Giá trị thẩm mỹ và chất lượng nghệ thuật

08:22 SA @ Thứ Ba - 20 Tháng Mười Hai, 2005

Trên bình diện đánh giá - giá trị, chất lượng nghệ thuật của một tác phẩm được hiểu là giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó. Nhưng bản chất của giá trị nghệ thuật là gì ? Nói khác đi những yếu tố nào quy định giá trị của tác phẩm nghệ thuật, và do đó, như thế nào là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị? v.v... Đó là những câu hỏi không dễ giải đáp. Những tranhluận về các vấn đề này từng diễn ra trên suốt tiến trình vận động của lịch sử mỹ học và nghệ thuật. Trong mấy chục năm qua, giới mỹ học mác xít đã có không ít những nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vấn đề, nhưng những câu trả lời khả dĩ được chấp nhận một cách phổ biến vẫn chưa có được.

Về mặt lý luận, việc giải quyết vấn đề chất lượng nghệ thuật liên quan và bị quy đnh bởiviệc giải quyết vấn đề quan hệ của giá trị thầm mỹ và giá tri nghệ thuật. Trong vô số những cách lý giải khácnhau được trình bày trên sách báo mácxít, có thể nhận thấy hai phương hướng chính.

Phương hướng thứ nhất cho rằng đi thẩm mỹ và cái nghệ thuật không phải là những khái niệm cùng loại. Dựa trên sự phân biệt loại hình hoạt động, nhà mỹ học M.X.Kagan cho rằng hoạt động thầm mỹ không phải là một hoạt động chuyên biệt, không làm nên một lớp xác đnh của văn hóa, đó chỉ là một phương diện, một lát cắt đặc thù của văn hóa. Khác với hoạt động thẩm mỹ, hoạt động nghệ thuật là một hoạt động chuyên biệt độc lập, có tư cách thực thể, có sản phẩm vật chất cụ thể tức các tác phẩm nghệ thuật. Do vậy, theo ông, giá trị nghệ thuật không ngang bằng với giá trị thẩm mỹ, "không phải là một biến thể của giá trị thẩm mỹ, mà là giá trị tích hợp của tác phẩm nghề thuật; giá trị này bao hàm giá trị thẩm mỹ, giá trị đạo đức, giá trị chính trị, giá trị tôn giáo (hoặc vô thần), giá trị nhận thức, nghĩa là toàn bộ phương diện ý nghĩa tinh thần tư tưởng của tác phẩm" (l).

Quan niệm của M.X.Kagan không được nhiều người ủng hộ vì dựa vào đó không giải thích được mối liên hệ hữu cơ giữa cái thẩmmỹ và cái nghệ thuật vốn đã hiển nhiên với các nhà mỹ học từ lâu. Với cái "giá trị tích hợp của tác phẩm nghệ thuật", một mặt hoạtđộng nghệ thuật được đề cao quá mức so với các hoạt động khác; mặt khác, đặc trưng của nghệ thuật so với cái ngoài nghệ thuật, chẳng hạn cái nhận thức, cái đạo đức v.v... bị mờ đi. Cái thẩm mỹ, ở đây, không được xác định về chất và vô hình chung có nguy cơ bị đẩy chỉ về phía những đặc trưng thuần túy hình thức, duy mỹ. Có thể vì vậy mà khi xác định tiêu chí để đánh giá chất lượng một tác phẩm nghệ thuật, ông buộc phải gắn cái thm mỹ với những giá trị xã hội khác bằng mối liên kết bề ngoài . Ông viết: "tác phẩm nghệ thuật mà hoàn toàn không có phẩm chất thẩm mỹ thì không có giá trị nghệ thuật, nhưng tác phẩm nghệ thuật mà chỉ hướng tới vẻ đẹp thôi thì không còn là tác phẩm nghệ thuật nữa" (2). Như thế, với M.X.Kagan, có thể có cái vẻ đẹp và do đó có thể có cái thẩm mỹ thuần túy, không dính líu gì với cái đạo đức, cái nhận thức v.v... cho dù đó không phải là nghệ thuật. Nhưng trên thực tế cái thẩm mỹ chẳng bao giờ tách khỏi các giá trị xã hội khác: sự biệt lập nó một cách tuyệt đối chỉ có trong tuyên bố của các nhà duy mỹ.

