Các hệ tư tưởng và môi trường văn hóa, xã hội

10:52 SA @ Chủ Nhật - 01 Tháng Giêng, 2006

Môi trường lịch sử, văn hóa và xã hội của Việt Nam cuối thế kỷ XIX và trong nhũng thập kỷ đầu của thế kỷ XX là một môi trường đặc biệt, nóng bỏng những đổi mới về mọi mặt, báo hiệu một thời kỳ đang chuyển hướng mạnh mẽ. Có thể khẳng định đây là thời kỳ bản lề của lịch sử văn hóa dân tộc sau bao nhiêu thế kỷ êm ả, tĩnh tại.

Nói chung thế kỷ XIX và thế kỷ XX là thời đại chuyển hướng lịch sử, không riêng gì đối với Việt Nam mà dường như cũng là tình hình chung của nhiều nước phương Đông.

Đương nhiên tình hình ở nước ta có những đặc điểm riêng và sự chuyển hướng đời sống văn hóa dựa trên nền tảng sự chuyển hướng của các hệ tư tưởng xã hội. Quá trình chuyển hướng này diễn ra phức tạp, thông qua nhiều sự kiện lịch sử phong phú, đa dạng, đôi khi gây nên những bi kịch lịch sử kéo dài đối với cả một dân tộc.

Ở đây chúng tôi cố gắng vẽ lên một bức tranh toàn cảnh chứ chưa có tham vọng đi thật sâu vào từng hệ tư tưởng để phân tích đánh giá. Bởi lẽ "khoảng cách lịch sử" cần và đủ để bình giá các sự ,kiện một cách thật khách quan dường như chưa thật chín muồi. Tốt nhất, cứ để các sự kiện lịch sử tự chúng gợi ý cho chúng ta suy nghĩ.

Các hệ tư tưởngvà mối quan hệ biện chứng giữa chúng với nhau

Trong khoảng một thế kỷ, xã hội Việt Nam vận động trong một bối cảnh tư tưởng đầy biến động, sự phân hóa của các hệ tư tưởng, tác động qua lại giữa các khuynh hướng, sự du nhập của những trào lưu mới... Bấy nhiêu biến cố phức tạp ấy diễn ra chỉ trong khoảng từ cuốithế kỷ XIX đến giũa thế kỷ XX tạo thành cái nền của đời sống văn hóa - xã hại thời bấy giờ. Những cái mà trong quy luật vận động tư tưởng của lịch sử nhân loại, bình thường diễn ra trong hàng mấy thế kỷ thì nước ta lại bị dồn ép vào trong khoảng thời gian ngắn. Điều đó tạo nên một thời đại chuyển tiếp đặc biệt của lịch sử văn hóa Việt Nam mà chúng ta cần nghiên cữu kỹ để thấy hết các đặc điểm. Chính những đặc điểm này sẽ giúp chúng ta có những đường hướng đúng đắn trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa ngày nay.

Rõ ràng là bối cảnh tư tưởng phức tạp ấy không phải ngẫu nhiên mà có. Nó hình thành và phát triển trên cơ sở một bối cảnh giai cấp xã hội nhất định.

Xã hội Việt Nam thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX dựa trên một kết cấu giai cấp phức tạp.

Ngoài các của xã hội phong kiến như giai cấp địa chủ, quan lại, qúy tộc phong kiến từng thống trị xã hội trong mấy nghìn năm và giai cấp nông dân đông đảo thì từ sau khi đế quốc Pháp đặt nền đô hộ lên nước ta, nhiều giai cấp mới bắt dầu hình thành và phát triển: giai cấp tư sản gồm tư sản mại bản và tư sản dân tộc, giai cấp vô sản, giai cấp tiểu tư sản trung lưu gồm các tầng lớp tri thức, công chức, tiểu thương…Ngoài ra không thể không nhắc đến các tầng lớp tăng lữ gồm có các sư sãi, các linh mục hành nghề tôn giáo. Các giai cấp xã hội trên đây đều có liên quan mật thiết đến đời sống văn hóa và thường là động lực của những khuynh hướng văn hóa khác nhau. Ngay trong các tầng lớp tôn giáo mà sau này chúng ta sẽ phân tích, cũng có những đời sống văn hóa khác nhau.

Hệ tư tưởng phongkiến

Cũng như ở nhiều nước khác, giai cấp phong kiến Việt Nam là giai cấp đã giữ vai trò thống trị xã hội hàng bao nhiêu thế kỷ. Hệ tư tưởng chính thống của nó là Nho giáo, du nhập từ Trung Quốc sang, cùng với lực lượng xâm lược từ phương Bắc tới. Tuy là một học thuyết triết học - chính trị nhưng nó được xem như một thứ tôn giáo và mang cái tên là Nho giáo. Người sáng tạo ra học thuyết ấy là Khổng Phu Tử cho nên còn có tên là Khổng Giáo. Ở Trung Quốc, Khổng Giáo đã trải qua nhiều bước thăng trầm trong lịch sử và sau khi Khổng Tử mất thì đã chia ra nhiều khuynh hướng khác nhau. Nho giáo là tư tưởng chính thống của phong kiến Trung Quốc trong nhiều thế kỷ.

Khổng Tử (551 - 479 trước TCGS) không hề thực hiện được lý tưởng của mình lúc sinh thời, mà mãi đến đời nhà Hán, Nho giáo mới được suy tôn (206 trước CN - 220 sau CN). Đến đời Đường, Phật giáo lại chiếm ưu thế nhưng sang đời Tống (960-1279 sau CN) thì Nho giáo giành lại được ưu thế tuyệt đối (phương Tây gọi là tân Nho giáo, ta gọi là Tống Nho). Hán nho và Tống nho là hai tư trào có ảnh hưởng sâu đậm nhất đến xã hội Việt Nam.

Nội dung học thuyết Nho giáo chứa đựng trong mấy bộ Tứ Thư, Ngũ Kinh. Tứ thư được xem như một thứ kinh thánh của Thiên chúa giáo, nhưng thật ra khác với Kinh Thánh, Tứ Thư không hề nói đến sự sáng tạo ra vạn vật, không nói gì đến Thiên đường hay Địa ngục. Khổng Giáo vốn ban đầu là một triết thuyết khá thực tiễn. Như đã nói ở chương trên, ngày thuyết Thiên mệnh của Khổng Tử, cũng không phải là thuyết định mệnh và dẫn con người đến buông tay đầu hàng.

