Biết khó, làm dễ

10:14 SA @ Thứ Sáu - 03 Tháng Mười Hai, 2010

Bài viết từ hơn 60 năm trước mà đọc vẫn thấy như bàn chuyện bây giờ. Có thể những chuyện trì trệ ở Trung Quốc và ở nước ta không phải chỉ đơn thuần là do quan niệm sai lầm “biết dễ làm khó” mà có nhiều nguyên nhân quan trọng khác nữa, nhưng quan niệm ấy quả vẫn còn tác dụng tiêu cực cho đến bây giờ. Người ta nói nhiều nguyên nhânthiếu thông tin, thiếu hiểu biết gây ra các tổn thất này nọ, nhưng cái sự “thiếu” ấy vốn có gốc rễ ở thói quen lâu đời coi thường tri thức. (V. T. Nguyễn)

"Biết thì dễ nhưng làm thì khó”, đó là một câu đầu lưỡi của người nước ta và người Trung Quốc - câu ấy biểu hiện một quan niệm in sâu trong óc của ta.

Theo ý Tôn Văn thì quan niệm ấy là một trở lực đã làm cho văn minh nước Tầu phải ngừng lại trong hai nghìn năm không tiến được! Và muốn cứu thoát đồng bào khỏi cơn tê liệt ông đã xướng lên một thuyết trái hẳn là “Biết thì khó mà làm thì dễ”.

Thoạt tiên ông lấy rất nhiều thí dụ để chứng minh thuyết của mình là đúng… (Chúng tôi xin lược bớt đoạn văn nói về ba thí dụ: người ta ai cũng ăn, nhưng ít người biết được tri thức về tiêu hóa, ai cũng tiêu tiền nhưng ít người hiểu được tri thức về kinh tế tài chính, ở Trung Quốc ai cũng làm thơ văn nhưng không có văn pháp. Kế đó là đoạn văn nói về nghị lực cần thiết cho cả biết lẫn làm).

Thuyết "biết khó làm dễ" của Tôn Trung Sơn phản đối hẳn quan niệm thông thường của người ta và vượt qua cả thuyết "Tri Hành hợp nhất" của Dương Minh - Theo thuyết này thì biết mà không làm thì không gọi là biết được! Biết lại phải làm thì mới gọi là biết được.

Vậy thuyết Dương Minh cũng chỉ chú trọng về "làm" - Thế cũng đủ nhầm rồi.

Huống chi ở thế giới khoa học chuyên môn bây giờ, nếu bắt buộc một cá nhân cả biết lẫn làm thì sao đủ công sức nghiên cứu được - Thế giới càng tiến bộ công việc càng phải chia: nhà bác học tìm biết, nhà kỹ sư thi hành. Tri hành không thể hợp nhất được.

Chủ chương thuyết "biết khó làm dễ" Tôn Văn không có ý bắt buộc ai cũng phải biết rồi mới làm. Trong nước 400 triệu người, nếu ai cũng phải biết rồi mới làm thì đến bao giờ nước đổi mới! Đại đa số dân chúng, không biết cũng có thể làm được làm dưới sự hướng đạo của người biết.

Mà chính những người biết rộng cũng có khi cần phải làm, tuy rằng chưa biết như là thí nghiệm, thám hiểm…

Vậy thuyết "biết khó làm dễ” không làm nhụt chí những người muốn làm, trái lại rất khuyến khích. Quan niệm thông thường "biết dễ làm khó" có hai điều hại rất lớn: một là nhụt chí tiến thủ của người ta, hai là sai người ta khinh suất học thức, khoa học.

Hai cái hại ấy đã làm cho nước Tầu và nước ta tê liệt trong bao nhiêu năm lịch sử! Người thư sinh qua 15, 20 năm đèn sách, tốn phí biết bao tâm lực tốt nghiệp, ra đời - Sự khó khăn qua bao nhiêu năm học hành, không ai là không nhận thấy - Thế mà đến lúc sắp ghé vai vào gánh vác việc đời thiên hạ lại doạ rằng: "học thì dễ, nhưng ra làm khó lắm“. Những câu doạ ấy thường lại chính những người tiền bối nói ra, những người đã đi qua con đường mình đi; như thế thì tài nào mà hậu sinh không nhụt lòng.

Đã nhụt lòng thì không đủ can đảm, không hăng hái thi thố sở học, sở kiến của mình (lược một đoạn)...rồi rút cục có học có biết cũng như hạng vô trí thức. Thật đáng tiếc!

