Cách tranh luận online

09:40 CH @ Thứ Năm - 09 Tháng Sáu, 2016

Tôi đang tham gia một khoá học trực tuyến (online course) về phương pháp nghiên cứu khoa học của Đại học Southampton, Anh. Và thấy họ đưa ra những quy tắc rất hay về tranh luận trên môi trường online, nên muốn giới thiệu tới bạn bè các nguyên tắc này, vì thấy nhiều người hay phạm vào các nguyên tắc tranh luận.

Tranh luận tốt sẽ làm nảy nở và bồi đắp tri thức và chân lý cho một cộng đồng/dân tộc. Tranh luận dở, sẽ dẫn đến các bế tắc, tạo ra các ẩn ức và tàn phá các mối quan hệ trong cuộc sống, thêm nữa nó là lực cản của sự phát triển xã hội. Điều tệ là, từ không ít các bạn du học sinh mà tôi gặp đến những người "thành công", cũng hay phạm phải các nguyên tắc này. Một trong những lỗi thường gặp là "tấn công cá nhân, thay vì phản biện nội dung/ý tưởng".

Các nguyên tắc tranh luận online, tôi tạm dịch, là:

  1. Các bình luận nên ngắn gọn và đi vào trọng tâm; không quá 2 hoặc 3 đoạn văn bản ngắn. Đây là một cuộc đàm thoại, chứ không phải là một cuộc độc thoại - chả ai muốn đọc những bài diễn luận cả.
  2. Đọc thấu đáo tất cả các bình luận và phản hồi của bạn trước khi bạn post chúng. Nếu bạn ẩu đoảng, bạn sẽ hối hận ngay sau đó.
  3. Phản biện phải nhắm vào ý tưởng, thay vì nhắm vào chủ nhân của ý tưởng - và cần lịch thiệp khi làm điều đó.
  4. Hãy nghĩ trước khi post bất cứ bình luận nào: Nếu bạn thấy rằng với lời bình luận bạn đang viết sẽ khiến bạn và người đang tranh luận chả muốn nhìn mặt nhau sau đó, vậy thì đừng post bình luận đó.
  5. Nhớ rằng người học/người tranh luận đến từ những môi trường văn hoá khác, tuổi tác khác nhau và kinh nghiệm sống khác nhau.
  6. Giải thích các từ viết tắt bạn dùng và tránh dùng biệt ngữ, nếu có thể.
Nguồn:FB cá nhân
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói tật và vượt qua thói tật trong tranh luận

    23/06/2019Nhà văn InnasaraDo quá ham thắng, hay phần nào đó – do sợ bẽ mặt trước đám đông, lắm lúc người tham gia tranh luận trở thành ngụy biện, từ đó đẩy cuộc tranh luận vào ngõ cụt, khi quay sang tấn công cá nhân đối phương...
  • Nghĩ về một thái độ tranh luận

    27/06/2018Trần Văn ChánhTrong sinh hoạt học thuật-tư tưởng, tranh luận dưới hình thức phản biện giúp làm sáng tỏ các lẽ phải trái, hoặc sự kiện đúng sai, từ đó các bên tham gia và những người quan sát bên ngoài có thể điều chỉnh lại nhận thức ban đầu của mình cho những vấn đề đang được xem xét...
  • "Văn hóa tranh luận là kết quả của một quá trình lâu dài"

    27/05/2018Khi tham gia tranh luận, mà người ta chỉ cố gắng huy động mọi thủ đoạn để “hạ gục đối thủ” thì giá trị học thuật là một khái niệm xa xỉ. Đừng trông đợi giá trị học thuật từ một cuộc tranh luận văn học mà ở đó có quá nhiều bài viết dựa trên suy đoán cảm tính, hồ đồ trong tiếp nhận và xử lý tài liệu, rồi chụp mũ, dựng hiện trường giả, đoạn chương thủ nghĩa...
  • Người Việt và văn hóa tranh luận

    15/05/2018Sưu tầmCó những cuộc tranh luận rất gay go nhưng luôn trong hòa khí, với kết thúc bằng những đồng thuận không có bởi áp đặt, cũng như không xảy ra sứt mẻ quan hệ giữa những người tham gia. Người ta học được gì đó mới trong mỗi nội dung mà mình tranh luận. Điều đó chỉ có thể xảy ra khi các bên tham gia tranh luận có văn hóa tranh luận...
  • Kỹ năng tranh luận - Đánh giá từ các huấn luyện viên của Hồng Kông