Cũng trong phương hướng không thừa nhận cái nghệ thuật là một hình thái biến thể của cáithẩm mỹ, G.N. Polpelov lại đưa ra một ý kiến cực đoan hơn. Theo ông, "nội dung của tác phẩm nghệ thuật không có ý nghĩa thẩm mỹ theo nghĩa đen" (3) và đặc trưng kết cấu nội dung của nghệ thuật được thể hiện trong "thế giới quan có tính chất hệ tư tưởng(4). Tất nhiên, theo một cách thức nhất định, thế giới quan có tính chất hệ tư tưng được thể hiện trong nghệ thuật; nhưng việc loại trừ "cái thẩm mỹ theo nghĩa đen" ra khỏi nghệ thuật và quy nội dung nghệ thuật chỉ về sự thể hiện thế giới quan có tính chất hệ tư tưởng, theo chúng tôi, đó chính là biểu hiện của "tính khuynh hướng lộ liễu" mà các nhà kinh điển đã từng phê phán.

Đa số các nhà mỹ học chủ trương một cách nhìn nhận cái thẩm mỹ và cái nghệ thuật trong tương quan cùng loại hình. Sự khác biệt của chúng chỉ là mức độ và dung lượng bao quát đối tượng và ở phương thức thể hiện mà thôi. Cái thm mỹ là một phạm trù rộng hơn, bao quát toàn bộ phương diện thẩm mỹ của sự lĩnh hội hiện. thực bởi con người; cái nghệ thuật là một biệt dạng, một biến thể của cái thẩm mỹ trong lĩnh vực nghệ thuật; thêm nữa, nó đặc trưng cho tư cách kết tinh, tích tụ, tư cách thực thể của cái thẩm mỹ. Chẳng hạn, A.LA.Zix xác định: "hoạt động nghệ thuật căn bản là hoạt động thẩm mỹ, là sự thể hiện hoàn thiện nhấthoạt động này" (5). Một tác giả khác N.Z. Travtravadle trong khi phân biệt hoạt động thẩm mỹ ngoài nghệ thuật với hoạt động nghệ thuật ở chỗ cái thứ nhất chủ yếu được đặc trưng bởi tính trực quan, thụ động, cái thứ hai thì gắn liền với tính tích cực, sáng tạo đã cho rằng "nghệ thuật với đặc trưng của nó (tính nghệ thuật) là hình thức cao nhấtcủa cái thẩm mỹ" (6).

Sự xem xét tương quan của cái nghệ thuật và cái thẩm mỹ như là tương quan của của cái bộ phận so với cái toàn thể, cái được tích tụ, vật chất hoá so với cái có tính chất thănghoa, lan toả đang là phương hướng chủ đạo trong những nghiên cứu mỹ học hiện nay (chính mỹ học truyền thống kể từ thời cổ điển Đức đã cảm nhận tương quan này trong việc đồng nhất cái đẹp với nghệ thuật). Nhưng khi xác định nội dung giá trị nghệ thuật và qua đó xácđịnh chất lượng tác phẩm nghệ thuật, về cơbản người ta vẫn chưa vượt qua được Kagannghĩa là vẫn cho rằng giá trị nghệ thuật là một giá trị phức hợp bao hàm giá trị thẩm mỹ và các giá trị xã hội khác. Trong cái giá trị phức hợp ấy khi thì người ta nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của cái đạo đức hoặc cái nhận thức v.v... tuỳ những cách hiểu và lý giải cụ thể.

Cũng cho rằng giá trị nghệ thuật bao hàm giá trị thẩm mỹ và các giá trị ngoài thẩm mỹ. Travtravadze có một cách nhìn độc đáo theo một nghĩa nhất đnh. Ông cho rằng giá trị thẩm mỹ là một giá trị đặc thù theo nghĩa nó là một giá trị tự thể hiện; "trong khi bc lộ mình, nó có thể bộc lộ, mở ra những giá trị khác trước hết là chân, thiện..." (7).