Trái lại, những bọn vô trí thức gặp lúc may mà thành công thì lại càng kiêu hãnh, càng tự thị ở thủ đoạn "không cần biết mà làm được”.

Không biết, không học mà làm thành công xưa nay vẫn có. Hoặc vì tài năng xuất chúng, hoặc vì may mắn. Nhưng vì may mắn nhiều hơn. Tự thị ở cái may mà khinh suất học thức, đó là một quan niệm trái với lẽ phải, với khoa học. Quan niệm ấy là quan niệm [của] những người quen thói ỷ lại, không có chí tiến thủ, không hay suy xét tìm tòi. Vì quan niệm ấy mà nước Tàu bị tê liệt trong hai nghìn năm. Từ đời Châu, Hán, văn minh Trung Quốc đã tới cực điểm. Các thú thực phẩm, y dược cùng các 1 thứ chế tạo đã có sẵn sàng từ đời ấy. Các đời sau chỉ ỷ lại vào công cuộc của tiền nhnhân đã tìm ra. Vì thế có địa bàn mà không biết tìm ra điện, có thuốc pháo mà không biết chế khí giới, có than đá mà không biết dùng về kỹ nghệ, có thuốc hay mà không biết trị bệnh minh bạch...

Quan niệm "biết dễ làm khó" đối với nước ta cũng hại như thế mà đến ngày nay vẫn còn di độc. Trong lúc gián thời, tinh thần khoa học chưa phổ thông được, quan niệm ấy đi đôi với sự khinh suất học thức, đã đào tạo trong khắp các giới những nhân vật đáng thương.

Về phương diện khoa học chuyên môn, có biết bao nhiêu người làm thuốc vô học mà tự chiếm là giỏi hơn bác sĩ tốt nghiệp trường y học; biết bao nhiêu người thầu khoán cậy giỏi hơn kiến trúc sư tốt nghiệp trường Mỹ thuật. Nhưng vì quan niệm "biết dễ làm khó” đã in sâu vào óc dân chúng, nên còn lắm người vẫn tin họ.

Về phương diện kinh tế cũng vậy; trừ một vài người có thiên tài xuất hiện chốc lát, ngoài ra trong trường kinh doanh, hầu hết chỉ thấy hạng đục nước béo cò. Có đâu là nền nếp kinh doanh, có đâu quy mô thực nghiệp! Vì thế nên không thấy có hội buôn nào, hoặc công nghệ nào được lâu dài. Lầu kinh tế nếu không xây trên một nền móng học thức thì không thể vững được.

Mà đến cả trường chính trị cũng thế: quan niệm "biết để làm khó" cũng có dấu vết rất rõ ràng.

Đã đành trong lúc giao thời, người ta không thể đợi "biết" rồi mới "làm", vì chưa ai "biết" cả. Nhưng phải nhớ rằng có "biết" thì "làm" mới công hiệu; vậy phải chú ý đào tạo lấy người "biết", và nhất là phải trừ diệt cái quan niệm sai lầm "biết dể làm khó". Và trái lại, ta phải in sâu vào óc mọi người rằng "về mọi sự, biết khó mà làm dễ".

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đừng thu nhận tri thức kiểu... “văn hoá quà vặt”

    14/06/2019Vân LongThời gian cho mỗi người như một tấm vải, nếu tập trung ta có thể may được vài bộ áo quần tử tế. Nếu thu nhận tri thức theo kiểu “văn hoá quà vặt” “kiến thức quà vặt”, ta sẽ chỉ có được những “chiếc khăn tay sặc sỡ vụn vặt mà thôi.
  • Tri thức – Tư tưởng

    09/04/2019Nguyễn Trần BạtSự nâng cao dân trí, sự tiến bộ của nhân dân là thước đo trình độ phát triển của các quốc gia, đồng thời cũng là nguồn gốc của những đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng khắt khe hơn đối với những nhà chính trị. Họ buộc phải có những phẩm chất cao hơn, đặc biệt là phải có trí tuệ cao hơn. Thời đại của những phương pháp cai trị ngu dân đã qua...
  • Có phải là tính hiếu học?

