Cái tất yếu thời toàn cầu hóa

04:41 CH @ Thứ Năm - 14 Tháng Năm, 2009

Có thể những người chủ trương “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” sẽ vô cùng bất bình, thậm chí phẫn nộ khi đứng trước những biểu hiện 100% tiếng nước ngoài hay nghe, xem đâu đó những từ vay mượn từ tiếng Anh như: festival ( liên hoan), bulding, villa ( nhà cao tầng, biệt thự), sale off ( hạ giá), fair play (chơi đẹp),… Song đối với số khác, hiện tượng này đơn giản chỉ là một phần tất yếu trong thời toàn cầu hóa.

“Khi tiếng mẹ đẻ được thay thế bằng tiếng của nước ngoài, thì nguy cơ mai một của một nền văn hóa dân tộc là không tránh khỏi”, đó là cảnh báo của GS. TSKH Trần Ngọc Thêm, ĐH khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM. Tuy nhiên, trong thời toàn cầu hóa, từ các phòng thí nghiệm hóa học ở Jordan cho đến các thư viện trường đại học ở Campuchia hay các lớp học ở Thụy Điển, tất cả đều sử dụng chung một ngôn ngữ. Đó là tiếng Anh, thứ tiếng đang ngày càng trở thành ngôn ngữ của giáo dục đại học và khoa học trên khắp thế giới. Sự phát triển của nó song hành cùng sự hội nhập của nền kinh tế thế giới, mà dẫn đầu là nước Mỹ.

Xu hướng “tiếng Anh hóa” lại càng được củng cố bởi sự phổ cập công nghệ thông tin - một số lượng lớn phần mềm máy tính được viết bằng tiếng Anh và với sự bùng nổ của Intemet, hơn 300 triệu người sử dụng kết nối với nguồn được sọan thảo phần lớn cũng bằng Tiếng Anh.

Có thể nói sự xâm lăng ngôn ngữ này chưa từng có tiền lệ. Nó “qua mặt” các ngôn ngữ học thuật của châu Âu đã có gần 2.000 năm hay tiếng Hy Lạp có từ thế giới cổ đại và đang trở thành ngôn ngữ chung của kinh doanh, văn hóa và giáo dục khắp toàn cầu.

Sự mở rộng của tiếng Anh thậm chí còn tấn công mạnh hơn vào khoa học. Theo bà Eugene Garfield, nhà sáng lập hãng khảo sát các ấn phẩm khoa học Science Citation lndex, 95% trong 925.000 bài báo khoa học đã được đăng tải trong hàng nghìn tờ tạp chí lớn xuất bản năm 1997 được viết bằng tiếng Anh và chỉ một nửa trong số đó xuất phát từ các nước nói tiếng Anh.

Thực tế một số quốc gia đã thử. Cùng với niềm tự hào dân tộc và làn sóng phi thực dân hóa sau thế chiến II, nhiều quốc gia mới độc lập ban đầu chống lại sự xâm lăng của tiếng Anh, nhìn nó như mối đe dọa ngôn ngữ của họ. Nhưng vài năm nay, thứ tiếng Anh được coi như “tấm thị thực” bước vào nghề nghiệp tốt hơn, vì vậy mà ngày càng nhiều quốc ra nghiễm nhiên coi nó là “ngôn ngữ của thế giới”.

Malaysia là một trường hợp. Giành độc lập từ Anh năm 1957, nên hệ thống trường đại học của Malaysia đều sử dụng tiếng Anh. Nhưng năm 1980, nước này muốn triển khai sự độc lập về ngôn ngữ và bắt đầu phát triển các chương trình giáo dục bằng tiếng Malay. Nỗ lực này không kéo dài lâu. Vào đầu thập niên l990, các nhà chức trách nhận ra rằng một sơ yếu lý lịch viết bằng tiếng Malay không có tính cạnh tranh quốc tế. Từ đó, sự thành thạo tiếng Anh trở thành yếu tố bắt buộc đối với đầu vào đại học.

Tình trạng này tương tự ở Singapore, Philippines, Brunei, Thái Lan và Indonesia.

Thậm chí, một nữ sinh ở ĐH Chulalongkorn (Thái Lan) còn có lý do khác để học tiếng Anh: “Chúng tôi thường sử dụng tiếng Anh để cãi nhau vì nó nghe không tục như ngôn ngữ của chúng tôi”.