Đến giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, hệ tư tưởng phong kiến cùng suy vi cực độ. Lịch sử Việt Nam được đánh dấu bằng những biến cố lớn. Đây là cuộc thử thách bi đát của chế độ phong kiến Việt Nam trên bước đường tan rã trước sức tiến công của chủ nghĩa đế quốc phương Tây. Nới cho đúng, chế độ phong kiến Việt Nam không phảilúc này mới bắt đầu lung lay. Những chủ trương chính sách phản động của triều Nguyễn áp dụng từ những năm đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến sự mục nát không tránh khỏi. Nổi bật là tình trạng trì trệ lạc hậu về mọi mặt của đời sống xã hội lúc bấy giờ. Trong lúc trình độ khoa học kỹ thuật của nhiều nước trên thế giới đã khá cao, sự giao lưu văn hóa và thương mại đã phát triển thì giai cấp phong kiến Việt Nam vẫn một mực theo chính sách bế quan tỏa cảng. Càng ngày nền kinh tế càng lâm vào tình trạng lụi bại, bế tắc. Nhà nước phong kiến chịu bó tay bất lực. Hạn hán, bão lụt, vỡ đê xẩy ra thường xuyên, nhà vua chỉ biết lập đàn, ăn chay, cầu mưa. Đời Tự Đức, con đê Văn Giang (Hải Hưng) bị vỡ mười tám năm liền. Theo Thựclục chínhbiên, vào khoảng năm Tự Đức thứ 10/11, trong lúc giặc ngoại xâm đang hoành hành ở miền Nam, số người trong nước chết vì bệnh thiên thời lên đến 60 vạn. Dân lưu vong bỏ làng kéo đi từng đoàn năm, bảy trăm người, có khi vài ba nghìn người. Với chính sách trọng nông, ức thương, chẳng nhũng thương nghiệp bị ức chế mà cả nông nghiệp và công nghiệp cũng không phát triển được. Luật pháp nghiêm cấm nhân dân không được làm nhà cao cửa rộng, không được mặc tơ lụa, nhiễu vóc...

Minh Mệnh ghi rõ những điều đó trong một điều luật mà ông ta cho diễn ra về quốc ngữ, bắt nhân dân phải học thuộc. Chẳng hạn:

"Dân phường nhà giáp đường quan,
Không được làm gác trông ngang ra đường".
…Khi quan trẩy, lệnh quanban,
Nhà hai bên phố buông ngày cánh rèm.
…Nhàgỗ chỉ đế trơnkhông,
Cấm khôngđược chạm trổbông hoahòe.


… Khoa danh khi có chút rồi,
Tú, cử mới được hẳn hoi đi giày”!...

Đời sống văn hóa hết sức lạc hậu. Vua và triều đình chỉ biết có Tứ thư Ngũ kinh,cho rằng bất luận vấn đề lớn nhỏ nào cũng đều được giải đáp trong ấy. Khai quật các mỏ vàng, bạc thì cho lập đàn cầu đỏ cho khí kim loại bốn phương tụ về. Một hệ thốngnhận thức tối tăm, lặc hậu bao trùm và chi phối mọi mặt đời sống vật chất và văn hóa. Tự Đức đã biết đặt ra những vấn đề lớn lao và cấp thiết như: phá đê hay đắp đê, mở cửa cho nước ngoài vào thông thương hay cứ bế quan, cho giảng đạo Thiên chúa hay nghiêm cấm, cử người đi học nước ngoài hay cứ theo lối học cổ truyền. Tự Đức chẳng những bàn bạn với triều đình mà cỏn hỏi ý kiến các tầng lớp sĩ phu nhưng không mang lại một đáp số nào tích cực.

Phải nói rằng trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, trong hệ tư tưởng Nho giáo chính thống của triều Nguyễn, có sự rạn nứt nghiêm trọng. Một bên là khuynh hướng bảo thủ, một bên là khuynh hướng cải cách. Khuynh hướng bảo thủ là khuynh hướng chính thống của nhà vua và của một số quan lại cao cấp trong triều đình. Họ kiên quyết bác bỏ và lên án mọi sự "đổi mới”. Một bộ phận trí thức, quan lại sau khi tiếp xúc với văn minh phương Tây, đã để cao xu hướng cải cách, mở cửa (tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ). Mâu thuẫn nảy trong hệ tư tưởng chính thống có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó là nền tảng của chính sách “mở cửa", hoặc "đóng cửa" trong mấy thế kỷ qua và mãi cho đến gần đây, bi kịch đau xót ấy mới được giải quyết về cơ bản đối vớinhiều dân tộc phương Đông. Và chính chính sách "đóng cửa" đã làm cho Việt Nam bị mất nước.

Sau khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta thì trong hệ tư tưởng phong kiến lại nẩy sinh những mâu thuẫn mới, gay gắt bơn. Một bên là xu hướng tư tưởng đầu hàng, một bên là xu hướng tư tưởng chiến đấu giữ nước. Xu hướng tư tưởng đầu hàng cũng có nhiều cấp độ khác nhau, từ tư tưởng bán nước cầu vinh đến tư tưởng tự cảm thấy bất lực, đớn hèn, đành chịu khoanh tay không hợp tác với giặc. Cũng có loại tư tưởng "tiêu cực", đầu hàng nhưng không khuất phục, lấy cái chết để nói lên lòng yêu nước, căm thù giặc...

Những người đứng đầu triều đình như Trương Đăng Quế,Phan Thanh Giản, Trần Tiến Thành, Nguyễn Bá Nghị, Đoàn Thọ...đều chủ trương "nghị hòa" tức là đầu hàng. Họ lập luận: "... từ xưa nhà Hán chẳng đã từ hòa với Hung nô đó hay sao? Nhà Tống chẳng đã tự hòa với Khiết Đan đó hay sao?”. Cũng có những lặp luận ngớ ngẩn để bênh vực cho tư tưởng đầu hàng. Họ nói rằng Pháp với ta không cùng biên giới, cách xa nhau muôn dặm, làm thế nào thôn tính lẫn nhau được? Hình bộ Thượng thư cơ mật viện đại thẩn Nguyễn Bá Nghi giải thích lý do Pháp đánh ta là vì "lâu nay ta lạnh nhạt với họ, họ bị các nước làng giềng chê cười nên buộc lòng họ phải đánh. Họ đem quân đánh ta là để cho được hòa?".

