Chủ thể thẩm mỹ trong quan niệm của Hêgen

08:00 SA @ Thứ Sáu - 22 Tháng Mười Hai, 2006

G.Ph.V.Hêgen (1770 - 1881) đại biểu xuất sắc của triết học cổ điển Đức, một trong những người có ảnh hưởng đặc biệt lớn đối với lịch sử triết học phương Tây đương đại. Đúng như Rôbe Píppin (Robert Pippin), một giáo sư triết học nổi tiếng của Trường Đại học Tổng hợp Califorma, đã đánh giá: "Thực tiễn phát triển triết học gần đây với tư cách "triết học châu âu đương đại" được bắt đầu từ và phần lớn được quy định bởi Hêgen đó là khẳng định không phải không có căn cứ”. Mặc dù có một vị trí quan trọng như vậy, nhưng triết học và mỹ học Hêgen vẫn chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện ở Việt Nam, xứng đáng với tầm vóc của nó. Những ai đã và đang nghiên cứu triết học, mỹ học Hêgen chắc hẳn cũng thấy rằng, những tư tưởng của ông rất khó hiểu. Có thể nói, nếu không hiểu rõ được bản chất những tư tưởng, những khái niệm triết học nền tảng của Hêgen thì khó mà có được một cái nhìn thấu đáo triết học của ông nói chung, về mỹ học của ông nói riêng. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích khái niệm chủ thể thẩm mỹtrong mỹ học Hêgen với hy vọng cung cấp thêm tư liệu nghiên cứu cho những độc giả yêu thích và quan tâm đến mỹ học nói chung, mỹ học Hêgen nói riêng.

Chúng ta đều biết, với mục đích hướng mỹ học của mình vào nghiên cứu nghệ thuật, cụ thể là nghệ thuật trong quá trình phát triển lịch sử, nên những vấn đề cơ bản của mỹ học đã được Hêgen giới hạn ở đối tượng thẩm mỹ. Những vấn đề như cái đẹptự nhiên, chủ thể thụ cảm...ít được ông chủ ý và khi bàn đến chủ thể thẩm mỹ, ông chủ yếu đi sâu vào chủ thể sáng tạo nghệ thuật.

Chủ thể sáng tạo nghệ thuật, theo Hêgen, trước tiên phải là một con người. Vì vậy, trước khi đi vào tìm hiểu quan niệm của ông về chủ thể sáng tạo nghệ thuật, chúng ta cần làm rõ quan niệm của ông về bản chất con người.

Con người, theo Hêgen, là tồn tại khác, là hiện thân, là sản phẩm bậc cao của sự tự vận động, tự tha hoá, tự hiện thực hoá, tự phát triển của tinh thần tuyệt đối. Với quan niệm đó, ông cho rằng bản chất của con người chính là tinh thần tuyệt đối, các sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên cũng có bản chất của chúng là tinh thần tuyệt đối. Song, đặc trưng bản chất phân biệt con người và động vật, theo Hêgen, là ở hoạtđộng nhận thức(hoạt động chủ quan hoá cái khách quan) và hoạtđộng thực tiễn(hoạt động khách quan hoá cái chủ quan, vật chất hoá thế giới ý thức, ý chí, tình cảm của con người trong những sự vật cụ thể của thế giới bên ngoài). Con người khác động vật ở khả năng nhận thức thế giới bên ngoài và tự nhận thức thế giới nội tâm mà qua đó, con người khám phá những gì đang diễn ra trong trái tim, khối óc của mình và hình thành những quan niệm về thế giới, về chính bản thân mình. Con người có đặc trưng bản chất là khả năng nhận thức và tự nhận thức, theo cách diễn đạt của Hêgen, con người là một ý thức đang tư duy.

Trước Hêgen và cùng thời với ông, các nhà triết học duy vật máy móc thường hiểu tự nhiên chỉ là tự nhiên đơn thuần, không có mối quan hệ với con người và con người cũng chỉ là con người đơn thuần không có mối quan hệ với tự nhiên. Trái với quan niệm đó, Hêgen cho rằng, giữa con người với tự nhiên luôn có mối quan hệ biện chứng và trong mối quan hệ đó, con người có được hình ảnh, sức mạnh của tự nhiên bởi nó đã "rút", "lấy", "biến" thế giới bên ngoài nó thành bản thân nó bằng con đường nhận thức và hoạt động thực tiễn. Với những hoạt động này, con người đã buộc các sự vật bên ngoài phải phục tùng mình, lợi dụng chúng, "hấp thụ” chúng để “bồi dưỡng” mình và do vậy, tái hiện chúng trong bản thân mình thành "một thế giới khác".

Hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn ấy của con người, theo Hêgen, là những vòng khâu tất yếu của quá trình hiện thực hoá con người. Hoạt động chủ quan hoá cái khách quan, nội tại hoá những tri thức, chuẩn mực hoá xã hội qua lăng kính của "cái Tôi" chính là quá trình cá thể hoá tri thức chung và do vậy, cũng là quá trình hiện thực hoá cá nhân. Hoạt động này chỉ là một vòng khâu của quá trình hình thành và phát triển con người. Hoạt động nhận thức, trong quan niệm của Hêgen, là một vòng khâu để tiến đến hoạt động thực tiễn. Nếu chỉ dừng lại ở hoạt động nhận thức thì con người mới chỉ là những con người chungchung, trừu tượng. Để trở thành những con người cụ thể, hiện thực, con người cần phải thực hiện một vòng khâu tiếp theo, không thể thiếu là hoạt động thực tiễn, hoạt động vật chất hoá cái chủ quan của chính mình (nhận thức, tình cảm, ý chí) vào những sự vật, hiện tượng cụ thể. Hêgen viết: "Mọi tính quy định chung của tâm hồn đã được cá thể hoá trong Tôi và được Tôi thể nghiệm, là cái tạo thành tính hiện thực của Tôi". Qua hoạt động thực tiễn, "con người ghi lại dấu ấn của cuộc sống nội tâm của mình ở những Bự vật bên ngoài, đồng thời nhận thức tính cách của chính mình được tái hiện trong những sự vật bên ngoài ấy con người thực hiện những hoạt động đó như một chủ thể tự do và ngắm nhìn, chiêm ngưỡng chính bản thân mình trong hình dạng của những sự vật bên ngoài mà mình đã tạo ra". Như vậy, con người không chỉ mang sức mạnh của tự nhiên, mà trong tự nhiên cũng có hình ảnh của con người. Mối quan hệ biện chứng giữa con người và tự nhiên được thực hiện trong và bằng hai phương thức - hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Trong quan niệm của Hêgen, hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn là hai dạng hoạt động căn bản của bản chất con người, là hai phương thức quan trọng nhất trong sự hình thành và phát triển con người cụ thể, hiện thực. Việc con người nhận thức thế giới và nhận thức chính bản thân mình là để ngoại tại hoá những tri thức ấy và qua việc khách quan hoá cái chủ quan này, con người lạihướng đến nhận thức sâu hơn về bản thân mình, vươn tới tự do. Đó là một quá trình biện chứng.

Với quan niệm biện chứng này, Hêgen đã phát hiện ra nguồn gốc của nghệ thuật ở hai dạng hoạt động bản chất người này. Ông cho rằng, nhu cầu biến đổi các sự vật bên ngoài đã được ghi vào những thiên hướng đầu tiên của đứa trẻ khi đứa trẻ ném một hòn đá xuống dòng suối và ngắm nhìn những vòng tròn hiện ra dưới nước, thật ra là nó ngắm nghía một tác phẩm do hoạt động của nó gây ra. Đứa trẻ ở đây chính là chủ thể thẩm mỹ của hoạt động ném hòn đá xuống nước (được Hêgen hiểu là hoạt động thực tiễn) và tạo nên một tác phẩm nghệ thuật là những vòng tròn đồng tâm trên mặt nước. Mầm mống của quan niệm thực tiễn hết sức sâu sắc này đã được Hêgen quán xuyến trong toàn bộ công trình mỹ học đồ sộ của ông. Đó là tư tưởng khẳng định nghệ thuậtlà kết quả của hoạtđộng thực tiễn làm biếnđổi đối tượng của chủ thể thẩm mỹ,người nghệ sĩ. Và, tác phẩm nghệ thuậtlà sự vật chất hoá thế giới nội tâm của con người(tư tưởng, tình cảm...) trong hình thức vật chất cụ thể, cảm quan.Theo đó, hoạtđộng sáng tạo nghệ thuậtlà một phương thức căn bản trong quá trình hình thành, phát triển, và hoàn thiện con người hiện thực.Cũng từ cách nhìn nhận bản chất con người được "sinh thành" trong và bằng hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn, Hêgen đã có một cách lý giải thú vị, mang tính biện chứng sâu sắc về chủ thể thẩm mỹ,nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật. Chủ thể thẩm mỹlà một conngười có những năng lực đặc biệt trong cảm nhận và biểu hiện tinh thần tuyệtđối bằng hình tượng cụ thể, cảm quan.

