Chỉ có mình là nhất

06:01 CH @ Thứ Tư - 16 Tháng Giêng, 2019

Theo nhà nghiên cứu Nhật Shiba Ryôtarô (1923-1996), một khuynh hướng của người Việt là “xem người dân tộc mình ưu việt so với người dân tộc khác ” .. do đó là một sự cản trở đối với việc học hỏi và chung sống với thế giới. Điều này tôi đã dẫn ra trong bài viết Hội chứng “ít chịu học hỏi” “ tự mình mê mình”ở người Việt đưa trên FB của tôi ngày 27-7-2015.

.

Trên đường học lại lịch sử VN, tôi rất cảm ơn tập san Nghiên cứu Huế (NCH) của Nguyễn Hữu Châu Phan nơi có hàng loạt bài về xã hội VN qua các thời kỳ lịch sử. Từ số một ra đầu 1999, NCH có in bài Việt Nam vào thế kỷ XIX qua hồi ký của John White, John Crawfurd George Gibson, tác giả là người Anh Patrick J. Honey. Ông này là nhà nghiên cứu kỳ cựu về VN.
Ở trang 221, số NCH nói trên, sau khi nói về nhiều mặt sinh hoạt khác của người Việt, Patrick J. Honey có trích một đoạn trong hồi ký của Crawfurd: “ Người Việt rất tự kiêu và tự coi như dân tộc bậc nhất trên thế giới, không cả chịu nhận người Trung Hoa là người hơn mình. Họ coi người Cao Miên là man rợ và đối với người Xiêm La thì cũng chẳng nể nang gì hơn.”
Tôi thấy tin thêm ở các nhận xét loại này, khi nhớ lại một chi tiết trong truyện Tấm Cám, mà trong bài viết về truyên này tháng 10-2015, tôi chưa nhắc tới.Đó là đoạn vua hay hoàng tử cho mọi phụ nữ vào thử hài để tìm cho ra người đẹp. Khi Tấm đến thử, mẹ Cám cũng có mặt ở đấy. Bà ta khinh rẻ Tấm coi thường Tấm không muốn cho Tấm nên người, nên bảo Cám:
"Chuông khánh còn chả ăn ai
Nữa ư mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre."
Ta có thể đoán trong thâm tâm của mẹ Cám, lúc này nảy sinh một cảm giác tự nhiên không cần nghĩ ngợi gì nhiều cứ buột ngay ra. Là sự kiêu căng thấy mình thuộc loại ưu hạng (chuông khánh), còn mọi kẻ khác đều là méo mó nửa đời nửa đoạn( mảnh chĩnh vứt bờ tre).Ngẫu nhiên chăng? Không phải. Quan họ Bắc Ninh cũ cũng có đôi câu phảng phất tinh thần trên:
"Tôi đi khắp bốn phương trời
Không đâu lịch sự như người ở đây"
Rồi thì làng nào khen làng ấy vùng nào khen vùng ấy, cái tinh thần kiêu ngạo lây lan khắp nơi. Nói theo ngôn ngữ hiện đại, tức “thiên hạ là cứt hết” “chỉ có mình là nhất, chỉ mình mới xứng đáng với những gì cao đẹp” và không còn nghi ngờ gì nữa “mình đây hơn hẳn thiên hạ”.
Lục lại ký ức, một người thất thập như tôi còn thấy đây là một cảm giác thường trực ở người Việt mình trong khi nhìn nhận những gì ngoài mình. Nó cũng ăn vào tâm lý cộng đồng và trở thành một nét tâm lý dân tộc bền vững trong trường kỳ lịch sử, chi phối các cá nhân khi phải xử lý mối quan hệ với người các dân tộc khác.
Lúc còn trẻ con chúng tôi đã được nghe người lớn bảo nhau Ngớ ngẩn như chú Tầu nghe kèn. Lớn lên, ở miền Bắc thì nghe chê Nga ngố. Vào Sài Gòn sau 1975 cũng thấy người dân bảo nhau rằng nhiều khi thằng Mỹ rất dại.
Những gì ta thường tự nghĩ là ẩn kín trong lòng, và chỉ nói với nhau chỗ riêng tư, nhiều người nước ngoài khi tiếp xúc với người Việt, đã nhận ra từ rất sớm.Thế còn tại sao từ các thế kỷ trước người mình lại có lối nghĩ thế này và những biến tướng của nó trong xã hội hiện đại ra sao, đấy là các đề tài tôi sẽ suy nghĩ tiếp.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Có phải là tính hiếu học?