Thậm chí khi quân Pháp đòi ta nộp Trấn Bình Đài(tục gọi là đồn Mang Cá ở Huế) thì Nguyễn Văn Tường lập luận: "Ta là vàng, giặc là đá, vàng nên nhường đá, chọi nhau thì vàng chỉ có hư hao dần chứ đá chẳng việc gì".

Và thất thủ Kinh đô có câu:

"Chonó trú ngụ mà chơi,
Đô thành NamViệt có mấy đời đem được về Tây?"

Sau khi được phái vào Nam điều chỉnh với Pháp về việc chúng chiếm Sài Gòn, Mỹ Tho, Nguyễn Bá Nghi gửi sớ về triều đình đề nghị phải giảng hòa. Sau khi khẳng định sức mạnh của địch, y viết: “...nếu không hòa thì không sao ổn định được đại cuộc"(l). Có những phần tử thất bại chủ nghĩa đứng hẳn về phía giặc, thúc dục Tự Đức xuống chỉ dụ giải tán tất cả các cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm.

Bên cạnh đó xu hướng tư tưởng tích cực tức là tư tưởng phong kiến yêu nước, chủ chiến cũng có nhiều khuynh hướng khác nhau. Có khuynh hướng trung thành với các nguyên tắc phong kiến cũ, có khuynh hướng bắt đầu hướng về phương Tây.

Vũ Phạm Khải dâng lên Tự Đức bài Hòn Nhung luận(2)kịch liệt lên án những người chủ hòa. Vũ Phạm Khải nói trong một cuộc họp triều đình: "Phải trong vòng nguy nan, vạn tử mới làm ra được vạn toàn, chứ tôi chưa nghe ai nói ngồi bó tay mà có sự vạn toàn". Trong lớp người chủ chiến, cũng có một số lập luận rất ngây thơ. Họ cho rằng Pháp là loại người không có khớp xương đầu gối, không chạy được, ta rải quả mù u ra đường, chúng sẽ đạp lên mà ngã lăn quay, ta cứ việc xô ra mà giết. Với một trình độ nhận thức thấp như vậy trách gì mười lăm, hai mươi năm sau, tư tưởng ưu việt của Nguyễn Trường Tộ, Ngô Đức Hậu, Nguyễn Lộ Trạch... lại không trở thành tiếng kêu tuyệt vọng giữa bãi sa mạc!

Phong kiến thống trị Việt Nam đã yếu đuối lại không dám dựa vào lực lượng nhân dân nên đã thất bại thảm hại. Sau này có gượng dậy được thì cũng do thực dân xâm lược đỡ lấy cái xác mềm nhũn vì một mục đích chính trị thâm độc.

Khuynh hướng tư tưởng tích cực cũng chưa thoát ra khỏi hệ tư tưởng phong kiến. Đánh giặc xong thì đất sẽ trở lại là đất của vua" (Vương Thô). Đó là một ý quan trọng trong bài Hịch văn thân chống Pháp. Chính vì vậy mà những nhà kháng chiến hết sức dũng cảm như Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Hành, Lê Ninh, Đinh Văn Chất, Vương Thúc Mận, cả những Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám...cuối cùng cũng đều thất bại.

Rõ ràng là biến cố lịch sử trong nửa cuối thế kỷ XIX đã làm phân hóa hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam. Có người trở thành lãnh tụ nghĩa quân hy sinh ngoài chiến trường hoặc bị tử hình, có người thì rút ra từ học thuyết Khổng Mạnh hai chữ "tùy thời" để bào chữa cho việc bán nước, cầu vinh, người có lương tâm hơn thì đành mai danh ẩn tích. Những tiêu chuẩn của tư tưởng phong kiến tưởng như nghìn đời không thay đổi, đã trở thành lỗithời. Toàn quyền Pôn Đu-me ổn định lần cuối quyền thống trị của thực dân Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Tư tưởng hưởng lạc cầu an, làm giàu, đục nước béo cò, vinh thân phì gia bắt đầu phát triển .

Tóm lại trong thời đại suy vi của chế độ phong kiến, hệ tư tưởng phong kiến lâm vào tình trạng phân tán thành nhiều khuynh hướng khác nhau, thậm chí đối lập nhau, tiêu diệt lẫn nhau để cuối cùng đi đến tan rã. Sang đầu thế kỷ XX, bọn thực dân thống trị ra sức hà hơi tiếp sức cho nó, biến nó thành công cụ đắc lực, hệ tư tưởng phong kiến cũng chỉ còn là một thứ thây ma.

Hệ tư tưởng tưsản.

Phải đến những năm đầu thế kỷ XX, hệ tư tưởng tư sản phương Tây mới thực sự thâm nhập vào Việt Nam. Đương nhiên đây là hệ quả trực tiếp của cuộc xâm lược của thực dân Pháp, nhưng đồng thời cũng nằm trong sự vận động tất yếu của quy luật lịch sử khách quan. Với sự hình thành một xã hội thuộc địa với một kết cấu giai cấp mới trong đó có giai cấp tư sản, sự du nhập của hệ tư tưởng tư sản đã gặp mảnh đất thích hợp để phát triển.

Thực ra giai cấp tư sản Việt Nam ra đời quá muộn màng nên trong chừng mực nào đó, có thể nói rằng tư tưởng tư sản dã vào xã hội Việt Nam trước khi có giai cấp tư sản. Đó là thời kỳ các sĩ phu yêu nước tiếp thu các lý tưởng của cách mạng tư sản phương Tây qua các bài viết riêng chữ Hán của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi… qua các tài liệu về chủ nghĩa tâm dân của Tôn Trung Sơn. Lúc bây giờ, nhiềucụ đã nói đến Mạnh Đức Tư Cưu (Montesquieu), Lư Hoa… Bản tuyên ngôn của Việt Nam quang phục hội do cụ Phan Bộ Châu sáng lập và do cụ Hoàng Trọng Mậu, Tổng thư ký hội viết, đã kết thúc bằng câu:

“Ắtlà dân chủ cộng hòa mới xong"

Đương nhiên, đây không phải là con đường chính lộ. Con đường chính là con đường thông qua hệ thống giáo dục, thi cử, đào tạo theo kiểu Châu Âu sau khi thực dân Pháp đã xóa bỏ chế độ thi cử theo kiểu cũ. Dần dần từ các trường Pháp - Việt đã hình thành một đội ngũ trí thức mới. Lịch sử Cách mạng Pháp 1789, các tác phẩm của thế kỷ Ánh sáng, hoặc được đọc thẳng bằng tiếng Pháp, hoặc được dịch ra tiếng Việt. Tự do, dân chủ, nhân quyền, bình đẳng, bác ái...là những khái niệm ngày càng được nhiều người biết đến.