Hêgen cho rằng, một chủ thể thẩm mỹ, trước hết phải có năng lực hưcấu. Thực chất của hoạt động hư cấu đòi hỏi chủ thể thẩm mỹ phải nhận thức được một cách sáng tạo bản chất của đối tượng và hình tượng hoá (vật chất hoá) một cách khéo léo những tài liệu của riêng mình bằng hình tượng nghệ thuật cụ thể, cảm quan. Ông viết: "Hư cấu là sự nhận thức và sáng tạo những quan niệm, những hình khối, là sự thể hiện những hứng thú phổ biến, sâu sắc nhất của con người trong những hình thức cảm quan cụ thể, có hình ảnh".

Hưcấu, theo Hêgen, là một đang hoạt động sáng tạovà do vậy, chủ thể hư cấu phải có tài năng và thiên tài. Ông cho rằng, cái làm cho thiên tài nổi bật chính là tài năng bẩm sinh và một thiên tàicần có cả sự sáng tạo bên trong lẫn sự khéo léo về kỹ thuật ở bên ngoài trong một lĩnh vực nghệ thuật nhất định. Năng lực nhận thức, khả năng phản ánh thế giới bên ngoài và tâm hồn của con người dưới dạng hình tượng cụ thể, cảm quan và năng lực vật chất hoá những hình tượng tinh thần này vào những chất liệu vật chất là những yếutố không thể tách rờitrong chủ thể thẩm mỹ. Đó chính là hai vòng khâu trong hoạt động sáng tạo của chủ thể thẩm mỹ.

Để có được năng lực nhận thức nghệ thuật,theo Hêgen, chủ thể sáng tạo nghệthuật phải có một trí tuệ, một tầm hiểu biết và vốn tri thức, vốn kinh nghiệm khổnglồ. Muốn có được một vốn tri thức như vậy, chủ thể sáng tạo nghệ thuật phải tích cực tham gia vào hoạt động nhận thức, phải nhận thức được bản chất sâu xa, những quy luật của thế giới bên ngoài và nắm bắt được tâm hồn con người. Một vấn đề đặt ra là, không phải người nào có trí tuệ khổng lồ cũng là một nghệ sĩ tài năng. Nhà khoa học cũng là người có năng lực phản ánh được bản chất sâu xa của đối tượng. Cái làm cho một nghệ sĩ khác một nhà khoa học, theo Hêgen, chính là ở khả năng phản ánh bản chất của đối tượng bằng tưduy hình tượng.Nếu bản chất của đối tượng phản ánh trong nhận thức của nhà khoa học được quy thành những khái niệm chung, trừu tượng, thì ở người nghệ sĩ, đó là khả năng chuyển hoá những quy luật chung của đối tượng vào trong tư duy của mình dưới dạng những hình ảnh cụ thể, cảm quan, có giai điệu, có hình hài và màu sắc. Ông viết: "Một nhà điêu khắc nhìn sự vật và chuyển những nhận thức đó thành những hình dạng, thì ngay lập tức, anh ta mang lạicho những nhận thức ấy một hình hài cụ thể. Và nhìn chung, bất cứ nhận thức nào mà những con người tài năng như vậy có được trong trí tưởng tượng của mình, bất cứ cái gì xuất hiện và chuyển động ở thế giới nội tâm của họ đều lập tức chuyển thành hình khối, hình dạng, giai điệu, hay thi ca". Nhờ năng lực bẩm sinh mà một thiên tài có khả năng có được những hình tượng cụ thể, cảm quan như vậy trong nhận thức.

