Ban Thanh tra đặc biệt chống tham nhũng

08:31 CH @ Thứ Ba - 28 Tháng Hai, 2006

Một tháng sau ngàygiành được chính quyền trên cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc gặp gỡ với đại biểu báo chíngày 6/10/1945, đã nói: Chính phủ dân chủ cộng hoà lâm thời là công bộc của dân. Làm việc nước hay làm việc gì khác, người ta thường muốn có một chút danh hay một chút lợi về phần mình. Nhưng anh em trong Chính phủ lâm thời hiện nay, như quốc dân đã biết, ra gánh vác việc nước, không ai mong danh hay chuộng lợi.Muốn cho danh chính, thì danh, làm sao cho dân tộc mình có danh với thế giới và lợi, làm thế nào cho tranh được lợi với thế giới.

Trong khi lãnh đạo chính quyền, Hồ Chủ tịch quan tâm nhất đến vấn đề sao cho được lòng dân, và xem đó như nguyên tắc cao nhất. Người viết trên báo Cứu quốc 65 ngày 12/10/1945: "Ta nhận thấy xung quanh các UBND, một vài nơi tiếng phàn nàn oán thán nhiều hơn các Uỷ ban địa phương. Những Uỷ ban đó không những không được dân yêu, còn bị dân khinh, dân ghét là khác nữa.

Thứ nhất, dân ghét các ông Chủ tịch các ông uỷ viên vì cái tật ngông nghênh, cậy thế cậy quyền. Những ông này không hiểu nhiệm vụ và chính sách của Việt minh, nên khi nắm được chính quyền trong tay vẫn lạm dụng, có được mấy khẩu súng lục trong túi lúc nào cũng lăm le muốn bắn, đeo chiếc kiếm bên mình lúc nào cũng chỉ chực muốn chặt người ta. Người ta còn bĩu môi nói đến bà “thủ trưởng” nọ bận quần áo chẽn, tóc ngắn, cưỡi ngựa ra đi rong khắp phố mà chẳng có việc gì, người ta còn thì thào chỉ trỏ ông tỉnh trưởng kia vác ô tô đưa bà tỉnh trưởng đi chơi mát mỗi chiều”.

Để khắc phục tình trạng đó, Hồ Chủ tịch đã không chỉ chờ ở biện pháp tuyên truyền, giải thích, phê bình, tự phê bình. Ngày 23/11/1945, bằng sắc lệnh số 64 đăng trong Công báo, người đã lập ra một Ban thanh tra đặc biệt và một toà án đặc biệt có nhiệm vụ giám sát và xét xử các sai phạm của các nhân viên từ trong các UBND các cấp đến cơ quan cao nhất của chính quyền, Chính phú, không để cho Toà án địa phương lại xử quan chức địa phương.

Nội dung sắc lệnh như sau:

"Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà ra sắc lệnh:

Điều thứ nhất: Chính phủ sẽ lập ngay một Ban thanh tra đặc biệt, có uỷ nhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của UBND, các cơ quan của Chính phủ.

Điều thứ hai: Ban thanh tra đặc biệt có toàn quyền:

  • Nhận các đơn khiếu nại của nhân dân.
  • Điều tra, hội chứng, xem xét các tài liệu giấy tờ của các của Chính phủ cần thiết cho công việc giám sát.
  • Đình chức, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong UBND hay của Chính phủ đã phạm lỗi, trước khi mang ra Hội đồng Chính phủ hay Toà án đặc biệt xét xử.
  • Tịch biên hoặc niêm phong những tang vật và dùng mọi cách điều tra để lập một hồ sơ mang một phạm nhân ra Toà án đặc biệt.

Ban Thanh tra có thể truy tố cả các việc đã xảy ra trước ngày ban sắc lệnhnày.

Ban thanh tra có quyền đề nghị lên Chính phủ những điều cần sửa đổi trong các cơ quan.

