Bàn về con người xã hội Việt Nam

01:32 CH @ Thứ Sáu - 30 Tháng Mười Hai, 2016

Cuối năm 2013 giới khoa học tiễn biệt một cây đại thụ trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn - giáo sư Phạm Đức Dương. Với nhiều công trình nghiên cứu lý thuyết và tích cực tiếp xúc dẫn dắt thế hệ trẻ, thầy Dương trăn trở nhiều về vấn đề con người, đặc biệt là con người Việt Nam...

Một cơ thể

Đúng như cái chữ đã dùng, mỗi chúng ta trong cuộc đời mình luôn phấn đấu để thành nhân, cố gắng để làm người. Nhưng trong mỗi chúng ta luôn có phần con - bản năng thú vật - tồn tại mà từng phút từng giây trí tuệ và tư duy phải biết chế ngự.

Chỉ cần một phút quên tu dưỡng là cả một đám đông sẵn sàng lăn xả vào cướp hàng trăm triệu tiền bia của người tài xế tội nghiệp bị tai nạn. Chỉ cần một giây thiếu kiềm chế là người được trao nhiệm vụ giữ trật tự siết cổ nạn nhân đến bất tỉnh. Nhưng cũng may là chưa đến độ say máu giết chết người như kẻ trộm chó xấu số.

Với tốc độ lan tỏa nhanh chóng của Facebook trong năm qua, một mạng xã hội mới nhanh chóng được thiết lập trong cộng đồng người Việt, xuyên vùng miền, vượt biên giới quốc gia, liên kết mọi thế hệ và người Việt khác giới và chính kiến cũng như quan điểm sống. Nhờ có mạng lưới đó mà mỗi chúng ta có cảm nhận rõ nét hơn về xã hội Việt Nam, như một cơ thể sống có nhiều thành phần.

Khi bắt đầu xây dựng ngành xã hội học, nhiều trường phái thích sử dụng hệ thống khái niệm của ngành sinh học để mô tả xã hội con người như một thể hữu cơ đang sinh tồn, và thông qua đấu tranh chọn lọc giữa các mặt mâu thuẫn mà tiến hóa, tức là phát triển.

Karl Marx cũng từng nói rằng lao động làm ra con người, đưa loài động vật bậc cao trở thành loài người với bề dày lịch sử cơ cấu tổ chức, đạo đức và thẩm mỹ. Thời nay, tác giả của quyển sách best seller David Brooks cũng có cái nhìn tương tự, rằng con người là loài động vật có nhu cầu liên kết xã hội - social animal.

Sử dụng góc nhìn này để phân tích xã hội Việt Nam thông qua những bức ảnh chụp được chia sẻ và “status” trên trang nhà các “Facebooker” ta sẽ thấy rất rõ các mặt đối lập trong xã hội đã đấu tranh với nhau như thế nào trong năm qua. Có những điều khiến người ta sửng sốt, như hàng dài người kiên nhẫn chờ đến giờ vào nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp để thắp nhang cúi lạy.

Giống như tướng Trần Hưng Đạo từng hiển thánh, tín ngưỡng dân gian Việt Nam đã phong thánh cho cụ Giáp và người dân đổ về để cầu mong một điều gì đó, cho bản thân và cho xã hội. GS Trần Đức Dương đã giải thích đó là cách để người ta gửi gắm lòng tin, mà nói theo góc nhìn của sinh học xã hội, thì đó là cách để cơ thể con người xã hội bày tỏ khát vọng sống, thể hiện quyết tâm chiến thắng bệnh tật để lột xác.

Đó có lẽ chính là biểu hiện rõ nhất của con người xã hội Việt Nam trong năm 2013.

Chữa thương

Giống như cơ thể người, khi vết thương đến giai đoạn kịch tính thì dù não bộ ở trung ương vì sợ đau đớn mà không dám đụng chạm cứ cố gắng che giấu, nhưng bản năng sinh tồn vẫn khiến tay chân phải gãi trong lúc ngủ, làm chỗ lở loét toác miệng ra, trút hết mủ dơ ra ngoài, chờ được làm sạch và khép miệng.

Cũng như các tế bào còn lành lặn, những con người còn lương tri trong xã hội tự lên tiếng phản kháng, treo biểu ngữ xin lỗi, và tích cực hơn là có hành động can thiệp để lên án cái xấu, hay lập đội hiệp sĩ đi bắt cướp. Nếu sức đề kháng của cơ thể còn mạnh, niềm khao khát sự sống còn mạnh, thì cơ thể sẽ mau chóng lành lặn trở lại.

Nếu sự phản kháng của những con người có lương tri đủ mạnh và không bị kẻ xấu dập tắt nhanh chóng thì xã hội sẽ có hi vọng sớm quay trở lại cuộc sống lành mạnh.

Giống như bạch cầu di chuyển trong máu tập trung về ổ dịch để kháng cự, những tiếng nói lương tri được mạng xã hội chuyển tải từ nơi này đến nơi khác trong con người xã hội Việt Nam. Những tiếng nói đó có lúc còn được những nhà báo có lương tri giúp khuếch đại trên các cơ quan truyền thông, góp phần diệt trừ những ổ bệnh cục bộ, và răn đe những người đang có ý định làm điều xấu.

Và năm 2013 còn ghi nhận sự xuất hiện của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, đơn vị chịu trách nhiệm chính về những căn bệnh của xã hội Việt Nam. Với trên 600 chuyên gia từ bậc tiến sĩ trở lên ở 31 cơ quan nghiên cứu trực thuộc, họ sẽ là những người đưa ra phác đồ điều trị từ ở mức địa phương cục bộ cho đến tầm trung ương cả nước.

