủ thể chính trị độc lập. Rất nhiều người, trong đó có tôi cho rằng đây chính là vấn đề lớn nhất của giáo dục ngày nay, trước hết là ở Hoa Kỳ" - bài "Toàn cầu hóa và chuyện thịnh - suy của môn văn học"; hoặc khi anh phân chia giới nhà văn ra làm 2 loại và cho rằng "những người sáng tác bằng kinh nghiệm trực tiếp có thể độc đáo nhưng thường chóng lặp lại mình và nhiều người chỉ có một tác phẩm. Những tác giả lớn bao giờ cũng là những người học rộng, đọc nhiều, đi nhiều, tóm lại là phải sáng tác bằng kinh nghiệm gián tiếp"- bài "Về quỹ dịch thuật Phan Chu Trinh và văn hóa đọc"), song cũng có những bài tiêu đề thì lớn mà vấn đề giải quyết lại có phần… đơn giản.

Như bài "Truyện ngắn Việt Nam có ngang tầm thế giới?", tác giả dẫn lời một nhà văn nữ cho rằng nếu so sánh với truyện ngắn Mỹ đương đại thì "truyện ngắn Việt Nam không đến nỗi tồi", và cả bài viết của anh dành để chứng minh cho "việc đánh giá sai lầm" này. Theo Ngô Tự Lập thì sở dĩ nhiều người có suy nghĩ đó là vì nghề dịch thuật của chúng ta còn chưa làm tròn sứ mệnh của mình. Thiết nghĩ, không phải ý kiến nào cũng cần phải tranh luận. Làm vậy là dùng đại đao để… mổ chim sẻ.

Ngô Tự Lập là tác giả có cách hành văn mạch lạc, tư duy sáng rõ. Tuy nhiên, hẳn vì chưa xác định rõ đối tượng đọc sách của mình nên có chỗ anh hơi rậm lời. Sự liệt kê, trích dẫn một cách thừa thãi cũng làm cho một số bài viết trở nên nặng nề (như các bài "Sách bestseller như là hàn thử biểu tâm hồn'; "Sứ mệnh của vần điệu", kể cả bài "Toàn cầu hóa và sự thịnh - suy của môn văn học").

Việc anh theo đuổi những mối quan tâm riêng của mình mà không thật quan tâm đến việc thông tin mà anh đưa ra đã bị thời đại Internet "qua mặt" hay chưa đã khiến một số cuộc tranh biện của anh đưa anh vào tình thế của người "tỉ thí với cối xay gió" - như có nhà phê bình văn học đã nhận xét.

Dẫu vậy cũng phải công bằng mà nhìn nhận rằng, một số bài viết có hàm lượng thông tin cao của Ngô Tự Lập, như các bài "Từ bản Tuyên ngôn Độc lập đến việc học ngoại ngữ của Hồ Chủ tịch", "Jean Sary- nhà thơ Pháp dịch Hồ Xuân Hương", "Những ngọn đuốc sống mãi" - những bài kết hợp khá nhuần nhị giữa cảm xúc và vốn kiến thức của tác giả - luôn là những bài tạo được dư ba trong lòng bạn đọc.

Trong một bài trả lời phỏng vấn, Ngô Tự Lập đã tự tin cho biết: "Năm vừa rồi tôi có in hai cuốn, tập tiểu luận "Minh triết của giới hạn" và tập truyện ngắn "Giấc ngủ kỳ lạ của ông Lương Tử Ban". Cuốn "Minh triết của giới hạn", như người làm sách cho biết, hiện thuộc loại bán chạy nhất trong các sách nghiên cứu".

Cuốn "Hàn thử biểu tâm hồn" của Ngô Tự Lập vừa mới được NXB Hội Nhà văn cho phát hành. Hy vọng nó sẽ tiếp tục được thừa hưởng sự quan tâm của độc giả như một số cuốn sách của cùng tác giả đã xuất bản trước đó

Nguồn:cand.com
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Toàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học

    31/01/2006Ngô Tự LậpCó người thích học văn, nhưng cũng có không ít người coi học văn là một cực hình, hoặc một cách lãng phí thời gian. Cũng có người thích đọc văn, nhưng ghét học văn. Thế nhưng ở bất kỳ nước nào trên thế giới môn văn cũng là một trong những môn quan trọng nhất. Lý do nào khiến môn văn được ưu ái như vậy?
  • Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ

    16/05/2016Ngô Tự LậpTrích đăng từ bài “Giáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại” của Ngô Tự Lậpbàn về trí thức và nửa trí thức.
  • Đừng để bị “ nhân bản vô tính” về tư duy