Trong sự xác định giá trị nghệ thuật, việc đặt giá trị thẩm mỹ bên cạnh những giá trị ngoài thẩm mỹ rồi liên kết chúng lại theo kiểu Kagan, nghĩa là "giá trị thẩm mỹ dường như được xây chồng lên mọi giá trị hoặc đứng bên cạnh những giá trị ấy" (8), hoặc theo kiểu Travtnavadze vừa trình bày ở trên chưa làm cho chúng ta thỏa mãn vì rằng:

Thứ nhất, cái thẩm mỹ với tính cách cái thẩm mỹ có thể được xác định không cần biết đến cái ngoài thẩm mỹ. Thứ hai, sự xác định nội dung giá trị nghệ thuật bao hàm giá trị thẩm mỹ và các giá trị ngoài thẩm mỹ trực tiếp mâu thuẫn với quan niệm cho rằng cái nghệ thuật là biểu hiện tập trung và là biểu hiện cao nhất của cái thẩm mỹ. Sau nữa, đặc trưng của cái nghệ thuật so với cái ngoài nghệ thuật không được phân định:

Để soi sáng những vấn đề này cần bắt đầu từ sự xác đinh tính đặc thù của chính cái thẩmmỹ không chỉ về phương thức biểu hiện mà chủ yếu là về mặt bản chất, nội dung.

Chúng tôi hình dung rằng, trong sự xác định chung nhất, hoạt động thẩm mỹ là hoạt động phái sinh, hoạt động đi kèm các hoạt động khác của con người. Tính đặc thù của nó là ở chỗ nó không nhằm vào bản thân đối tượng mà nhằm vào việc bộc lộ và lĩnh hội cái bản chất người toàn vẹn (chữ của Mác) thông qua quan hệ trực tiếp của con người với đối tượng. Do vậy giá trị thẩm mỹ không phải là một giá trị tự tại, thuần túy tách rời khỏi các

giá trị ngoài thẩm mỹ. Nó chính là một hình thái khảc', một phương diện khác, phương diện biểu hiện bản chất người của các giá trị xã hội ngoài thẩm mỹ. Sự thể hiện và thực hiện nó gắn liền với mọi hoạt động của con người (loài người). Mức độ bộc lộ nó tùy thuộc vào mức độ đối tượng hoá bản chất người toàn vẹn, tức là mức độ vận dụng bản chất cố hữu của con người và đối tượng trong các hoạt động người. Nói cụ thể, giá trị thẩm mỹ chính là sựthăng hoa bản chất người từ các giá trị thực dụng, giá trị đạo đức, giá trị nhận thức, giá trị tư tưởng... Điều này có thể lí giải vì sao trên tất cả các hoạt động của con người đều có thể bộc lộ giá trị thẩm mỹ. Chẳng hạn, người ta có thể nói đến vẻ đẹp của lao động, của giao tiếp, của đức hạnh, thậm chí của cả công thức vật lý học của Anhxtanh nữa.

Sự xuất hiện của quan hệ thầm mỹ, hoạt động thẩm mỹ và do đó của giá trị thẩm mỹ là do nhu cầu thể hiện, lĩnh hội và khẳng đnh cái bản chất toàn vẹn của con người trước hiện thực. Sự thể hiện, lĩnh hội và khẳng định này ban đầu gắn liên với những quan hệ, những hoạt động xã hội của con người và là một phương diện đặc thù của các quan hệ, các hoạt động ấy. Với sự phát triển của những năng lực chinh phục tự nhiên và xã hội, nhu cầu và khả năng tự khẳng đnh của con người phát triển đòi hỏi sự phân xuất hoạt động thầm mỹ khỏi các hoạt động khác, vật chất hóa nó, làm cho nó có tư cách độc lập với tính cách một hoạt động chuyên biệt, tức hoạt động nghệ thuật. Vậy, về bản chất, hoạt động nghệ thuật và hoạt động thẩm mỹlà đồng nhất. Sự khác biệt của chúng chỉ ở mức độ, trình độ và tư cách tồn tại Hoạt động nghệ thuật chính là hoạt động thẩm mỹ ở trình độ cao và có tư cách thực thể. Gía trị nghệ thuật với tính cách sản phẩm của hoạt động nghệ thuật chính là kết tinh của sự phân xuất giá trị thẩm mỹ khỏi các giá trị xã hộikhác.