Khi Ban thanh tra đặc biệt đã lập xong được hồ sơ truy tố, thì các vụ việc sẽ được UBND hoặc các cơ quan được đưa ra xét xử không ở các toà án dân sự thường, mà do một toà án đặc biệt.

Sắc lệnh số 64–SL cũng quy định luôn chức năng, cơ cấu về lề lối làm việc của Toà án đặc biệt như sau:

Điều thứ ba: sẽ thiết lập ngay tại Hà Nội một toà án đặc biệt để xử những nhân viêncủa các UBND hay các cơ quan của Chính phủ do Ban thanh tra truy tố.

Điều thứ tư: Toà án đặc biệt có ông Chủ tịch Chính phủ lâm thời (tức là Chủ tịch nước) làm chánh án và hai ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm hội thẩm.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ là hội thẩm thuyết trình. Một uỷ viên trong Ban Thanh tra đứng buộc tội .

Viên lục sự sẽ do ông Trưởng lý toà thượng thẩm Hà Nội chỉ định.

Điều thứ năm: Bị cáo có thể tự bào chữa lấy, hay nhờ luật sư bênh vực, ông hội thẩm thuyết trình có thể cử một luật sư ra bào chữa không cho bị cáo.

Điều thứ sáu: Toà án đặc biệt có toàn quyền định án, có thể tuyên án tử hình: những án tuyên lên sẽ thi hành trong 48 giờ.

Bản sắc lệnh được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 23/11/1945.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ảnh hưởng của văn hóa đối với pháp luật

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtVăn hóa có một ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với pháp luật. Văn hóa chính là cuộc sống, do đó, việc xây dựng pháp luật, theo lẽ tự nhiên, phải dựa trên những kinh nghiệm văn hóa, tức là pháp luật phải có khả năng biến thành văn hóa để điều chỉnh cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở rất nhiều nơi trên thế giới, hệ thống pháp luật tỏ ra không tương thích với cuộc sống. Phải chăng yếu tố văn hóa, ở những nơi đó, đã bị tách rời khỏi pháp luật hay bản thân pháp luật được xây dựng trên một nền văn hóa méo mó, phi tự nhiên?
  • Thần linh pháp quyền

    20/08/2014Nguyễn Sĩ DũngPháp quyền về bản chất gắn với “thần linh”. Và người đầu tiên không ngại nói ra điều ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lẽ, cũng là người Việt Đầu tiên nói đến pháp quyền. Năm 1919, trong bản yêu sách gửi đến hội nghị Versaille, yêu sách thứ 7 được người đề ra là pháp quyền...
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Tham nhũng và tham nhũng tinh thần

    29/11/2011Nguyễn Trần BạtNếu như chống tham những vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xã hội thì chống tham nhũnng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhân loại.”
  • Luật sư của Nhà nước và Luật sư của người dân

    07/12/2010Đoàn Tiểu LongTừ trước tới nay, các chuyên gia pháp lý của ta đều nhất trí rằng “bình đẳng trước Toà án” chỉ là một nội dung của quyền “bình đẳng trước pháp luật” mà Hiến pháp quy định, tuy nhiên trước Toà án các bên chỉ bình đẳng về mặt tố tụng, tức là đưa ra chứng cứ, tài liệu, yêu cầu và tranh luận, chứ không bình đẳng về mọi mặt. Chính đây là điều đáng suy ngẫm...
  • Lãnh đạo phi cách mạng

    18/10/2010Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupLịch sử phát triển của nhân loại đã trải qua những bước chuyển mình đầy ý nghĩa như là hệ quả của rất nhiều cuộc cách mạng vĩ đại và tất yếu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, người ta đã buộc phải nhìn lại vai trò của những cuộc cách mạng bằng một đầu óc tỉnh táo và một con mắt khách quan hơn, toàn diện hơn. Điều này phản ánh những thay đổi về chất không chỉ của thế giới mà cả của tư duy lãnh đạo...
  • Đại biểu Quốc hội có nhất thiết phải am hiểu luật?