    20/09/2008Kiều Hải thực hiệnNgười ta vẫn thường hay chê sinh viên thụ động, học hành thì như “ học sinh cấp 4” . Nhưng làm thế nào để có được những lớp sinh viên chủ động, sáng tạo, có bản sắc và chính kiến?Liệu rằng cùng với sự hội nhập quốc tế sâu rộng, đã có thể mong đợi sự “ lột xác hoàn toàn” khi một thế hệ SV mới toanh bắt đầu bước chân vào giảng đường ĐH?
  • Thi ca như là hàng hoá và dịch vụ

    20/03/2006Ngô Tự LậpKhi coi thơ là hàng hoá hoặc dịch vụ, tôi biết là có nguy cơ sẽ bị các nhà thơ, các nhà phê bình, và cả những người yêu thơ - những người mà tôi không chỉ kính yêu mà còn luôn hướng tới với niềm hy vọng - phản bác, thậm chí nguyền rủa. Tôi còn biết rằng nguy cơ sẽ tăng gấp đôi nếu tôi coi thơ là cả hai thứ ấy...
  • Thơ hay là cái chết của thời gian

    28/09/2005Ngô Tự LậpVề thơ như là một tổ chức ngôn ngữ quái đản. Tiểu luận Thơ là gì là một bài viết rất đặc trưng cho phong cách của ông Phan Ngọc: nhiều tâm huyết nhưng cũng nhiều võ đoán. Suốt bài viết với giọng cực kỳ tự tin này lấp lánh đây đó những nhận xét sâu sắc bên cạnh những từ ngữ và thuật ngữ cố tình lạ tai gây cảm giác khó chịu: “Quái đản”, tính thao tác”, “sự thức nhận”… (Tôi xếp vào loại này cả những từ to tát không cần thiết khác như vượt gộp", "thao tác luận"... rất nhiều trong các bài viết của ông). Mặc dù thú vị, bài viết này, theo tôi, có nhiều điểm chưa thích đáng, cả trong các nhận định lẫn trong thao tác khoa học.
  • Vì sao môn văn trong nhà trường không hấp dẫn?

    19/09/2005Ngô Tự LậpBài văn của Nguyễn Phi Thanh làm chấn động dư luận xã hội và đặc biệt là các nhà giáo, nhưng thật ra nó chỉ lặp lại một sự kiện tương tự xảy ra trước đó 3 năm (2002)...
  • Trong những đường hầm của thi ca

    29/08/2005Ngô Tự LậpCòn các nhà thơ, giống như tất cả mọi người, họ đang đi vào những đường hầm biệt lập, trong đó họ sáng tạo ra những bài thơ mới cho những độc giả mới của họ. Đó là lý do duy nhất để họ tồn tại. Đó cũng là niềm hy vọng làm một điều có ích. Chỉ điều đó thôi cũng đã đem lại cho họ sức mạnh để không gục ngã...
  • Bản sắc văn hoá - tính tương đối của sự đa dạng

    25/08/2005Ngô Tự LậpThế nhưng chúng ta cũng không thể không nói đến niềm hân hoan khi tiếp xúc với những miền đất lạ, những tiếng nói lạ hay những giai điệu xa xôi. Những gì diễn ra trong quan hệ giữa các nền văn hoá vào phút giây gặp gỡ gieo trồng những cảm xúc giống như tình yêu trai gái khi lần đầu ánh mắt giao nhau. Tất cả nói lên điều gì? Bản sắc đóng vai trò như thế nào trong đời sống nhân loại? Và sự đa dạng về bản sắc có cần đạt đến bằng mọi giá hay không?
  • Kế hoạch 500 cuốn sách

    22/08/2005Ngô Tự LậpCó một việc vô cùng quan trọng mà theo tôi chúng ta cần phải và có thể làm ngay, đó là tạo điều kiện để người Việt tiếp cận với những tác phẩm quan trọng nhất của nhân loại...
  • "Tín - đạt - nhã" - chuyện cũ mà chưa cũ

    07/07/2005Ngân HuyềnBa chữ “Tín - Đạt - Nhã” đã là chủ đề của ít nhất hai cuộc thảo luận trong giới dịch thuật Việt Nam những năm 1960 và 1990. Tháng ba vừa qua (2003), tại Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, chủ đề này lại được “hâm nóng” trở lại với sự tham gia của các nhà giáo, dịch giả, nhà văn, nhà thơ: Trần Thiện Đạo, Hoàng Hưng, Hoàng Thúy Toàn, Lê Đức Mẫn, Ngô Tự Lập, Nguyễn Văn Dân, Đoàn Tử Huyến.
    Cuộc tọa đàm do Ngân Huyền lược thuật.
  • Giáo dục bằng tiếng Việt - Cuộc chiến hai ngàn năm

    14/05/2003Chúng ta là người Việt, nói tiếng Việt, học tập, làm thơ, làm toán và viết luận án khoa học bằng tiếng Việt - điều đó có vẻ đương nhiên. Thực ra thì không phải thế...
  • xem toàn bộ