    24/10/2014Ariel ConantMặc dù như thư ký Carrie Lam ChengYuet-ngor bình luận rõ ràng rằng “nó không phải là 1 cuộc tranh luận”, Young Post đã thu thập ý kiến từ những người có kinh nghiệm trọng tài để nghe các ý kiến của họ xem ai là người chiến thắng nếu buổi nói chuyện là cuộc tranh luận thông thường...
  • Tự do ngôn luận để khích lệ thảo luận hoặc tranh luận

    23/10/2014Nguyễn Trần BạtTrên các diễn đàn, các ý kiến đóng góp vào Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đang diễn ra phong phú. Đây là một hoạt động mang tính dân chủ tạo cơ hội để người dân, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động chính trị, xã hội tranh luận, thảo luận nhằm góp ý cho sự nghiệp Đổi mới lên một tầng cao mới...
  • Nhân tranh luận tại Quốc hội, tản mạn về lập luận

    21/10/2013GS. TS. Nguyễn Đức DânMột nguyên lý sư phạm cho nền giáo dục tiên tiến: cấp cần câu chứ không cho cá. Cái cần câu cấp cho người học là phương pháp độc lập tư duy, đánh giá, phát hiện và giải quyết vấn đề. Trước hết, đó là phương pháp tư duy phản biện mà cốt lõi là lý thuyết lập luận. Khi có thói quen tư duy phản biện, hiện tượng được nhìn nhận, đào sâu tới gốc rễ của nó. Hơn ai hết, giới nghị sĩ phải rèn luyện về lập luận...
  • Không nên tranh luận với kẻ cố tình câm điếc!

    03/09/2011Hà Văn ThịnhChị cho
    rằng lớp trẻ thời nay đang tố Trung Quốc, bài Trung Quốc hơi nhiều. Nói
    cách khác, chị đã vơ tất cả những ai chống chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc
    vào trong cái rọ có tên gọi là thế hệ 8X. Phải chăng chị
    muốn nói rằng những ai chống lại việc giao đất rừng đầu nguồn cho người
    nước ngoài, chống lại việc nhân nhượng quá đáng ở Biển Đông…, đều thuộc
    vào thành phần trẻ người non dạ? Sự hoang tưởng đôi khi làm mờ mắt nhận thức nhưng hoang tưởng đến mức nghĩ rằng giới trí thức của một nước lại thiển cận và u mê hơn một người thì quả là quá đáng.
  • Tranh luận

    25/06/2011Nguyễn Tất ThịnhXưa nay những cuộc tranh luận đều là một nhu cầu sinh hoạt rất cần thiết trong đời sống xã hội, như một nhu cầu tự thân của xã hội xử lý đúng hơn với chính những nội dung khác nhau trong chủ đề được tranh luận đó, cùng với đó là nhu cầu phát triển nhận thức của những người tham gia( đặc biệt là những học giả hay những người có hiểu biết, có quan tâm khác nhau... )
  • Cuộc tranh luận "Triết học có phải là Khoa học" không?

    17/12/2010Bùi Quang Minh thực hiệnTranh luận “Triết học có là khoa học hay không”
    chính là dịp tìm hiểu lại, làm rõ nét các nội hàm của khái niệm “Triết
    học”, “Khoa học” cũng như xem lại sự hình thành và phát triển của
    “Triết học”, “Khoa học” từ xưa đến nay. Kết luận “Triết học là khoa học không?” sẽ phản ánh, chịu chi phối và hoàn thiện quan điểm về triết học của mỗi người...
  • Tranh luận sau báo cáo của Harvard về giáo dục Việt Nam

    29/10/2009Neal Koblitz (Khoa Toán, Đại học Washington, Seattle, USAKhi Intel thông báo các yêu cầu của mình, sinh viên và các trường đại học đã có những đáp ứng có tính xây dựng. Chúng tôi còn cả một chặng đường, nhưng những tiến bộ gần đây là đáng kể.
  • xem toàn bộ