Năng lực hoạt động thực tiễn nghệ thuậtgiúp cho chủ thể thẩm mỹ chuyển những hình tượng tinh thần thành những tác phẩm nghệ thuật, theo Hêgen, không phải là cái thuần tuý được hình thành từ cảm hứng hay năng lực bẩm sinh, mà chủ yếu là được tạo ra từ học và hành. Ông viết: "Nghệ thuật nào cũng đòi hỏi phải học tập công phu, phải lao động vật vả và kiên trì, có sự khéo léo đạt được bằng những tập dượt đa dạng thì mới làm chủ được nó. Song, tài năng và thiên tài càng lớn và càng phong phú thì càng ít gặp khó khăn vặt vãnh trong việc có được những hiểu biết và những thói quen để sáng tạo". Càng chịu khó luyện tập thì chủ thể thẩm mỹ càng dễ dàng chiến thắng "sự bướng bỉnh", "thách thức" của những chất liệu vật chất để hiện thục hoá những hình ảnh cảm quan vào trong tác phẩm của họ. TheoHêgen, khía cạnh kỹ thuật của hoạt động sáng tạo nghệ thuật là cái đặc biệt quan trọng trong điêu khắc và hội hoạ. Điều đó cho thấy, Hêgen đánh giá cao vai trò của cả năng lực bẩm sinh lẫn năng lực hoạt động thực tiễn của chủ thể thầm mỹ trong việc tạo ra những tác phẩm nghệ thuật chân chính.

Tiếp tục lý giải năng lực sáng tạo của chủ thể thẩm mỹ, Hêgen cho rằng, để sáng tạo ra một tác phẩm nghệ thuật đẹp, chủ thể thẩm mỹ phải có cảm hứng.Bởi nếu không có cảm hứng thì tất cả những năng lực bẩm sinh, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghệ thuật và kỹ sảo dù là hoàn mỹ nhất của chủ thể thẩm mỹ vẫn chỉ là những khả năng tiềm ẩn. Cảm hứng chính là cái đóng vai trò huy động một cách tổng thể những năng lực tiềm ẩn này, làm cho chúng bừng tỉnh, tích cực tham gia vào quá trình sáng tạo hình tượng nghệ thuật. Không có cảm hứng sẽ không có tác phẩm nghệ thuật chân chính. Cảm hứng chính là trạng thái hoạt động tích cực trong thế giới nội tâm cũng như trong việc thể hiện khách quan một tác phẩm nghệ thuật của chủ thể thẩm mỹ. Cảm hứng chỉ thực sự xuất hiện khi chủ thể thẩm mỹ hoàn toàn bị đối tượng thu hút và anh ta hoàn toàn hoá thân vào đối tượng ấy để qua đó, đem lại cho nó một hình thức nghệ thuật hoàn chỉnh và tuyệt mỹ.

Phong cách và tínhđộc đáo, theo Hêgen, là tư chất đặc biệt mà chủ thể thẩm mỹ cần có để sáng tạo ra một tác phẩm nghệ thuật có giá trị, gây ấn tượng mạnh và trường tồn trong thời gian. Tán đồng câu cách ngôn nổi tiếng của Pháp "phong cách chính là con người", Hêgen cho rằng, "danh từ phong cách nói chung bao hàm tính chất độc đáo của một chủ thể nhất định" và theo nghĩa rộng, phong cách là cái dùng để chỉ "những đặc trưng và những quy luật của sự thể hiện nghệ thuật". Với quan niệm này, Hêgen cho rằng, không có phong cách, chủ thể thẩm mỹ sẽ không thể sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật chân chính. Rằng, chính tínhđộc đáo trong nhận thức và quá trình vật chất hoá bản chất của đối tượng phản ánh là cái tạo nên phong cách riêng của mỗi chủ thể thẩm mỹ. TheoHêgen, tính độc đáo này, về thực chất, là sự "cá thể hoà" quy luật chung của thế giới bên ngoài, là sự nội tại hoá tri thức và những chuẩn mực hoạt động xã hội củacon người. Đó là sự phản ánh cái chung qua lăng kính riêng, qua tính đặc thù của thế giới nội tâm, tình cảm, ý chí, niềm tin văn hoá và những đặc trưng tâm - sinh lý của mỗi chủ thể sáng tạo nghệ thuật. Đó là sự thống nhất giữa thế giới nội tâm, tính chủ quan của chủ thể thẩm mỹ với tính khách quan chân chính được hiểu thêm nghĩa bản chất của đối tượng phản ánh mà anh ta đã nhận thức được. Ông phân biệt tính độc đáo chân chính với thái độ võ đoán chủ quan.