    15/09/2018Nghiêm Xuân MinhNhững điều thực tiễn quan sát được gợi cho tôi phải suy nghĩ về truyền thống hiếu học của người Việt chúng ta và tôi có phần hoài nghi về sự khẳng định tính hiếu học đó.
  • Sự phát triển của nhân loại trong quan hệ với tri thức

    07/10/2016Bùi Quang MinhBài viết này mô tả sự kiến tạo kiến thức của loài người trong ngữ cảnh "chuỗi" biến đổi lớn về văn hoá và nhận thức xảy ra trong quá khứ và dự báo tương lai...
  • Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ

    16/05/2016Ngô Tự LậpTrích đăng từ bài “Giáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại” của Ngô Tự Lậpbàn về trí thức và nửa trí thức.
  • Tản mạn về trí thức và trí giả

    31/01/2016Trương Xuân HươngTrong “Từ điển tiếng Việt” do Viện Ngôn ngữ học biên soạn, GS Hoàng Phê chủ biên, hai từ “trí thức” và “trí giả” không có nghĩa khác nhau là mấy...
  • Tính chủ quan trong tác động nhân tạo vào đời sống tự nhiên

    22/05/2015Nguyễn Trần BạtTrước đây, hầu hết các chương trình cải cách chủ yếu đặt con người quay xung quanh sự phát triển, tức là lấy phát triển làm trọng tâm. Quan điểm như vậy là hoàn toàn sai lầm. Nó xuất phát từ sai lầm của các chính phủ cho rằng cải cách là công cụ vạn năng, có thể tiến hành đối với tất cả các đối tượng và các mức độ khác nhau để tạo ra sự phát triển mà thực chất chỉ là sự tăng trưởng. Do đó, con người bị uốn nắn theo các chương trình cải cách, trở thành đối tượng bị động...
  • Tư duy "kinh kệ": Đương đầu với cái sai

    06/12/2014Số liệu thống kê từ các nước phát triển cho biết kể từ 1995, tối thiểu mỗi ngày có ít nhất 4.000 tựa sách khoa học được phát hành và bổ sung vào thư mục ở các thư viện ĐH và trung tâm nghiên cứu...
  • Từ một kỷ lục về trích dẫn

    09/10/2014Nguyễn Hoàbài viết chỉ quảng 10 trang giấy mà kèm theo tới 53 trích dẫn và chú thích! Khiếp quá, đọc một tiểu luận tần đầy các trích dẫn theo lối “ông John” cho rằng, “bà Smith” từng viết, rồi ông “ốp” ông “ép” đã nói…, tôi không thể nắm bắt đâu là khám phá, quan niệm học thuật của NN và đâu là khám phá, quan niệm “nói theo”...
  • “Đừng tưởng đỏ là chín”

    09/08/2005Ngọc LanVào một ngày đẹp trời, bỗng nhiên nhận được một lời đề nghị tặng thưởng rất trang trọng hoặc một tấm “mề đay” lóng lánh từ phương trời xa lắc xa lơ nào đó, bạn sẽ ứng xử thế nào? Hân hoan, nửa tin, nửa ngờ hay phát cáu lên vì cho rằng đó là trò “bịp” của kẻ nào đó muốn chơi khăm mình?
  • Ca tụng sự khôn khéo thay vì trí tuệ

    17/06/2005Trần Đình HượuKhông ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thể, giữ mình, gỡ tình thế khó khăn. Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình...
  • "Du" nhiều "học" ít

    12/11/2003Thời gian gần đây vấn đề du học đang sôi động, đầy bức xúc. Những thông tin tuyển sinh hội thảo, những suất học, những suất học bổng hấp dẫn tràn ngập trên các báo, tạp chí Tuy nhiên, liệu có phải sinh viên nước ta đi du học chỉ vì mục đích nâng cao trình độ, mở mang trí thức, hiểu biết bằng việc tiếp xúc với các nền giáo dục phát triển hay còn có những nguyên nhân khác
  • Lỗi của dân trí?

    11/11/2003Thư HoàiXả rác, phóng uế bừa bãi nơi công cộng, đi lại lộn xộn trên đường phố, đeo bám quấy nhiễu du khách, mở nhạc to hết cỡ làm náo động cả xóm trong đêm... Lý giải những thói xấu đó nhiều người cho là tại dân trí còn thấp, cần nhắc nhở giáo dục. Nhưng ở đây, có thật là do dân trí thấp?
  • “Bê tráp theo thầy” và làm khoa học “dỏm”!

    11/11/2003Xưa nay, chuyện học trò tự hào vì được theo học thầy giỏi, thầy tự hào vì đào tạo được học trò tài cao cũng là chuyện thường tình. Nhưng dẫu sao thì không phải học trò yêu nào cũng được thầy trao cho “ấn tín” để có thể nối nghiệp.
  • xem toàn bộ