Cái cần nhất là não bộ ở trung ương hiểu rằng cần phải điều trị và quyết tâm chữa bệnh.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ảnh hưởng của Phật giáo với con người Việt Nam

    29/05/2018Từ khi du nhập Việt Nam đến nay, Phật giáo đã tồn tại và gắn liền với lịch sử dân tộc, nó ngấm sâu vào tư duy và trở thành một bộ phận văn hoá, nếp sống của người Việt. Vậy nó ảnh hưởng đến con người Việt Nam như thế nào?
  • Chỗ mạnh, chỗ yếu trong tâm lý con người Việt Nam khi đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/12/2015GS.TS. Hoàng TụyPhân tích để hiểu rõ những đặc điểm văn hoá, tâm lý của dân tộc, những truyền thống tốt, những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển, cùng với những nhược điểm, những yếu tố chưa tốt, thậm chí tiêu cực, đang hoặc sẽ níu kéo chúng ta lại sau, là việc làm hết sức cần thiết để giúp xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh và điều kiện thế giới ngày nay...
  • Một đóng góp vào việc nhận dạng con người Việt Nam hôm nay

    29/11/2014Vương Trí NhànCó những cuốn sách làm cho người đọc căm ghét cuộc sống( chẳng hạn; một số tác phẩm hiện thực phê phán); có những cuốn sách làm cho người đọc thêm yêu đời nhiều hơn. Còn qua những trường hợp như Thời xa vắng của Lê Lựu, đọc xong, tự nhiên tôi cứ thấy tiếc đời...
  • Toàn cầu hóa và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay

    28/05/2007Nguyễn Thị Thanh HuyềnToàncầu hóalà một xu thế khách quan,có tácđộng mạnh mẽ đến mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân con người. Sự tácđộng củanó có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa dẫn đến nhiều nguycơ mà do nhiều nguyên nhân, dẫn đến nguycơ suy thoáiđạo đức, lối sống của con người Việt Nam...
  • Nghiên cứu con người Việt Nam: Mấy vấn đề nhận thức và phương pháp

    18/12/2006Hồ Bá Thâm...từ lâu các học giả nước ta đã chú ý nghiên cứu con người và nhất là con người Việt Nam từ nhiều góc độ, lối nhìn mà càng về sau càng toàn diện và sâu sắc hơn. Kết quả đó cũng khá khả quan như một bước tiến dài trên con đường nghiên cứu nhiều mặt giúp cho độc giả có hiểu biết khá hệ thống ở tầm khoa học và triết học về con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng...
  • Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo đức đối với nhân cách con người Việt Nam hiện nay

    10/08/2006Cao Thu HằngNhững giá trị tinh thần và đặc điểm của nhân cách con người Việt Nam có nguồn gốc sâu xa và bắt nguồn từ những hoàn cảnh địa lý, môi trường tự nhiên, lịch sử và xã hội...
  • Nghiên cứu con người Việt Nam qua các trước tác của Nguyễn Văn Huyên

    05/03/2006GS. TS. Phạm Minh HạcNgoài đóng góp to lớn của Nguyễn Văn Huyên với nền giáo dục và khoa học giáo dục của nước Việt Nam độc lập, ông đã đề cập nhiều đến vấn đề con người, nhân cách con người và cách hình thành, phát triển nhân cách con người thế hệ trẻ Việt Nam...
  • Con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

    09/02/2003Xuân Hà lược ghi (từ kết luận của chương trình nghiên cứu KX – 07)Trong các di sản truyền thống, bên cạnh mặt tích cực cũng hàm chứa mặt hạn chế, những phản giá trị. Trên đại thể, những mặt tiêu cực và hạn chế của di sản truyền thống VN cũng bộc lộ khá rõ mà những nét nổi bật nhất là tính cục bộ, địa phương, tâm lý bình quân chủ nghĩa gắn với thái độ “cào bằng”, ghen ghét, đố kỵ những người trỗi vượt hơn mình, tinh thần cầu may, tác phong tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lối làm ăn nhỏ, manh mún, không biết lo xa và hạch toán kinh tế, chưa tôn trọng con người cá nhân chủ thể, tư duy phân tích, thực nghiệm và luận lý kém...
  • Nghiên cứu con người Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước

    18/10/2005Hồ Sĩ QuýĐặt trong tương quan với những hiểu biết về các đối tượng khác, nhất là, đặt trong tương quan với những nhu cầu của sự phát triển đất nước, của sự phát triển bản thân con người trước thách thức của thế kỷ XXI, thì nhiệm vụ này thực ra là mới mẻ, cấp bách, và nói thật chính xác thì vấn đề con người trong xã hội hiện đại khác khá xa với vấn đề con người mà nhận thức truyền thống đã từng lý giải. Đây là điều cần lưu ý khi tiến hành những nghiên cứu về con người, đặc biệt là nghiên cứu lý luận...
  • Giáo dục như thế nào để phát huy tiềm năng con người Việt Nam?

    06/02/2004Những nhận xét của em Lương Thế Vinh trên Thanh Niên số 13 (ngày 13/1/04) rất sâu sát với hiện trạng giáo dục tại các trường trung học phổ thông của nước ta. Vinh là một trong số hàng trăm ngàn học sinh phổ thông của nước ta, đã dám nói lên sự thật mà rất nhiều thầy cô không muốn nói...
  • xem toàn bộ