Như vậy, theo Hêgen, để sáng tạo ra một tác phẩm nghệ thuật chân chính, ngoài năng lực bẩm sinh, chủ thể thẩm mỹ phải có một trí tuệ phong phú, sâu sắc, một tâm hồn nồng nàn, một ý chí mạnh mẽ và đặc biệt, phải có một năng lực tư duy hìnhtượng, sáng tạo. Tất cả những nàng lực này đều cần được rèn luyện thường xuyên, liêntục qua hoạt động thực tiễn tinh thần, tự ý thức của chủ thể thẩm mỹ. Tuy nhiên, do lấy tinh thần tuyệt đối làm nền tảng cho quan niệm về hiện thực, nên con người nói chung, chủ thể thẩm mỹ, chủ thể sáng tạo nghệ thuật nói riêng chỉ là một tồn tại khác, tồn tại bị tha hoá của tinh thần tuyệt đối. Và do vậy, trong quan niệm của ông, chủ thể thẩm mỹ chỉ là một công cụ thừa hành của một đấng tối cao là tinh thần tuyệt đối, còn hoạt động thực tiễn của chủ thể thẩm mỹ chỉ là những hoạt động thực tiễn tinh thần, hoạt động tự nhận thức của tinh thần tuyệt đối để vươn tới tự do, để trở về với chính nó dưới dạng cái tuyệt đối.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cái đẹp trong mắt ai

    08/03/2016Phan Cẩm ThượngKhi ứng xử xã hội trở nên thực dụng, thì thẩm mỹ cũng mang tính thực dụng như một thứ thị hiếu trọc phú... Nhưng đã là muộn bởi “Giáo dục thẩm mỹ lại không thể làm từ thấp đến cao, mà phải dạy cao ngay từ đầu”...
  • Cái đẹp muôn hình muôn vẻ

    10/11/2014Văn NgọcTạo hóa (hay Nghệ thuật?) oai oăm thay, bày đặt ra cái đẹp, nhưng lại không cho biết cái chìa khóa của nó nằm ở đâu, sự vận động của nó như thế nào? Vậy thì trước tiên, ta cần xem xét xem ý niệm đẹp từ đâu mà có và làm sao nắm bắt được nó?
  • Tôi nghi ngờ ông Hegel

    07/11/2014Thảo Hảo (Phan Thị Vàng Anh)Tôi được người bạn tặng cho bộ Mỹ Học (2 tập) của Heghen. Tuy nhiên thỉnh thoảng tôi có mở ra rồi đóng lại ngay, vì thấy khó hiểu, đọc cả một trang mất một lúc, nhưng nếu ai nói tóm tắt lại thì không tóm tắt được, nhất là hiểu được Triết qua... bản dịch tiếng Việt. Triết khó vì cái gì?
  • Thẩm mỹ

    15/10/2014Nguyễn Trần BạtNói đến thẩm mỹ không thể không nói đến khái niệm cái đẹp. Nhưng đó là một câu hỏi làm đau đầu biết bao nhiêu nhà triết học thuộc đủ mọi quốc gia, sống ở mọi thời đại trong lịch sử...
  • "Phát triển bền vững" nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa

    25/09/2014Trần Hữu DũngTừ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước...
  • Nhận thức nghệ thuật với tư cách một hình thức tái hiện thế giới hiện thực

    01/12/2010Đào Duy AnhNhận thức là một quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, đó không phải là sự phản ánh thụ động, giản đơn về hiện thực khách quan, mà là sự phản ánh mang tính tích cực, năng động và sáng tạo...
  • Liệu triết học có phải là khoa học không?