Từ sự xác định tương quan của hoạt động nghệ thuật và hoạt động thẩm mỹ như vậy, chúng tôi cho rằng: giá trị của tác phẩm nghệ thuật chính là giá trị thẩm mỹ của nó. Và chỉ với giá trị thẩm mỹ của tác phẩm nghệ thuật mới giải thích được bản chất, đặc trưng và do đó chất lượng của tác phẩm nghệ thuật.

Vì rằng giá trị thẩm mỹ là sự thăng hoa, là một phương diện của các giá trị ngoài thẩm mỹ, nên giá trị nghệ thuật với tính cách một hình thái của giá tri thẩm mỹ tự nó đã bao chứa các giá trị ngoài nghệ thuật theo một nghĩa nhất định. Có thể hình dung giá trị nghệthuật, hay giá trị thẩm mỹ của tác phẩm ngh thuật là một phức thể bao hàm những phương diện nhất đnh của các giá trị đạo đức, nhận thức , tư tưởng... ở đây có thể nói đến mối liên hệ hữu cơ của cái nghệ thuật và cái ngoài nghệ thuật. Tính hữu cơ của mối liên bệ này thể hiện ở chỗ các giá trị xã hội khác trong sự thăng hoa của mình gia nhập và làm nên bản thân giá trị nghệ thuật, làm nên tính đa nghĩa của giá trị nghệ thuật. Giá trị nghệ thuật do vậy vừa khác biệt, vừa liên hệ gắn bó với các giá trị ngoài nghệ thuật. Do cấu trúc phức hợp các ý nghĩa xã hội trong sự bộc lộ bản chất người toàn vẹn của mình mà giá trị nghệ thuật cũng như giá trị thẩm mỹ nói chung thể hiện bản chất xã hội, thể hiện tính dân tộc, giai cấp, thời đại Như vậy chất lượng của một tác phẩm nghệ thuật tùy thuộc vào sự thể hiện chất lượng thẩm mỹ của nó, tùy thuộc vào khả năng phân xuất, khẫ năng kết tinh giá trị thẩm mỹ trong tính độc đáo của sự thể hiện nhân tính với đầy đủ dấu ấn dân tộc, giai cấp và thời đại. Nghệ thuật tự phó thác cho nghệ thuật, đứng ngoài mọi mỗi quan hệ xã hội là không thể có, cũng như không thể có cái đạo đức, cái nhận thức, không thể có cái đẹp phi thiện phi chân.

Nhưng với tính cách một giá trị đặc thù, một phương diện khác của các giá trị ngoài thẩm mỹ, giá trị thẩm mỹ không đồng nhất, không phải là bản thân các giá trị ngoài thẩmmỹ,không bao chứa toàn bộ các giá trị ngoài thẩm mỹ theo nghĩa đen. Giá trị thẩm mỹ chỉ đặc trưng cho các bản chất người toàn vẹn bộc lộ ra qua các giá trị ngoài thẩm mỹ. Không thề tìm được cái đạo đức, cái nhận thức, cái tư tưởng theo nguyên nghĩa trong cái thầm mỹ hoặc cái nghệ thuật. Bởi vậy, việc bê nguyên một cánh lộ liễu những khái niệm trừu tượng, những giáo lí đạo đức và những yêu cầu chính trị vào cấu trúc nội dung tác phẩm nghệ thuật là hạ thấp chất lượng của nó với tính cách nghệ thuật. Chủ nghĩa nhận thức luận, chủ nghĩa giáo huấn, tính khuynh hướng lộ liễu trong nghệ thuật là biểu hiện của sự nhầm lẫn cái thẩm mỹ, cái nghệ thuật với cái ngoài thẩm mỹ, ngoài nghệ thuật về mặt lí luận và là biểu hiện của sự phân xuất không triệt để cái thẩm mỹ khỏi cái ngoài thẩm mỹ trong sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật. Sự xác định giá trị thầm mỹ và giá trị nghệ thuật như là một phức thể các giá trị xã hội trong tư cánh thể hiện bản chất người toàn vẹn (và do trong tư cách ấy thôi) cho phép giải thích tính đặc thù của nó về mặt thể hiện và thực hiện.

