Chất lượng bộ máy công quyền

04:13 CH @ Thứ Năm - 08 Tháng Tư, 2010

Chất lượng của bộ máy công quyền có tính quyết định đến sự phát triển của đất nước. Bộ máy công quyền thực hiện việc quản lý nhà nước. Một tổ chức hoạt động tốt và hiệu quả không thể thiếu bộ máy quản lý giỏi.

Cũng giống như bất cứ tổ chức nào, tính hiệu quả hoạt động của nhà nước trước hết phụ thuộc vào chất lượng của bộ máy công quyền. Bộ máy công quyền mạnh là bộ máy chuyên nghiệp, trong sạch, hoạt động theo các quy tắc rõ ràng, làm tốt và hiệu quả công việc của mình, tạo dựng niềm tin của nhân dân vào pháp luật và bộ máy nhà nước.

Để có bộ máy công quyền mạnh như vậy cần có các thể chế (quy định luật pháp và các tổ chức) thích hợp và có những con người được đào tạo chuyên nghiệp làm việc trong các tổ chức đó. Những người làm việc trong bộ máy công quyền là các chuyên gia có chuyên môn và trình độ khác nhau và họ được trả công xứng đáng khi hành nghề.

Để xây dựng bộ máy công quyền mạnh như thế ngoài các quy định pháp lý, các tổ chức cụ thể, các nhân viên với quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng được hưởng đồng lương tương xứng, thì việc người dân, xã hội dân sự giám sát chặt chẽ chúng, vạch ra những khiếm khuyết, kiến nghị những sửa đổi để cải thiện hoạt động của chúng cũng rất quan trọng. Trong đó, báo chí có vai trò to lớn.

Dư luận hết sức bất bình trước hiện tượng các cơ quan công quyền không làm tròn trách nhiệm của mình và càng bất bình hơn khi họ lạm dụng quyền lực, làm tổn hại đến quyền hợp pháp và hoạt động bình thường của người dân. Nêu và phê phán các hiện tượng như vậy là đóng góp tích cực cho việc xây dựng bộ máy công quyền mạnh; nếu đưa ra được những góp ý cải thiện chất lượng hoạt động của các cơ quan công quyền thì càng đáng trân trọng hơn.

Nhiệm vụ chính của ngành công an là giữ gìn, đảm bảo trật tự công cộng, đảm bảo sự yên bình cho cuộc sống của người dân, thế mà báo chí phải ta thán “côn đồ đánh đập nạn nhân trước mặt công an”; nhà báo cũng bị hành hung nhưng cơ quan hữu trách không khởi tố những kẻ hành hung đó.

Chúng ta xây dựng nhà nước pháp quyền mà vài nội dung cơ bản được Tạp chí Cộng sản (http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=17134687&News_ID=18159424) trình bày rất đúng như sau: “Nhà nước pháp quyền đề cao tính hợp hiến, hợp pháp trong tổ chức và hoạt động của nhà nước, nhà nước chỉ được làm những điều pháp luật cho phép, còn nhân dân được làm tất cả những điều pháp luật không cấm, pháp luật bảo đảm cho sự phát triển tự do tối đa của nhân dân.

Vai trò của pháp luật trong việc xây dựng và duy trì một xã hội trật tự ổn định, trong đó không chỉ mỗi công dân, mỗi cá nhân, mà bản thân nhà nước và những người đứng đầu chính quyền cũng phải tôn trọng pháp luật đã được khẳng định”.

Thế nhưng chuyện công an gọi người dân lên đồn (hoặc ai đó “giả danh” hay “nhờ” côn đồ) xông vào nhà dân hay bắt người dân đến đồn không đúng thủ tục là không hiếm và thậm chí đã khiến 2 thanh niên bị chết với nhiều thương tích trong khi được chở từ cơ quan công an đến bệnh viện. Đấy là những hiện tượng mà người ta có thể coi là “con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng vừa qua diễn ra không ít nên thực sự rất đáng lo ngại, làm mất lòng tin vào cơ quan công quyền, vào lực lượng “giữ gìn trật tự an ninh” cho người dân.

Đó là chưa kể đến việc lạm quyền của một bộ phận quan chức và một số cơ quan không phải là các cơ quan sức mạnh (vũ trang) nhưng lại có sức mạnh quyền lực liên quan đến tiền bạc, đất đai, dự án, chức vị mà báo chí đã vạch ra vô số và khiến nạn tham nhũng trở thành “quốc nạn”.

Luật pháp trước hết phải là các công cụ chế tài đối với bản thân bộ máy nhà nước và các quan chức, viên chức nhà nước, chứ không phải đối với nhân dân.