    28/04/2010“Có thực triết học là khoa học không?” gắn với sự nghi ngờ về tính chất của ngành này là một câu hỏi khoa học chân chính, một câu hỏi triết học đối với chúng ta. Triết gia và những người quan tâm đến triết học cần phải nhìn lại, nhận thức đúng về ngành Triết học để soi lại mình và định hướng để cho triết học phát triển tiếp.
  • Mode và sự hoàn thiện thẩm mỹ (phần 10)

    28/10/2006Hà Yên thực hiện
    Với ý nghĩa con người và xã hội của nó, có thể coi mode là một sinh hoạt văn hoá thường nhật, sinh động của xã hội hiện đại, nên có thể tiếp cận mode từ những phương diện văn hoá khác nhau. Trong số này, chúng ta theo dõi bài cuối cùng trong loạt bài của cuộc trò chuyện giữa phóng viên với cây bút lý luận - phê bình văn học Nguyễn Hoà về mode...
  • Về các chuẩn mực đánh giá giá trị thẩm mỹ

    20/10/2006Vũ Thị Kim DungChuẩnmực đánh giá thẩm mỹ là bộ phận quan trọng trong đời sống văn hoá xã hội. Gương mặt tinh thần của loài người, của mỗi quốc gia, dân tộc trong mỗi thời đại luôn được hiện lên thông qua sự sáng tạo và thẩm định các giá trị mà con người đã đạt được trên con đường vươn tới Chân - Thiện - Mỹ.
  • Về đặc trưng của chân lý nghệ thuật và tính đặc thù trong sự tiếp cận nó

    21/05/2006TS. Nguyễn Văn HuyênThực chất quan điểm giá trị học hiện đại và cũng là quan điểm phổ biến hiện nay muốn nhấn mạnh rằng, khoa học gắn liền với chân lý, còn nghệ thuật gắn liền với giá trị, cái mà thiếu nó, loài người không thể trở nên văn minh, tiến bộ.
  • Chung quanh vấn đề xã hội học văn hóa

    11/03/2006Lê Đình CúcNhững năm gần đây trước các hiện tượng phức tạp của xã hội: cờ bạc, mại dâm, ma túy và tội phạm vị thành niên tăng cao, nhiều người không khỏi lo lắng, thậm chí lo sợ. Những hiện tượng trên, thời nào cũng có, nhưng chưa bao giờ đáng báo động như hiện nay ở tính chất nghiêm trọng của nó... t
  • Nghệ thuật là gì?

    15/02/2006Nguyễn Đình ĐăngCâu hỏi Nghệ thuật là gì? kéo theo luôn hai câu hỏi khác: Cái đẹp là gì?Họa sĩ là ai?. Tổng quan 3 bài viết của Bart Rosier [1], Joseph A. Goguen [2]và Lev Tolstoy [3] chỉ nhằm làm sáng tỏ một phần những vấn đề tuy không mới nhưng vẫn rất nan giải đó...
  • Biện chứng cá nhân – xã hội trong cảm thụ thẩm mỹ

    12/02/2006TS. Lê Đinh LụcCảm thụ thẩm mỹ là hoạt động mang đậm dấu ấn cái "tôi" cá nhân của chủ thể, gắn liền với những năng lực tinh thần chủ quan, với tình cảm, thị hiếu của mỗi người...
  • Văn chương 2005 - tín hiệu vui và “giấc mộng bất thành”

    19/01/2006Nguyễn Hòa (nhà phê bình văn học)Văn chương năm 2005 còn nhiều chuyện để bàn và một cá nhân khó lòng bao quát hết. Hướng đi mới có sớm được xác định hay không, chắc chắn đây không phải là công việc của một người hay một nhóm người, đấy là công việc của số đông.
  • Giá trị thẩm mỹ và chất lượng nghệ thuật

    20/12/2005Nguyễn Văn PhúcTrên bình diện đánh giá - giá trị, chất lượng nghệ thuật của một tác phẩm được hiểu là giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó. Nhưng bản chất của giá trị nghệ thuật là gì ? Nói khác đi những yếu tố nào quy định giá trị của tác phẩm nghệ thuật, và do đó, như thế nào là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị? v.v... Đó là những câu hỏi không dễ giải đáp.
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • xem toàn bộ