Có lẽ phải đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất, hệ tư tưởng tư sản mới thực sự chiếm lĩnh vị trí chính thống trong xã hội Việt Nam. Hệ tư tưởng phong kiến còn sót lại trong một số quan lại, sĩ phu, tồn tại trong cảnh lép vế, chợ chiều.

Trước hết phải nói rằng hệ tư tưởng tư sản trước đây, từ khoảng thế kỷ XVI trở đi là thời kỳ Phục hưng ở Châu Âu, vốn là một hệ tư tưởng năng động, tích cực tiến bộ. Nó là nền tư tưởng của thời đại ánh sáng và chỉ đạo cho nhiều cuộc cách mạng tư sản ở Châu Âu, tiêu biểu là cuộc Cách mạng 1789 ở Pháp. Hệ tư tưởng tư sản từng là ngọn cờ của giai cấp tư sản và đệ tam đẳng cấp trong "đêm trường" Trung cổ. Đến thế kỷ XVIII, nó biểu hiện kết tinh trong các tác phẩm nổi tiếng của Voltaire, Montesquieu. J J.Rousseau, Diderot và các nhà bách khoa...

Tư tưởng tư sản chống lại chế độ ngu dân, coi rẻ con người của tư tưởng phong kiến. Chế độ phong kiến là chế độ đề cao tuyệt đối thần quyền, khinh rẻ nhân quyền, đề cao sự chuyên chế của nhà vua, chống lại mọi quyền tự do, dân chủ... Khẩu hiệu của Cách mạng 1789 là tự do, bình đẳng, bác ái. Hành động nhân dân Paris chiếm ngục Bastille được xem như là hành động tiêu biểu cho sự giải phóng (ngày 14/7/1789). Sau đó bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền đã có một tiếng vang rộng lớn. Đó là tiếng nói- của nhân dân (gọi là đệ tam đẳng cấp) do giai cấp tư sản lãnh dạo để chống lại quân quyền và thầm quyền, cụ thể là chống lại giai cấp quí tộc và giai cấp tăng lữ.

Từ lãnh vực kinh tế - sự ức chế của giai cấp phong kiến đối với công nghiệp và thương nghiệp - cuộc cách mạng đã đạt tới lãnh vực tư tưởng, chính trị và văn hóa. Đây là một cuộc cách mạng long trời lở đất, tạo nên một bước phát triển cực kỳ mạnh mẽ của kinh tế, khoa học, kỹ thuật và dã làm thay đổi hẳn bộ mặt thế giới. Trước kia vua Louis XIV có câu nói nổi tiếng: "Nhà nước là ta" (Li Etat, c'est Moi!). Bây giờ Nhà nước do nhân dân bầu lên, chia làm ba ngành: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đương thời chế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu và chế độ phân quyền (tam quyền phân lập) là những bước tiến bộ cực kỳ lớn để thủ tiêu sự chuyên chế của nhà vua và quý tộc. Con người được hưởng mọi quyền tự do, dân chủ, tự do tổ chức, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do đi lại, tự do bầu cử, ứng cử...Hiến pháp chính thức thừa nhận quyền con người. Mọi việc đều làm theo pháp luật. Đó là những thành tựu cụ thể mà cách mạng tư sản, dưới sự lãnh đạo của hệ tư tưởng tư sản đã đem lạicho nhân dân Châu Âu.

Đương nhiên không ai có thể phủ nhận ý nghĩa tiến bộ, cực kỳ to lớn của hệ tư tưởng tư sản lúc bấy giờ. Tuy vậy, lịch sử là lịch sử. Và trong lịch sử, mọi sự vật đều vận động. Có nghĩa là khi giai cấp tư sản đã trở thành giai cấp thống trị thì chẳng mấy chốc, nó không còn như là nó trước kia nữa. Ngay sau 1789, Napoléon cũng đã từng nhân danh cách mạng tư sản đi giải phóng các nước phong kiến Châu Âu, để rồi cuối cùng lại lên ngôi Hoàng dế. Với thời gian, hệ tư tưởng tư sản không còn như thuở ban đầu nữa. Văn minh tư sản bộc lộ những nhược điểm, khiến nhà thơ nổi tiếng Paul Valéry đã phải thốt ra rằng rồi có lúc nó cũng sẽ bị tiêu diệt.

Như vậy, hệ tư tưởng tư sản phương Tây xâm nhập vào xã hội Việt Nam vàchiếm lĩnh vị trí chính thống trong những điều kiện đặc biệt.

Tư tưởng tư sản phương Tây xâm nhập vào xã hội Việt Nam thông qua lăngkính chủ nghĩa thực dân, qua tầng lớp trí thức mới được đào tạo trong các trường học Pháp -Việt nên ít nhiều bị méonó. Một đặc điểm nữa cũng quan trọng là chính quyền thực dân, vì mưu đồ chính trị, lại bảo vệ một số giá trị lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến phương Đông. Cuộc "hôn nhân khiên cưỡng" giữa hai loại tư tưởng, vốn đối địch nhau như nước với lửa, đã đẻ ra nhiều thứ kỳ quái, nhố nhăng. Sự "chung sống" ấy là một nghịch lý. Chính quyền thực dân không thể chấp nhận được các nguyên lý trung quân ái quốc... và cũng không chấp nhận được các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng… Riêng Kitô giáo phát triển tương đốimạnh và giành được chỗ đứng hợp pháp.

Đó là những đặc điểm, hoàn cảnh du nhập của hệ tư tưởng mới. Đứng về phía chủ thể tiếp thu hệ tư tưởng mới, cũng có những đặc điểm đáng chú ý. Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời quá muộn màng, có thể là 4 - 5 thế kỷ sau, lại nằm trong tay bà đỡ là chủ nghĩa thực dân, nên đúng như nhiều nhà nghiên cứu đã nói, nó là loại "tiên thiên bất túc". Nó không có đủ sinh lực để tiếp thu đầy đủ hệ tư tưởng tư sản phương Tây. Đó là chưa nói có một bộ phận dựa dẫm hẳn vào chủ nghĩa thực dân để phát triển, bộ phận mà chúng ta thường gọi là tư sản mại bản. Như vậy rõ ràng thế là lực của giai cấp tư sản Việt Nam rất mỏng manh.