Nếu bản thân các cơ quan nhà nước và những người làm việc trong đó không được đào tạo thường xuyên, không biết rõ mình được làm những việc gì (và bị cấm làm tất cả những việc khác) với trách nhiệm và quyền hạn ra sao, không bị nghiêm trị khi vi phạm (làm những việc không được pháp luật quy định tường minh, lạm dụng quyền lực,…) thì những lời hô hào “cán bộ phải gương mẫu, phải làm gương” chỉ là những lời hô hào suông chẳng có tác dụng gì.

Như thế muốn có các cơ quan công quyền mạnh, hữu hiệu, được nhân dân tin và có vai trò quyết định trong phát triển đất nước, chí ít nhất phải lưu ý mấy điều sau:

Xác định thật rõ cơ quan công quyền đó được làm những việc gì, những việc ấy được phân ra cho các chức danh khác nhau ra sao một cách rõ ràng không thể hiểu lầm được. Nếu cơ quan (hay những người giữ các chức danh) đó làm những việc ngoài những việc được xác định tường minh bằng văn bản nêu trên, thì nó (hay họ) vi phạm pháp luật và phải bị xử lý nghiêm.

Tuyển chọn những người có chuyên môn vào làm ở các cơ quan đó. Thường xuyên nhắc nhở để họ hiểu rõ mình được phép làm gì và thường xuyên đào tạo họ để họ làm tốt những việc đó. Trả lương họ một cách xứng đáng, tuyển chọn và cất nhắc họ theo tiêu chuẩn duy nhất là năng lực. Nếu họ làm tốt nghề của mình một cách tận tụy là họ trung thành với đất nước và không cần phải trung thành với bất kỳ ai khác.

Nếu họ vi phạm phải xử lý nghiêm: từ đào tạo lại, sắp xếp công việc phù hợp với chuyên môn và năng lực của họ, đến các biện pháp kỷ luật như nhắc nhở, kiểm điểm, sa thải, thậm chí truy tố trước pháp luật. Không trừng trị những kẻ làm bậy trong bộ máy công quyền, dẫu họ là ai, thì sẽ làm xói mòn nghiêm trọng đến uy tín, chất lượng của bộ máy, làm hại khôn lường cho sự phát triển đất nước.

Người dân, kể cả báo chí, các tổ chức xã hội dân sự và doanh nghiệp, có thể đóng góp to lớn bằng việc thẳng thắn bảo vệ quyền hợp pháp của mình và đối thoại bình đẳng với các cơ quan công quyền buộc chúng phải làm đúng nhiệm vụ của mình, buộc chúng phải có trách nhiệm giải trình, buộc chúng phục vụ cho người chủ đích thực, nhân dân, những người đóng thuế để nuôi chúng.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Quản lý bằng pháp luật như thế nào?

    09/10/2014Nguyễn Đức LamỞ đời “lạt mềm buộc chặt” tưởng chừng như nghịch lý nhưng pháp luật thường được hình dung là nghiêm minh, cứng rắn cũng không phải là ngoại lệ. Quản lý bằng pháp luật, cũng như quản lý nói chung, không phải là buộc diều vào cây sào tre mà hãy như trẻ mục đồng, thả diều bay lượn, đón gió trên bầu trời khoáng đạt, rộng lớn...
  • Tài sản nhà nước và cổ phần hoá

    05/05/2014TS Nguyễn Quang ANhà nước có những tài sản của mình. Chưa có thống kê cụ thể nhưng tôi đoán hiện nay ở nước ta, tài sản nhà nước chiếm ít nhất 80% tài sản quốc gia, vì vậy Nhà nước quản lý công sản là hết sức quan trọng...
  • "Kinh doanh" quyền chức - Một hiện tượng đáng lo ngại

    04/01/2010Nguyễn Quang ThiềuMua quan bán chức đã trở thành vấn nạn đau đầu ở Việt Nam. Trong kỳ họp Quốc hội mới đây, nhiều đại biểu Quốc hội đã lên tiếng một cách kiên quyết về vấn nạn này.
  • Cần một bộ máy nhà nước chuyên nghiệp

    10/06/2009TS. Nguyễn Sỹ PhươngNhân viên, quan chức chuyên nghiệp, công nghệ vận hành nhà nước hiện đại, không phải cứ chủ trương là có được, trong thế giới hiện đại, nó chỉ hình thành với một mô hình nhà nước pháp trị, vốn bắt buộc mọi nhân viên, quan chức, mọi cơ quan công quyền đều buộc phải và chỉ chịu sự điều chỉnh và chế tài của pháp luật. Những nhân viên, quan chức không hành xử đúng luật phải được đào thải thay thế, coi đó là một quy luật chọn lọc tự nhiên.
  • Xã hội dân sự đâu có đáng sợ

    12/04/2009TS. Nguyễn Quang AHơn hai chục năm trở về trước ít người dám nói đến cơ chế thị trường, đến khu vực kinh tế tư nhân: những điều cấm kỵ và đáng sợ. Số ít người dám nói và dám (liều) làm, thì bị loại bỏ, bị sa cơ lỡ vận. Rồi người ta hiểu dần, chấp nhận và ngày nay chúng không những không đáng sợ mà còn được coi trọng...
  • Các nước tư bản quốc hữu hoá ngân hàng?