Người ta thường nói đến hình tượng thẩm mỹ, hình tượng nghệ thuật như là phương thức đặc thù thể hiện, thực hiện giá trị thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật. Nhưng nếu xác đnh giá trị nghệ thuật như là một phác thể gồm giá trị thm mỹ và các giá trị xã hội khác theo nguyên nghĩa thì làm sao cắt nghĩa được tính đặc thù này. Cho rằng giá trị nghệ thuật bao hàm, chẳng hạn, giá trị nhận thức với tính cách giá trị nhận thức thì cũng có nghĩa là cho rằng nghệ thuật có cùng đối tượng với nhận thức khoa học theo một nghĩa nhất đnh. Nhưng nhất nguyên luận duy vật lại khẳng đnh rằng đối tượng của sự lĩnh hội quy đinh phương thức tối ưu của sự lĩnh hội. Nếu nghệ thuật cũng nhằm vào nhận thức đối tượng với tình cách đối tượng để đạt được giá trị nhận thc với tính cách nhận thức bản chất đốitượng thì nó khác gì khoa học và việc sử dụng hình tượng nghệ thuật vị tt đã có hiệu quả.

Trên thực tế, chỉ có các khái niệm trừu tượng (lợi khí và là đặc trưng của khoa học) mới có thể với bản chất của đối tượng với tình cách đối tượng. Nghệ thuật nhằm vào sự lĩnh hội cái bản chất người toànvẹn bộc lộ ra qua các hoạt động, các quan hệ của con người với hiện thực. Mục đích của nghệ thuật không phải ở chỗ cung cấp cho người ta một khái niệm đạo đức, một định luật vật lý hay một phạm trù triết học trừu tượng mà ở chỗ bộc lộ, biểu hiện, khẳng định những lực lượng bản chất của con người một cách toàn vẹn. Chính vì vậy mà nghệ thuật phải tìm đến hình tượng như là một phương thức đặc thù, một sở trường để thể hiện và thực hiện giá trị nghệ thuật. Là biểu hiện cái trừu tượng qua cái cụ thể, cái phổ quát qua cái đơn nhất, cáitinh thần - tưtưởng qua cái vật chất, biểudiễn, hình tượng nghệ thuật phân xuất và kết tinh những phương diện thẩm mỹ của đời sống xã hội. Nói khác đi những phương diện thẩm mỹ của đời sống xã hội dược nhà nghệ sĩ lĩnh hội, nhào nặn và đúc lại thành hình tượng nghệ thuật từ toàn bộ năng lực thầm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ của mình thông qua các chất liệu nghệ thuật (ngôn ngữ, đường nét, màu sắc, âm thanh v.v...)

Hình tượng nghệ thuật, do vậy, không phải chỉ là sự tích tụ các giá trị thẩm mỹ từ góc độ trực quan, thụ cảm, hơn thế, nó còn là và chủ yếu là một giá trị sáng tạo, tích cực - giá trị thẩm mỹ mới. Trên bình diện này, nghệ thuật là đồng nghĩa với sáng tạo; và một tác phẩm có chất lượng cao là tác phẩm trong đó người ta bắt gặp những hình tượng mới mẻ, sống động, được sáng tạo một lần, mang đậm dấu ấn nhà sáng tạo vừa bao quát một dung lượng lớn các phương diện thẩm mỹ của đời sống, vừa gợi mở, phát hiện, dự báo những khát vọng, khả năng và những ý nghĩa mới trong quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực. Từ sự phân tích trên đây, chúng tôi đi đến kết luận rằng: chất lượng của một tác phẩm nghệ thuật được quyết định bởi chất lượng giá trị nghệ thuật hay chất lượng thẩm mỹ của tác phẩm ấy thông qua các hình tượng nghệ thuật.


(1)M.X. Kagan, Phê bình nghệ thuật và nghiên cứu nghệ thuật. Trong sách “Nghiên cứu nghệ thuật”.Nxb Nghệ thuật Moxkva, 1976, tr.234.

