Asiad 2019: bỏ cuộc sớm còn hơn để dân oằn vai gánh nợ

09:38 SA @ Chủ Nhật - 06 Tháng Tư, 2014

Nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc về phiên điều trần ngày 18-3 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao & du lịch Hoàng Tuấn Anh xung quanh việc đăng cai tổ chức Asiad 2019, trong đó đề nghị sớm bỏ cuộc để người dân đỡ oằn vai gánh nợ.


Quả là kinh phí tổ chức Asiad 18 tuy mới trên giấy từ hai năm nay, song đã cho thấy tốc độ leo thang phi mã rồi. Mới tháng 11-2012, Ủy ban Olympic VN còn dự trù kinh phí là 3.149 tỉ đồng (tương đương 150 triệu USD) và giới hữu trách thuyết minh đầy hãnh diện rằng Asiad 2019 sẽ trở thành kỳ đại hội “siêu tiết kiệm” nhất trong lịch sử các lần tổ chức.

Thế nhưng, nay thì Bộ Tài chính đã cập nhật lại các tính toán: ngân sách cho Asiad 18 lên đến 300 triệu USD, song dự toán này vẫn chưa bao gồm kinh phí đào tạo vận động viên; duy tu, nâng cấp, sửa chữa các công trình có sẵn hoặc xây mới... như vòng chảo đua xe đạp tốn 10.000 tỉ đồng mà nay nhà đầu tư Hàn Quốc đang dội ngược vì tình hình kinh tế, nhất là kinh doanh bất động sản đang “chết”...

Trả lời của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh quả là đáng quan ngại: “Chúng tôi nhận thức được kinh tế VN còn hết sức khó khăn nhưng khó khăn chỉ là tạm thời”.

Có đúng là khó khăn kinh tế chỉ là tạm thời hay không?Vụ vay 500 triệu USD để sửa quốc lộ 20 mãi không được, cuối cùng mới vừa được MIGA, Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương chuyên bảo hiểm rủi ro chính trị và tăng cường tín dụng của nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), đứng ra bảo lãnh rủi ro khi ta không trả được nợ vay, cho thấy khó khăn này có là tạm thời hay không?

Vay chỉ 500 triệu USD mà cần phải được bảo lãnh rủi ro, e rằng “khó khăn tạm thời” mà Bộ trưởng VH-TT&DL khẳng định sẽ phải tính bằng đơn vị năm hay thập niên!

Mục đích mà Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đưa ra cho việc đăng cai Asiad cũng thiếu tính thuyết phục: “Đây sẽ là cơ hội lớn giúp VN nâng cao vị thế chính trị, thu hút đầu tư, khách du lịch, tạo niềm tin cho khu vực, thế giới”. Xin thưa, vị thế chính trị của ta cao tới đâu thế giới đã tường tận rồi, có cần đợi đến năm 2019 để nhờ Asiad mà “nâng cao vị thế thu hút đầu tư, khách du lịch”?

Cách giải thích đó chỉ phù hợp ở đầu những năm 1990. Về lập luận “Tổ chức Asiad 18 cũng là dịp để... nâng cao thể lực, tầm vóc cho người Việt. Thể lực của người VN đang rất có vấn đề nên từ sự kiện này sẽ được cải thiện...”, xin nhường cho các chuyên gia dinh dưỡng, y tế cộng đồng trả lời.

Chỉ xin mạn phép nhắc rằng mới đây, hôm 23-1-2014, WB khi phê duyệt 60 triệu USD tín dụng cho chương trình mang tên “Cơ hội thoát nghèo truyền kiếp” (từ ngữ của WB), giúp VN thử nghiệm cải tiến công tác quản lý và cung ứng dịch vụ xã hội tại bốn tỉnh, WB đã cảnh báo vấn đề ở VN bây giờ không phải xóa đói giảm nghèo theo số lượng, mà là làm sao để đừng “nghèo truyền kiếp”, tức nghèo cứ từ đời này sang đời khác. Câu chuyện cầu treo bị gãy tháng trước đã là thương đau rồi, và câu chuyện “qua suối trong túi nilông” tháng này còn khốn khổ hơn một bậc ở chỗ cây cầu treo “lắt lẻo, gập ghềnh “còn chưa có được là “truyền kiếp” hay “tạm thời”?

Nộp phạt 1 triệu USD sớm vì bỏ cuộc Asiad còn hơn là nợ “truyền kiếp”!

THIÊN DI

Coi chừng ngân sách quốc gia trở thành con tin

* Nhiều dự án khai ít vốn ban đầu để dễ được duyệt, được thông qua, nhưng sau đó lại kê đủ thứ hạng mục này, hạng mục kia vống lên cả núi tiền, bắt cái túi ngân sách quốc gia như trở thành “con tin”. Kinh tế thế giới suy giảm, thiên hạ né, sao chúng ta lại ôm Asiad vào? Hãy nhìn thẳng vào thực trạng thôi thì đành bị phạt, đề nghị Chính phủ xin rút lại việc đăng cai Asiad cho dân đỡ phải oằn vai ra gánh nợ.