Chính vì vậy mà cuộc đấu tranh giữa hệ tư tưởng phong kiến với hệ tư tưởng tư sản diễn ra không có gì là kịch liệt. Trong xu thế lịch sử lúc bấy giờ, cuối cùng tư tưởng tư sản đã giành được phần thắng nhưng cũng chẳng phải là giành được ưu thế tuyệt đối. Cuộc đấu tranh kết thúc bằng một sự thỏa hiệp. Sụ thỏa hiệp ấy biểu hiện rõ rệt trong đời sống văn hóa của thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Đó là một thời kỳ hết sức nhố nhăng.

Phong trào "âu hóa" của thị dân, trí thức, phát triển mạnh cùng với các phong trào "vui vẻ trẻ trung".Người ta tổ chức các cuộc chợ phiên, các cuộc thi sắc đẹp: đàn ông mặc âu phục, thắt nơ hoặc cà-vạt, phụ nữ mực áo dài kiểu Lơ-muya, để răng trắng. Đám cưới có xe hoa cho cô dâu, chú rể hoặc làm lễ ở Nhà thờ (nếu đương sự theo Kitô giáo). Ở các thành phố lớn có các buổi dạ hội, các rạp khiêu vũ (tục gọi là nhảy đầm), nhạc cổ điển phương Tây được nhiều người ưa thích... Phong trào "Âu hóa" có những điều quá trớn làm cho một số người phản ứng. Nam Xương viết vở hài kịch ông Tây An Namđể chế diễu cay đắng những kẻ sính nói tiếng Pháp mà coi thường tiếng mẹ đẻ.

Nhưng bên cạnh quanh cảnh "Âu hóa" nhộn nhịp như vậy, vẫn tồn tại các phong tục tập quán phong kiến lâu đời. Vẫn có những ngườimặc quần trắng, áo dài, chít khăn xếp, đi giày Gia Định, vẫn có những bà mặc áo tứ thân, răng đen hạt huyền. Ngày mồng một và rằm hàng tháng ở các chùa chiền vẫn có đông người đến lễ bái. Nhiều đám cưới, đám tang vẫn theo đúng "quy tắc" lễ nghi Nho giáo. Cái "mới" và cái "cũ" xen kẽ nhau, có khi gầm ghè nhau nhưng rồi lại dung hòa, thỏa hiệp để cùng tồn tại. Nhiều lắm thì cũng chỉ là trách nhau:

Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng, có nội bay đi ít nhiều.

(Nguyễn Bính)

Sự đan xen giữa hai hệ tư tưởng, tư sản và phong kiến và hai lối sống khác biệt nhau,đã tạo nên nhiều cảnh lố bịch, chướng tai gai mặt.

Tuy vậy phải nói rằng, dầu muốn hay không, thế mạnh rõ ràng thuộc về hệ tư tưởng tư sản. Phan Khôi viết một loạt bài trên báo Thần Chung(Sài Gòn - 1930) công kích Nho giáo nhưng không một chiến tướng nào đứng ra bảo vệ nền Khổng học. Nói như Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam,"Hán học thật đã đến lúc suy vi lắm". Người ta muốn đi theo Tây học, ít nhất cũng là để dễ kiếm sống.

Ước gìđi học làm thầy Phán
Tối rượu sâmbanh, sáng sữa bò!
Thậm chí không phán, không thông cũng cậu bồi
Làm cậu bồi vẫn còn tốt chán.

Bên cạnh những cái rởm của "văn minh Âu hóa" chúng ta phải khách quan thừa nhận là nó đã đưa lại nhiều giá trị mới: quan niệm nhân sinh thay đổi, cá tính được giải phóng, cuộc sống cá nhân được coi trọng, một số quyền tựdo của con người bắt đầu được chú ý như tự do luyến ái, tự do hôn nhân, chống lại quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi dấy, chống lại chế độ đại gia đình, các thứ lễ giáo, tư tưởng gia trưởng…tỏa chiếu sự phát triển tự do của cá nhân. Tầm mắt của người Việt Nam được mở rộng để nhìn ra thế giới, thấy người thấy ta, tránh được tình tình trạng lạc hậu của đêm trường Trung cổ (ở Trung Quốc, một lần chính phủ xây dựng đường sắt, bị nhân dân phản đối, phải tháo gỡ theo dân vì con đường ấy đè lên xương một con rồng, theo thuyết địa lý cô). Công cuộc "Âu hóa" - về một số mặt nào đó cần phê phán nghiêm khắc, thông qua những hình tượng văn học kiểu như ông Tuphơnơ của Vũ Trọng Phụng - nhưng không phải không có những mặt tích cực. Nó là lần mở cửa đầu tiên của dân tộc Việt Nam ra thế giới văn minh, tai nghe mắt thấy những điều mà trước đây Nguyễn Trường Tộ mới chỉ kể lại trên mặt giấy. Có những hiện tượng thoạt đầu bị lên án, có khi khá gay gắt, nhưng với thời gian, đã thích nghi và trở thành hiện tượng tiên tiến. Một ví dụ nhỏ: hồi đầu, một số ít phụ nữ tân tiến cạo răng đen, để răng trắng thì bị chế diễu là me Tây, nhưng một thời gian, răng trắng được xác nhận là văn minh hơn, số người để răng trắng ngày càng nhiều và trở thành một hiện tượng bình thường.

Chính "Âu hóa" đã làm cho văn học nghệ thuật nước ta, từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, bước sang thời kỳ phát triển mới chưa từng có trong lịch sử, làm cho ngôn ngữ văn học, các thể loại văn học nghệ thuật và báo chí phát triển khá mạnh. Lần đầu tiên nhân dân Việt Nam biết đến kịch nói, tiểu thuyết, phim ảnh, báo chí thông tấn...

Nói một cách khái quát, tư tưởng tư sản phương Tâycó những ảnh hưởng mạnh mẽ trước tiên đối với các tầng lớp thanh niên trí thức và thị dân, trước hết là về mặt đòi hỏi giải phóng cá nhân khỏi sự tỏa chiết của lễ giáo phong kiến, giành cho cái "tôi" một chỗ đứng dưới ánh mặt trời, quyền được hưởng hạnh phúc trong cuộc sống trần tục.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ưu thế rõ ràng thuộc về hệ tư tưởng tư sản. Nó đã có một hậu thuẫn là các tầng lớp thanh niên, trí thức ngày càng đông đảo và giai cấp tư sản Việt Nam cũng đã phát triển mạnh mẽ hơn trước qua công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của đế quốc Pháp.