Ở Mátxcơva, Bắc Kinh và Seoul, hàng nghìn trường dạy tiếp Anh tư nhân đã mọc lên. Bà Elena Ostrovidova, người phát ngôn của bộ giáo dục Nga, cho biết: Không có tiếng Anh, các cơ hội của họ bị hạn chế. Ở Trung Quốc, một khảo sát gần đây của chính phủ cho thấy 70% người dân Trung Quốc ở thành phố học tiếng Anh. Họ còn tổ chức các “ góc tiếng Anh” ở những nơi đông người như cửa hàng bách hóa, công viên để mọi người luyện tiếng.

Tại các nước Ảrập, nhiều trường đại học đã chấp nhận tiếng Anh như một ngôn ngữ dẫn đề vào khoa học, kỹ thuật và y tế, mặc dù các cuộc thảo luạn trong lớp học có thể chuyển sang tiếng Ảrập. Ở Châu Phi, Nambia đã chuyển toàn bộ hệ thống giáo dục đại học từ tiếng Afrikaans sang hẳn tiếng Anh. Còn ở Nam Phi, tiếng Anh ngày càng thay thế tiếng Afrikaans trong các học viện.

Đặc biệt, dù Pháp đã chi khoảng 300 triệu USD/năm để truyền bá tiếng Pháp trên thế giới song ngay cả đối với các quốc gia là thuộc địa của Pháp cũng chọn học tiếng Anh. Ví dụ, tại DDH Hoàng gia Phnom Penh (Campuchia), 91% sinh viên chọn tiếng Anh. Trớ trêu hơn, các hội nghị khoa học tổ chức ở Pháp ngày nay thường được tổ chức bằng tiếng Anh.

Tóm lại, tiếng Anh giờ đây đã len lỏi vào mọi ngóc ngách trên thế giới dưới nhiều hình thức. Ngay đến một quốc gia mà báo chí phát triển như Thụy Điển, chuyên gia cao cấp tại ĐH Lund Bengt Streijffert cũng phải chua xót thốt lên: “Tiếng Anh được sử dụng ở phần lớn những lĩnh vực được coi là trí tuệ, còn tiếng Thụy Điển có thể sẽ chỉ còn được sử dụng trong nhà hay cùng chó cưng mà thôi.”

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lộn xộn tiếng Việt thời giao lưu văn hóa

    10/10/2015Vương Trí NhànVới một niềm tin dai dẳng, các phương tiện thông tin đại chúng ở ta thường không mệt mỏi trong việc nhắc nhở mọi người là phải giữ gìn bản sắc dân tộc, hoặc trong ngôn ngữ thì nhắc nhau là phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Vậy mà mọi chuyện cứ diễn ra theo hướng ngược lại, tại sao lạ vậy?
  • Tâm trạng của anh phóng viên “kém tiếng Việt”

    21/06/2014Thảo HảoNgày 8.12.04, qua điện thoại, phóng viên đài BBC phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Hiển, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines. Sau đây là đoạn cao trào nhất trong cuộc phỏng vấn 5 phút này...
  • Dịch giả Cao Xuân Hạo: Giới trẻ đang học cái thứ gần 100%... không phải là tiếng Việt

    04/11/2012Chỉ thương cho những người Việt nhỏ tuổi sẽ bắt chước kiểu nói ngô ngọng giống mấy ông Tây học tiếng Việt 3 tuần mà quên dần những phương tiện diễn đạt trau chuốt, chính xác và tinh tế của tiếng mẹ đẻ, cho đến khi đọc Kiều hay thơ Xuân Diệu không còn chút khả năng rung đùi nào nữa - nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo đã phải thốt lên như vậy trước bi kịch ngôn ngữ Việt Nam hiện đại...
  • Phản biện PGS. Hà Quang Năng

    10/01/2009Trần Quang ĐạiTrước hiện tượng những từ “lạ” xuất hiện ngày một nhiều, PGS Hà Quang Năng cho rằng đó là sự “sáng tạo” làm giàu thêm vốn ngôn ngữ, là một hiện tượng bình thường, “dễ thương” và không nên “từ chối”.
  • Giáo dục bằng tiếng Việt - Cuộc chiến hai ngàn năm

    14/05/2003Chúng ta là người Việt, nói tiếng Việt, học tập, làm thơ, làm toán và viết luận án khoa học bằng tiếng Việt - điều đó có vẻ đương nhiên. Thực ra thì không phải thế...