ĐỖ QUANG ĐÁN

Đã có tiền lệ

* Cưỡi lên lưng cọp không phải là chỉ một sự đã rồi, không thể thay đổi. Hãy xác định rõ nếu bây giờ ta leo xuống - từ bỏ quyền đăng cai Asiad, hay hợp tác với nước khác như Thái Lan, Lào... để đồng tổ chức thì những hệ quả có thể có là gì. Để an toàn, hãy nghĩ ra những hệ quả/hậu quả xấu nhất có thể. Sau đó so sánh nó với hậu quả của việc nếu chúng ta tiếp tục nhắm mắt đưa chân, để mặc con cọp lao đi đâu thì lao vì thể diện, vì cái tư tưởng “đã leo lên lưng cọp thì không bao giờ xuống”, hoang phí biết bao nhiêu tiền bạc, mồ hôi công sức của dân, trong khi đất nước đang có biết bao nhiêu việc khác cần lo. Số tiền đó có thể xây được biết bao nhiêu cây cầu chất lượng và an toàn, để cho những đứa trẻ không còn phải chui vào bịch nilông mà bơi qua sông?! Số tiền đó có thể lo được biết bao nhiêu bữa “cơm có thịt” cho những người nghèo?! Số tiền đó có thể xây thêm những bệnh viện lớn, để bệnh nhân và thân nhân không phải vạ vật chen chúc dưới gầm giường, hành lang.

Nếu ai đó lo sợ mất thể diện quốc gia thì hãy nghĩ lại cái gọi là thể diện quốc gia đó là gì. Việc một quốc gia đăng cai rồi xin rút cũng không phải chưa từng có tiền lệ. Ở Asiad năm 1970, Hàn Quốc sau khi được lựa chọn đăng cai đã xin rút vì những khó khăn trong nước. Thái Lan sau đó đã đứng ra nhận tiếp tục tổ chức. Đến bây giờ có ai chê trách gì người Hàn Quốc vì lựa chọn đó của họ không? Vì vậy, mong tất cả mọi người hãy sáng suốt xem xét, dũng cảm xuống khỏi lưng cọp nếu đó là việc cần làm. Đừng để thành tiền lệ rằng chỉ cần ai đó đặt mình lên lưng cọp thì coi như “chỉ có ngồi chờ chết!”.

blue1922@...

Nguồn:Tuổi trẻ
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Suy nghĩ về giàu nghèo và hãy thay đổi mình

    14/01/2016Nguyễn Tất ThịnhUh... Biển lớn WTO đây rồi !!! Ah... Nguy cơ và thách thức !!! Oh...Khủng hoảng kinh tế toàn cầu !!! Ih... Đổ vỡ hệ thống Tài chính Toàn câu !!! Eh... Phá sản và thất nghiệp tràn lan!!! Hm... Khẩn cấp cứu trợ cả gói!!! Rm... Các Chính phủ hãy đoàn kết lại!!!
  • Giới trẻ 'nghèo' nhất tài sản gì?

    09/03/2017Khắc GiangĐể định vị vững vàng, người trẻ phải tự mình đối diện và giải quyết khủng hoảng lớn nhất - khủng hoảng niềm tin...
  • Làm gì khi đất nước còn nghèo?

    18/05/2016Nguyễn HòaĐất nước còn nghèo, vậy mà đáng lẽ phải đồng tâm, hiệp lực giúp cho đất nước giàu mạnh, thì nhiều người trong chúng ta lại thực hành những lựa chọn văn hóa không tương ứng với điều kiện kinh tế của đất nước mình. Nhậu nhẹt đang trở thành một thứ quốc nạn mà nếu thừa nhận, nhiều nhà chức trách cũng phải bóp mồm, bóp miệng...
  • Nghèo khó nghĩa là muốn làm gì thì làm?

    13/05/2016Vương Trí NhànThương người cũng phải có cách thương hợp lý, nếu không lòng tốt của chúng ta chỉ gây thêm tác hại. Đó là chuyện những người bán hàng theo lối bán lấy được.
    Đến thăm một vùng đất mới, người ta không thể ngồi mãi trong khách sạn mà phải lang thang ra phố. Nhưng người nước ngoài đến với các đô thị ở ta gần đây kêu trời vì chuyện trên đường họ bị mấy thanh niên chạy theo ép mua bản đồ hoặc các thứ quà lưu niệm lặt vặt...
  • Sự giàu có và nghèo đói của các quốc gia

    02/03/2016Charles WheelanChúng ta có thể lạc quan về sự phát triển của các quốc gia trên thế giới, vì xét trên lý thuyết, các nước nghèo có thể thu hẹp khoảng cách với các quốc gia giàu khi vay mượn các tiến bộ của họ. Khi một công nghệ được phát minh, nó có thể được san sẻ với các nước nghèo với chi phí gần như bằng không. Do đó, người dân Ghana không cần phát minh ra máy tính cá nhân mới được hưởng lợi từ sự ra đời của nó, họ chỉ cần biết cách sử dụng nó mà thôi.
  • Nghèo đói là trường đại học lớn nhất