Nhưng thời kỳ lịch sử giữa hai cuộc chiến tranh thế giới cũng lại lả một thời kỳ có những biến động lớn trong đời sống chính trị của cả thế giới và Việt Nam. Sau khi cách mạng tháng Mười thành công năm 1917, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc bắt đầu nổ ra ở nhiều nước thuộc địa cửa các đế quốc phương Tây. Ở Việt Nam bên cạnh số thanh niên di theo phong trào Âu hóa về văn hóa và đời sống, một số thanh niên khác lại đi từ tư tưởng tư sản phương Tây đến chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc. Họ đi đến những tổ chức và hoạt động cách mạng theo khuôn mẫu của cách mạng Trung Quốc lúc bấy giờ. Sau những mò mẫm thất bại của một số sĩ phu phong kiến yêu nước qua các phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục.., lớp thanh niên tân học đã chọn một mô hình khác. Số tích cực nhất tổ chức ra Việt Nam quốc dân đảng, đứng đầu là Nguyễn Thái Học.

Như vậy ảnh hưởng của tư tưởng tư sản đối với Việt Nam cũng thật đa dạng và phong phú trên nhiều lãnh vực, kể cả lãnh vực chính trị.

Nhưng chưa hết. Bên cạnh đó, trong xấp xỉ cùng một khoảng thời gian, một hệ tư tưởng mới lại xuất hiện ở Việt Nam, hệ tư tưởng của giai cấp vô sản.

Hệ tư tưởngvô sản

Hệ tư tưởng vô sản vào Việt Nam bằng con đường đấu tranh dân tộc. Sau những thất bại của các bậc tiền bối. Hồ Chí Minh người đi tìm dường cứu nước đã hướng về phương Tây và dã gặp học thuyết Mác Lê nin.

Sau Cách mạng tháng Mười 1917, hệ tư tưởng vô sản đã có một chỗ đứng, một bàn đạp để phát triển ra nhiều nơi trên thế giới. Hàng loạt đảng cộng sản các nước đã được thành lập và hoạt động phối hợp trong tổ chức Đệ tam quốc tế.

Từ những năm 1925 - 1926 trở đi, một số thanh niên Việt Nam đã tiếp cận với hệ tư tưởng vô sản. Một số trong họ không phải xuất thân từ thành phần công nhân mà từ những thành phần khác, chủ yếu là các thành phần trung lưu Do đó có phong trào "vô sản hóa", tức là họ đi làm các nghề lao động chân tay (làm thợ ở nhà máy, kéo xe tay…) để có thể thực sự trở thành những người vô sản.

Hệ tư tưởng vô sản đã lôi kéo được nhiều thanh niên đi theo. Nó nêu lên nhiều lý tưởng dẹp hơn cả các lý tưởng của cách mạng tư sản. Nhân loại sẽ đi đến thế giới đại đồng, trong xã hội hoàn toàn không còn người bóc lột người, các hình thức nhà nước để cai trị đều bị bãi bỏ, sức sản xuất sẽ phát triển đến mức ai cần gì có nấy (à chacun selon ses besoins). Chủ nghĩa Mác - Lênin được coi là một chủ nghĩa nhân bản hoàn chỉnh và tuyệt đẹp. Như nhà trí thức mácxit hồi trước đã viết: “Nếu các ông hỏi chúng tôi chúng tôi định tạo nên những con người như thế nào thì chúng tôi xin trả lời: Không chúng tôi không muốn tạo nên những con người theo một kiểu mẫu nhất định nào cả. Chúng tôi chỉ muốn con người có đủ khả năng tự xây dựng lấy mình(bằng cách vượt lên được các khó khăn, trở ngại). Chúng tôi không đòi hỏi mọi người đều phải trở thành Michel Ange. Nhưng chúng tôi đòi hỏi những người nào mang trong mình mầm mống của Michel Ange, phải được trở thành Michel Ange"1. Những lời nói đẹp như vậy thực sự có khả năng lôi cuốn mạnh mẽ. Từ những năm 20, thanh niên Việt Nam bắt đầu nói đến Mác – Lênin, biện chứng pháp, chủ nghĩa duy vật, giai cấp và giai cấp đấu tranh…

Khác hẳn với hệ tư tưởng phong kiến về hệ tư tưởng tư sản, ngay từ đầu hệ tư tưởng vô sản đã là kẻ thủ không đội trời trung của chủ nghĩa thực dân. Riêng đối với tư tưởng vô sản, chủ nghĩa thực dân không bao giờ thỏa hiệp, nhân nhượng. Khác với tư tưởng phong kiến và tư tưởng tư sản, tư tưởng vô sản kết hợp cả đấu tranh dân tộc với đấu tranh giai cấp. Xô viết Nghệ Tĩnh là thành công bước đầu của tư tưởng vô sản ở Việt Nam (cũng như Pari công xã ở Pháp, Quảng Châu công xã ở Trung Quốc).

Trên lĩnh vực ý thức hệ, cũng nảy ra trong cuộc đấu tranh dai dẳng giữa hệ tư tưởng vô sản với hệ tư tưởng tư sản và hệ tư tưởng phong kiến. Nhiều cuộc tranh luận, bút chiến đã nổ ra trên báo chí giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm, giữa nghệ thuật vị nghệ thuật với nghệ thuật vị nhân sinh... Hải Triều là một trong những kiện tướng đầu tiên của chủ nghĩa duy vật ở Việt Nam.

Trong thời kỳ Mặt trân Dân chủ Đông Dương (1936-1939), nhiều sách báo vô sản được xuất bản công khai. Tư tưởng vô sản dã trở thành một lực lượng vật chất, có sức mạnh làm cho chủ nghĩa thực dân phải hoảng sợ.

Như vậy, gần như trong cùng một khoảng thời gian chỉ trước sau chút ít, hệ tư tưởng vô sản phương Tây và hệ tư tưởng vô sản đều cùng thâm nhập vào Việt Nam và cùng tồn tại với hệ tư tưởng phong kiến. Đó là một đặc điểm lịch sử hết sức quan trọng trong thời kỳ bản lề của đời sống văn hóa dân tộc.