    09/01/2006Đoàn Tiểu LongCác đại biểu Quốc hội vì thế không nhất thiết là luật gia, mà trước hết phải là chính khách. Điều quan trọng nhất họ cần nắm được, đó là tâm tư, nguyện vọng của các cử tri đã tín nhiệm cử họ làm đại diện...
  • “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, Chuyên chính là cái khóa, cái cửa để phòng kẻ phá hoại”

    06/01/2006Ngô Vương Anh“Dân chủ nghĩa là dân là chủ. Dân chủ là của báu vì đó không phải là thứ tự nhiên có sẵn mà đó là thành quả của cách mạng, nhân dân ta đã phải đấu tranh, hy sinh gian khổ mới giành được. Dân chủ là của báu vì đó là lý tưởng, là ước vọng của toàn thể nhân dân ta về một xã hội tốt đẹp trong tương lai..."
  • Trừ lạm quyền để chống tham nhũng

    11/12/2005Nhật LệDân chủ là xu thế không cưỡng lại được, không phải vì đó là sản phẩm đến từ Mỹ, từ phương Tây, hoặc từ quốc gia nào đó (như có người nghĩ vậy), mà vì đó là nhu cầu căn bản đến từ người dân, nghĩa là từ bên trong. Tôi nói thêm : Đây không phải là nhu cầu bức xúc của một thiểu số có học hay là trí thức; người dân nào cũng cảm thấy như vậy...
  • Lập pháp hướng tới pháp quyền

    16/11/2005Bùi Ngọc SơnHàng loạt cố gắng hiện nay như: "nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội", "đổi mới quy trình lập pháp", "tăng cường năng lực lập pháp"?.. là những việc cần làm để ngành lập pháp có thể cho ra những sản phẩm tốt hơn. Nhưng, một chiếc cày bằng đồng cũng không hiệu quả nhiều hơn một chiếc cày bằng gỗ là bao...
  • Đổi mới hoạt động lập pháp

    08/11/2005Nguyễn Sĩ DũngCơ sở dữ liệu luật Việt nam do Trung tâm Tin học của Văn phòng Quốc Hội quản trị chứa tới khoảng gần 14.000 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thi hành. Con số này là quá nhiều hay quá ít đối với đất nước ta?
  • “Độc quyền chức vụ” cái gốc của tham nhũng

    01/10/2005TS. Phạm Anh TuấnTham nhũng ở Việt Nam hiện nay đã trở thành quốc nạn. Quốc nạn tham nhũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước không còn phù hợp với sự phát triển của đất nước. Vì thế, dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng đang được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến nhân dân để sớm ban hành, áp dụng. Tham nhũng, dù xảy ra ở đâu thì cũng là tội phạm đặc biệt, được thực hiện trước hết bởi các quan chức...
  • Chống tham nhũng

    21/07/2005Nguyễn Quang ATham nhũng là lạm dụng quyền được trao để mưu lợi cá nhân. Có uỷ quyền là có thể tham nhũng. Tham nhũng cổ gần như loài người và sẽ còn khi loài người còn. Chẳng ai tin vào hi vọng hão huyền về một xã hội không có người được trao quyền, không có nhà nước.
  • Toàn dân hiến kế chống tham nhũng

    21/07/2005Đỗ Lê TảoHôm nay (ngày 20.7), dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng được đưa ra lấy ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể quần chúng... Theo tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng tại kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khoá XI thì tình hình tham nhũng hiện nay của nước ta đang diễn ra rất phức tạp, trong nhiều lĩnh vực, có xu hướng tăng về quy mô, tính chất ngày càng nghiêm trọng...
  • Công cụ chống tham nhũng của Tổ chức minh bạch quốc tế

    18/07/2005Danh ĐứcCảnh sát điều tra sẽ có kết luận về những vụ việc đang làm công chúng buồn lòng, thậm chí nghĩ rằng mình đang bị lừa đảo, móc túi.
  • xem toàn bộ