    15/09/2018Nghiêm Xuân MinhNhững điều thực tiễn quan sát được gợi cho tôi phải suy nghĩ về truyền thống hiếu học của người Việt chúng ta và tôi có phần hoài nghi về sự khẳng định tính hiếu học đó.
  • Hội chứng "ít chịu học hỏi" tự mình mê mình ở người Việt

    10/05/2018Vương Trí NhànChu cho rằng xứ này “ tuy là nước nhỏ, nhưng khí kiêu ngạo, học vấn nông cạn, kiến thức có giới hạn, tuy có thể tuyển chọn được người tài năng trong nước Dạ Lang của mình, nhưng không tránh được vẻ ếch ngồi đáy giếng ”...
  • Con người học hỏi thiên nhiên

    03/02/2018Nguyễn Tất ThịnhTôi viết thơ lục bát nôm na, chỉ nói được vắn tắt vài năng lực tuyệt diệu của vài loài động vật... nhưng con người chúng ta đã học được...
  • Cần cù là huyền thoại, hiếu học là ngộ nhận

    02/02/2017Chi Mai thực hiệnGS. Trần Ngọc Thêm không ngần ngại gọi những giá trị mà chúng ta vẫn tự hào lâu nay – sự cần cù và hiếu học – là “huyền thoại".
  • Tinh thần hiếu học

    10/03/2016Đỗ Hùng thực hiệnSự kiện một người Việt Nam chứng minh thành công Bổ đề cơ bản được đánh giá là một kỳ tích khoa học ở tầm thế giới. Báo Thanh Niên đã có dịp trao đổi với tác giả của công trình, giáo sư Ngô Bảo Châu. Bài được đăng trên số Tết và số sau Tết. Dưới đây là nguyên văn bài phỏng vấn được đăng từ blog cá nhân của GS Ngô Bảo Châu với tiêu đề "Tinh thần hiếu học". Mời bạn đọc theo dõi.
  • Phải kích thích được tâm lý ham học hỏi trong mỗi người

    09/12/2015PGS. TS tâm lý học Đặng Ngọc DiệpXã hội học tập (XHHT) là một đặc trưng của xã hội hiện đại ở thế kỷ 21. Khác với thực tế trước nay ở Việt Nam học sinh vẫn phải học cả ngày...
  • Về tính hiếu học của người Việt xưa và nay

    18/10/2015Cao Xuân HạoNgười Việt Nam ta thường rất tự hào về tính hiếu học hình như đã thành một truyền thống lâu đời của dân tộc. Vậy cái đức tính hiếu học ấy vì đâu mà có? Và nếu có, cái truyền thống lâu đời ấy nảy sinh như thế nào, và ngày nay có còn được bảo tồn và tiếp nối không?
  • Học hỏi là học... Hỏi!

    23/04/2015Nguyễn Bỉnh QuânHai chuyện vui: Giờ khoa học, cô giáo khuyến khích các em "động não", đặt câu hỏi, nêu thắc mắc về những gì chưa hiểu. Cả lớp im lặng cho tới khi trò Z hỏi: "Thưa cô tại sao trái đất quay quanh mặt trời mà mặt trời nó lại không quay quanh quả đất?".
  • Thói hư tật xấu của người Việt: không biết học hỏi, bỏ không biết cách, hiếu kỳ, tinh vặt

    22/04/2015Vương Trí NhànTôi rất lấy làm lạ cho những người đã qua Nhật không đem cái hay cái tốt về cho dân nhờ mà chỉ làm giàu thêm tính nô lệ! Hay là người mình như kẻ đã hư phổi rồi cho nên một nơi có thanh khí như nước Nhật mà cũng không thở nổi chăng?!
  • Hội chứng ngàn năm

    29/04/2010Nguyễn Quang LậpHướng tới đại lễ ngàn năm Thăng Long – Hà Nội có đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn các công trình và sự kiện, nhiều đến nỗi người ta phải giật mình tự hỏi: có nên quá nhiều như thế không và tại sao lại phải quá nhiều như thế.
  • GS Ngô Bảo Châu: Cần nhất là "thổi lại" tinh thần hiếu học

    17/12/2009Kim Dung"Tổ chức xây dựng những nhóm nghiên cứu khoa học trẻ, năng động, là con đường lâu dài để tổ chức lại, để tạo một sức sống mới cho khoa học nước ta." - GS Ngô Bảo Châu.
  • “Hội chứng ễnh ương”

    28/04/2006“Hội chứng ễnh ương” có ở rất nhiều lĩnh vực, nhiều loại người. Nào là tiếm phong, tiếm xưng. Nào là tạo dựng mặt bằng giả, uy tín giả. Kẻ mắc bệnh “ễnh ương” giống như chiếc thùng rỗng kêu to. Lắm khi lại như quả bóng bay nếu có thêm người ngoài tiếp hơi...
  • xem toàn bộ