    03/03/2009TS. Nguyễn Quang ATrong khủng hoảng hiện thời có xuất xứ từ Mỹ, các nước phát triển đã có những can thiệp mạnh mẽ vào nền kinh tế, từ cứu trợ các ngân hàng, các công ty đến việc quốc hữu hoá...
  • Kornai bàn về ổn định kinh tế vĩ mô

    30/04/2008TS. Nguyễn Quang AVề cải cách và ổn định kinh tế vĩ mô đã được ông nói khá nhiều trong cuốn "Con đường dẫn tới nền kinh tế tự do" ngoài những thứ khác liên quan đến quá trình chuyển đổi như cải cách sở hữu. Ông bàn kỹ về việc phải chặn đứng lạm phát, phục hồi cân bằng ngân sách, về chính sách tỉ giá v.v...
  • Nghe các tập đoàn lớn nói

    28/04/2008TS. Nguyễn Quang ANgày 23.4.2008 trong và bên lề Hội nghị Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, người ta đã được nghe những lời bộc bạch "lấy ngắn nuôi dài" của những người đứng đầu một số "tập đoàn" lớn, các tổ chức được Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng gọi là các "anh cả" của nền kinh tế...
  • Công chức hội nhập

    17/01/2007Diệp Thành KiệtNói đến sự hội nhập của đất nước, mọi người thường nghĩ ngay rằng, doanh nhân phải là người cần chuyển đổi cho phù hợp với thời đại mới. Nhiều ý kiến cho rằng, doanh nhân cần phải nâng cao kiến thức hội nhập, thay đổi cách nghĩ, cách làm nhằm thích nghi với một xã hội thời kỳ hội nhập...
  • Chống tham nhũng xét từ góc độ quyền lực

    28/09/2006Vũ Quốc TuấnNgười có quyền mới có điều kiện để tham nhũng, vì vậy, nguồn gốc của tham nhũng là quyền lực. Cho nên phòng, chống tham nhũng phải có cơ chế thiết kế bộ máy quyền lực phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời phải có cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động của bộ máy quyền lực...
  • Ai kiểm soát ai?

    24/07/2006TS. Nguyễn Quang ATất cả đềuhữu hạn.Vô tận là sảnphẩm của trí tuệ conngười. Cáilớn quá,to quá cao quámà con ngườikhó hình dung nổi thìđược coi làvô tận.Đó làmột sựsáng tạo tuyệt vời của con người, với khái niệmvô tậncon ngườicó thểmô tả (gần đúng) rấtnhiều hiệntượng. Không có cái kháiniệm vô tậnấy khoa học chắc thật khó phát triển. Ấy nhưng, đừng có thần thánhhoá con người làsinh vật dễ lầm và rất nhiều khi mắc vào cái bẫydo chính tư duy...
  • Pháp quyền và tính có thể đoán trước

    03/03/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngMột trong những đặc tính quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền chính là tính có thể đoán trước được công quyền. Bài viết này muốn bàn đôi điều về đặc tính nói trên...
  • Chống tham nhũng cần nhìn thẳng vào sự thật

    29/11/2005Đỗ Quang ĐánVấn đề đặt ra là lũ tham nhũng này đang ẩn khuất ở đâu? Chân dung, diện mạo của chúng thế nào mà khuynh đảo đất nước ghê gớm thế?
  • Lập pháp hướng tới pháp quyền

    16/11/2005Bùi Ngọc SơnHàng loạt cố gắng hiện nay như: "nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội", "đổi mới quy trình lập pháp", "tăng cường năng lực lập pháp"?.. là những việc cần làm để ngành lập pháp có thể cho ra những sản phẩm tốt hơn. Nhưng, một chiếc cày bằng đồng cũng không hiệu quả nhiều hơn một chiếc cày bằng gỗ là bao...
  • Im lặng và hứa suông hai căn bệnh cần có thuốc đặc trị

    14/10/2005Hải YếnHiện nay, khi có việc phải đến chốn công đường, người dân nói chung, các doanh nghiệp nói riêng đang ở vị thế "người đi xin", các công chức, quan chức Nhà nước ở vị thế "kẻ có quyền cho". Những "người chủ" là nhân dân đang bị các "công bộc, đầy tớ" sách nhiễu. Vì vậy, gọi là "cải thiện quan hệ của cơ quan hành chính với dân" là không hoàn toàn đúng...
  • xem toàn bộ