Ba hệ tư tưởng cùng tồn tại, cùng phát triển và cùng có những mảnh đất để tác động và sinh sôi. Chúng có nhiều mối quan hệ biện chứng với nhau, nhiều khi đấutranh lẫn nhau, lại có khi ảnh hưởng lẫn nhau rất phức tạp. Trong một thời gian, đời sống văn hóa dân tộc cùng chịu sự tác động của cả ba hệ tư tưởng. Đương nhiên một sự hòa hợp hoàn toàn giữa ba hệ tư tưởng ấy là điều không thể có được, nhưng trong cuộc đấu tranh, cũng có những thời gian tạm thời có sự thỏa hiệp thay thế cho những thời gian đấu tranh quyết liệt.

Trong nội bộ mỗi hệ tư tưởng lại có những khuynh hướng khác nhau, chẳng hạn trong tư tưởng phong kiến yêu nước, có lúc có bộ phận đã hướng về tư tưởng tư sản của chủ nghĩa tam dân, thậm chí có lúc đã có thiên hướng về chủ nghĩa xã hội (Phan Bội Châu trong thời kỳ cuối).

Một hệ tư tưởng chưa đi đến chặng đường lịch sử của nó thì đã xuất hiện một hệ tư tưởng mới... Cứ như vậy đời sống văn hóa xã hội luôn có những xáo động, không có một khuôn mặt cố định lâu dài. Luôn luôn là một sự sàng lọc, tiếp nhận và đào thải. Điều đó dường như làm cho đời sống văn hóa trong thời đại bản lề không đi theo quy luật bình thường. Ở một số thành phố lớn chẳng hạn, ta có thể thấy tồn tại cùng một lúc các hiện tượng mâu thuẫn đến buồn cười và khó hiểu: mấy cụ mặc áo dài, đội khăn xếp, đi giày Gia Định chễm chệ trên mấy chiếc xe tay lọc cọc trên đường phố, - mấy cặp thanh niên ăn mặc com lê, cà vạt quàng vai các vũ nữ mặt áo Lơmuya màu sắc lòe loẹt đang quay cuồng trong các vũ trường theo các điệu nhạc xập xình. Cách đó một đoạn, trong các ngõ cụt, một hai thanh niên không lấy gì làm tráng kiện lắm đang còng lưng kéo xe tay chở khách để "vô sản hóa"... một bức tranh khá tiêu biểu cho đời sống văn hóa của dân ta trong thời gian giữa hai cuộc thế chiến.

Tình trạng các hệ tư tưởng đan xen nhau kéo dài cho đến gần hết nửa đầu thế kỷ XX.

Nói hệ tư tưởng tức là nói về góc độ triết học. Con đường quanh co, phức tạp của các cuộc dấu tranh giữa các hệ tư tưởng ở Việt Nam mà chúng ta vừa phân tích trên đây, cuối cùng cũng chỉ để nói lên một điều: về phương diện triết học, trải qua nhiều thế kỷ lịch sử phức tạp, tư tưởng duy lý phương Tây. Cuối cùng sẽ thắng tư tưởng duy tâm siêu hình phương Đông.

Tiếp thu được những thành quả của tư tưởng Hy Lạp, từ thời Phục hưng thế giới phương Tây đã là thế giới của tư tưởng duy lý. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy lý, rõ ràng là phương Tây đã đi một bước khá xa và phải đến mấy thế kỷ sau, phương Đông mới tiếp nhận được quan niệm mới về nhân sinh và vũ trụ

Quá trình hiện đại hóa đầu thế kỷ XX của văn hóa Việt Nam đã khẳng định giá trị của tư tưởng duy lý. Kipling có nói: "Đông là Đông, Tây là Tây, hai bên không bao giờ gặp nhau”. Sự thật lịch sử cho đến ngày nay dường như đã không nhất trí với quan niệm đó vì quy luật lịch sử là quy luật Phổ biến. Sớm muộn có khác nhau, nhưng dần dần các nước phương Đông cũng đã đi theo con đường của chủ nghĩa duy lý, mặc dầu có nước đã phải trải qua những bi kịch lịch sử kéo dài. Có lẽ Việt Nam là một trong những trường hợp đó.


1. R. Garaudy: La marsisme et la renaissance de la Frane.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tri thức – Tư tưởng

    09/04/2019Nguyễn Trần BạtSự nâng cao dân trí, sự tiến bộ của nhân dân là thước đo trình độ phát triển của các quốc gia, đồng thời cũng là nguồn gốc của những đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng khắt khe hơn đối với những nhà chính trị. Họ buộc phải có những phẩm chất cao hơn, đặc biệt là phải có trí tuệ cao hơn. Thời đại của những phương pháp cai trị ngu dân đã qua...
  • Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị

    09/06/2018Nguyễn Trần BạtGiá trị của các hệ tư tưởng chỉ có tính chất tương đối, mang tính lịch sử. Tư tưởng và hệ tư tưởng không phải là những giá trị bất biến, càng không phải là những tín điều để tôn thờ, nó đang và sẽ bị thay thế bởi hệ giá trị, là một hệ thống các tiêu chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu...
  • Tiếp tục phát triển tư tưởng của Cách mạng tháng Tám

    19/08/2016Lê Đăng DoanhCách mạng Tháng Tám là bước nhảy vọt vĩ đại của tư tưởng phát triển, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Độc lập, tự do, hạnh phúc, mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, đó là những chân lý có sức mạnh mãnh liệt phát huy và khơi dậy sức mạnh của một dân tộc bị nô dịch, áp bức, bị chiến tranh và nạn đói tàn phá. Chính những tư tưởng bất hủ này đã trở thành sức mạnh vật chất của cả một dân tộc, chắp cánh cho dân tộc Việt Nam làm nên những kỳ tích trong chiến đấu và dựng nước...
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    15/05/2016Lê Đăng DoanhChúng ta có nhiều đức tính để đón nhận sự thay đổi rất nhanh chóng khi bước vào thiên niên kỷ của sự sáng tạo và đổi mới, nhưng cũng rất rõ ràng là chúng ta cần xây dựng một tương quan lành mạnh giữa truyền thống với hiện đại, trong đó truyền thống phải tạo cơ sở để tiếp nhận cái mới, những tinh hoa của văn minh nhân loại.
  • Phan Châu Trinh và sự thức tỉnh dân tộc thế kỷ XX