    18/03/2015Mẹ tôi, người mẹ tốt nhất thế gian tên Lý Diệm Hà. Bà đã tần tảo quần quật làm việc ngày đêm... Mẹ đã làm tất cả chỉ để cho tôi có thể theo
    học nên người...
  • Người nghèo, chó dữ và những ông chủ giàu

    13/11/2014TS. Phạm Duy NghĩaSuy nghĩ từ vụ chó bécgiê cắn chết một phụ nữ đi mót cà phê ở Buôn Ma Thuột...
  • Nguồn gốc của Quyền lực, Thịnh vượng và Nghèo khó

    29/05/2014…Cái gì giải thích những sự khác biệt lớn này về nghèo khó và thịnh vượng và các hình mẫu tăng trưởng? Vì sao các quốc gia Tây Âu và các nhánh thuộc địa của chúng đầy người định cư Âu châu bắt đầu tăng trưởng trong thế kỷ mười chín, hầu như không nhìn lại? Cái gì giải thích sự xếp hạng dai dẳng về bất bình đẳng ở bên trong châu Mỹ? Vì sao các quốc gia Phi châu hạ-Sahara và Trung Đông đã không đạt kiểu tăng trưởng thấy ở Tây Âu, trong khi phần lớn Đông Á đã trải nghiệm tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nhanh dễ gây tai nạn?
  • Toàn cầu hóa chênh lệch giàu nghèo

    15/04/2014Nguyễn Trần BạtTrên các phương tiện thông tin đại chúng, không chỉ ở Việt Nam mà hầu như trên toàn thế giới, người ta nói rất nhiều về sự nghèo đói và hiện tượng chênh lệch giàu nghèo. Tuy nhiên, ở đây có một điểm cần làm rõ, đó là phải phân biệt sự nghèo đối với khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, sự nghèo đói và chênh lệch giàu nghèo với nhận thức về chúng...
  • Bàn thêm về khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam

    24/05/2010GS. TSKH Nguyễn Ngọc TrânKhoảng cách giàu - nghèo không phải chỉ là một chỉ tiêu kinh tế. Nó còn phản ánh sự gắn kết xã hội và là một thể hiện của sự bình đẳng trong xã hội. Khoảng cách giàu - nghèo ắt sẽ nảy sinh. Nhưng sự bền vững của phát triển ở tất cả các nước, và hơn thế nữa định hướng xã hội chủ nghĩa, không chấp nhận khoảng cách giàu - nghèo đi vào phân cực quá một ngưỡng cho phép.
  • Phát triển đất nước ta khỏi nghèo nàn lạc hậu

    20/05/2009Thu San Nguyễn Thế HùngNếu có một trường nghề dạy cho sinh viên hiểu về ba cụm từ "phát triển", "kĩ thuật" và "công nghệ" thì cơ hồ chỉ bằng những máy móc trung bình chúng ta có thể biến đổi tạo tác ra những sản phẩm có chất lượng rất cao, mà lại đạt qui mô rất lớn, số lượng rất nhiều nữa. Đó chính là phát triển nhanh và bền vững. Chứ nhất quyết không thể dùng phép đi tắt đón đầu để phát triển. Và chúng ta sẽ không những đuổi kịp mà còn sánh vai, rồi vượt lên hàng đầu nữa.
  • Sự nghèo nàn của văn hóa sách ở Việt Nam

    02/02/2009Vương Trí NhànTrước khi đòi hỏi người đọc Việt Nam đến với sách, nên nhớ là chúng ta, những người làm văn hóa, thường chỉ đưa đến họ những cuốn sách tẻ nhạt phù phiếm xa lạ với cuộc sống của chính họ. Sự nghèo nàn của văn hóa sách Việt Nam là một căn bệnh kéo dài kinh niên trong lịch sử...
  • Nông dân nghèo - mối nguy của xã hội

    05/06/2008TS Nguyễn Đức Truyến (Viện xã hội học)Sau hơn 20 năm đổi mới, lần đầu tiên hiện tượng đầu cơ gạo xuất hiện không chỉ làm giá gạo tăng vọt mà còn tạo nên cú sốc toàn xã hội.
  • Toàn cầu hoá, kinh tế thị trường và sự nghèo đói

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtTrên các phương tiện thông tin đại chúng, không chỉ ở Việt Nam mà hầu như trên toàn thế giới, người ta nói rất nhiều về sự nghèo đói và hiện tượng chênh lệch giàu nghèo. Tuy nhiên, ở đây có một điểm cần làm rõ, đó là phải phân biệt sự nghèo đói với khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, sự nghèo đói và chênh lệch giàu nghèo với nhận thức về chúng...
  • Toàn cầu hóa có giảm được đói nghèo?

    10/05/2007Quan điểm chủ yếu của những người chống toàn cầu hóa là: toàn cầu hóa làm các nước giàu càng giàu hơn và các nước nghèo càng nghèo hơn. Còn những người ủng hộ thì cho rằng toàn cầu hóa sẽ đem lại lợi ích cho các nước nghèo. Nhưng nếu nhìn vào những bằng chứng thực tế, chúng ta sẽ thấy rằng vấn đề này phức tạp hơn khá nhiều.

  • xem toàn bộ