    03/11/2015Đỗ Hòa HớiVề Phan Châu Trinh, trước đây đã có nhiều người nghiên cứu, nhất là về vai trò, vị trí của ông đối với phong trào cách mạng đầu thế kỷ. Tuy nhiên, do phương pháp, trình độ nhận thức, cững như do hạn chế về tư liệu mà sự đánh giá về ông cũng có nhiều điểm chưa thỏa đáng. Vấn đề Phan Châu Trinh trong điều kiện cho phép hiện nay đặt ra trước các nhà nghiên cứu nhiều khía cạnh mới mẻ. Trong bài viết này tác giả cố gắng tìm hiểu những đóng góp của ông vào sự thức tỉnh dân tộc đầu thế kỷ XX như là một thử nghiệm, một sự lựa chọn con đường phát triển cho dân tộc...
  • Tiến tới một triết học về hợp tác vì sự giải phóng con người

    22/09/2015Nguyễn Trần BạtVượt thời gian là một khả năng tuyệt vời của nhận thức. Khả năng vượt thời gian cho phép người ta có thể truy đuổi, suy ngẫm về tương lai, hay ít nhất là chuẩn bị tiền đề tâm lý để đi đến với nó. Và ngay cả những người hôm nay đã tìm ra công nghệ để đi đến tương lai nếu trong quá trình tiến đến tương lai tiếp theo, tương lai cấp hai, vẫn khư khư giữ lấy bản đồ án của tương lai thứ nhất thì cũng sẽ trở thành kẻ bảo thủ trong giai đoạn thứ hai này. Cơ sở của công nghệ đi đến tương lai là tư duy không ngừng, lựa chọn không ngừng và loại bỏ không ngừng...
  • Tư tưởng canh tân sáng tạo nền văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX của chí sĩ Phan Châu Trinh

    26/09/2014Đỗ Hòa HớiVới sự nghiệp đổi mới, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa và hiện đại hóa văn hóa dân tộc đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Qua tìm hiểu chí sĩ Phan Châu Trinh, chúng tôi thấy ông là một tấm gương mạnh dạn canh tân và sáng tạo nền văn hóa dân tộc vào thời điểm đầu thế kỷ XX.
  • Nghiên cứu nho giáo Việt Nam trong bối cảnh khu vực và thời đại

    29/09/2013Phó GS Phan Văn CácNho gia vốn quy giá trị nhân sinh thành giá trị xã hội, cho rằng con người phải có trách nhiệm nhất định đối với gia đình, xã hội, đất nước và cả thế giới: đó là lí tưởng cuộc đời và lẽ sống của mỗi người...
  • Tư tưởng, phong trào Khai Sáng là gì?

    09/10/2010Bùi Quang MinhPhong trào Khai sáng là phong trào bắt đầu thời thế kỷ 18 ở châu Âu, coi việc tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng tiến bộ, nâng cao các chuẩn mực đạo đức và tri thức khoa học (chứ không phải tôn giáo, điều giáo điều có sẵn) là những phương tiện quan trọng để biến đổi cuộc sống xã hội, con người, làm cho nhân loại tiến bộ.
  • Triết học và tư tưởng Việt

    29/12/2005Lúc đầu chỉ là những yếu tố tự nhiên nguyên thuỷ thô sơ về duy vật và biện chứng, tư tưởng người Việt trộn lẫn với tín ngưỡng...
  • Đổi mới trước hết là tôn trọng và cũng là bổ sung các nguyên lý của triết học Mác

    08/12/2005GS. Dương Phú Hiệp... chúng ta cần đánh giá, nhận thức về các nguyên lý của triết học Mác để xem chúng ta đã "trung thành" với các nguyên lý đó như thế nào. Có thể nói rằng trong những năm qua đã xảy ra nghịch lý: một mặt chúng ta nói rất hay về CNDV, về phép biện chứng của Mác, nhưng mặt khác trong tư tưởng và trong hành động lại biếu hiện rất rõ CNDT và phép siêu hình....
  • Tản mạn về một số hiện tượng văn hóa Việt Nam đương đại trong quan hệ với quá trình “đứt gãy văn hóa”

    06/12/2005Nguyễn HoàMột hệ thống giá trị văn hóa - văn minh lạ lẫm được du nhập... đã gây nên một cuộc đảo lộn và một quá trình “đứt gãy văn hóa” xuất hiện. Nhưng quá trình du nhập ấy, sự “đứt gãy văn hóa” ấy dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể nhanh chóng thay thế tất thảy mọi hành vi ứng xử, mọi thói quen, nền nếp văn hoá... có tuổi đời đã hàng nghìn năm. Nó phải chấp nhận một tình trạng “lưỡng phân"...
  • Đạo Khổng còn hợp với thời nay không?

    26/11/2005Nguyễn Văn NghệGần đây, trong mối giao lưu và hội nhập ngày càng được đẩy mạnh với các nước trong khu vực, nhiều học giả đã quay trở lại với việc đánh giá vai trò của Nho giáo trong xã hội Việt Nam thời hiện đại. Bài viết sau giúp bạn đọc tổng hợp một số ý kiến của các học giả nước ngoài, và quan diểm của một số nhà nghiên cứu Việt Nam...
  • Tư tưởng hệ hóa và nghiên cứu ứng dụng

    15/11/2005Đỗ LongKhi một hệ tư tưởng đã hình thành thì đồng thời cũng xuất hiện khả năng và nhu cầu tư tưởng hệ hóa. Và khi hệ tư tưởng đã chiếm địa vi thống trị thì quá trình tư tưởng hệ hóa càng có điều kiện thực hiện...
  • Triết học và cuộc sống

    07/09/2005Lê ThiTrước đây, C.Mác đã nói: "Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học" (1). Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay là làm sao cho triết học Mác - Lênin thật sự trở thành vũ khí tinh thần của nhân dân...
  • Toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá

    18/07/2005Dương Thuấn, Mai Văn HaiVăn hoá Việt Nam đang có nguy cơ bị văn hoá nước ngoài lấn át và mất dần đi bản sắc dân tộc! Đã có không ít bài viết cảnh báo về vấn đề này và bày tỏ sự quan ngại đó. Thực tế có đáng lo như vậy hay không? Trước tình hình toàn cầu hoá nhanh chóng như hiện nay, hội nhập là tất yếu, không có con đường nào khác nếu muốn phát triển. Để làm sáng tỏ về vấn đề này, chúng tôi muốn nói đến việc toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá.
  • xem toàn bộ