(2)M.X. Kagan. Những bài giảng về mỹ học Mác – Lênin Nxb LGV, Lêningrad, 1963, tr.219.

(3)G.N.Poxpelov. Cái thẩm mỹ và cái nghệ thuật. NxbMGV, Moxkva, 1965, tr. 337.

(4)G.N.Poxpelov. Nghệ thuật và mỹ học. Nxb nghệ thuật, Moxkva, 1984, tr 286.

(5)A.LA.Zix. Sự đối lập trong mỹ học. Trong sách “lược khảo về bản chất của nghệ thuật”. Nxb Nghệ thuật, Moxkva, 1980, tr.180.

(6)N.Z.Travtravadze. Những phương diện thẩm mỹ của văn hoa. Trong sách “Niên giám của hội triết học Liên Xô”. NxbKhoa học, Moxkva, 1984, tr167.

(7)N.Z.Travtravadze.Những phương diện thẩm mỹ của văn hoá Trong sách “Niên giám của hội triết học Liên Xô” Nxb Khoa học Moxkva, 1984, tr 167.

(8)M.X.Kagan. giá trị thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật trong thế giới giá trị. Trong sách “Những vấn đề hình thành giá trị” Nxb Khoa học, Moxkva, 1981, tr 25.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Định nghĩa về cái đẹp

    20/08/2017Hầu hết những người cố gắng định nghĩa cái đẹp đều nhất trí rằng nó dính dáng đến sự đáp ứng của ý thích. Chúng ta gọi một cái gì đó là đẹp khi nó làm chúng ta vui thích hay hài lòng ở một phương diện đặc biệt nào đó. Nhưng cái gì gây nên sự đáp ứng này từ phía chúng ta? Nó có phải là cái gì trong chính bản thân đối tượng ...
  • Vị nhân sinh đúng hay sai?

    04/10/2016Đỗ Kiên CườngXin mọi người đọc thuật kỹ và thật bình tâm, đặt một ấm nước, lúc đọc xong là lúc nước sôi, pha bình trà, uống và ngẫm nghĩ về người Mỹ, về quan điểm đạo đức xem nó ra răng...
  • J.P.Sartre và câu hỏi: Văn học là gì?

    01/08/2016Thanh ThảoLà một nhà văn tự do và dấn thân, Sartre đã gắn kết hai khái niệm tưởng chừng mâu thuẫn này vào mục đích sáng tạo của nhà văn, bởi người ta có thể hỏi vặn: tự do đôi khi là từ chối dấn thân, và ngược lại, dấn thân có khi là mất tự do?
  • Cái đẹp trong mắt ai

    08/03/2016Phan Cẩm ThượngKhi ứng xử xã hội trở nên thực dụng, thì thẩm mỹ cũng mang tính thực dụng như một thứ thị hiếu trọc phú... Nhưng đã là muộn bởi “Giáo dục thẩm mỹ lại không thể làm từ thấp đến cao, mà phải dạy cao ngay từ đầu”...
  • Cái đẹp muôn hình muôn vẻ

    10/11/2014Văn NgọcTạo hóa (hay Nghệ thuật?) oai oăm thay, bày đặt ra cái đẹp, nhưng lại không cho biết cái chìa khóa của nó nằm ở đâu, sự vận động của nó như thế nào? Vậy thì trước tiên, ta cần xem xét xem ý niệm đẹp từ đâu mà có và làm sao nắm bắt được nó?
  • Einstein là nhà văn ?

    19/10/2014Ai cũng biết Albert Einstein là nhà bác học vĩ đại, cha đẻ của thuyết tương đối, nhưng nhiều người không biết rằng ông còn là một nhà văn đa tài.
  • Thẩm mỹ

    15/10/2014Nguyễn Trần BạtNói đến thẩm mỹ không thể không nói đến khái niệm cái đẹp. Nhưng đó là một câu hỏi làm đau đầu biết bao nhiêu nhà triết học thuộc đủ mọi quốc gia, sống ở mọi thời đại trong lịch sử...
  • Làm gì để có tác phẩm ngang tầm thời đại?

    02/12/2005Lê Quý KỳCâu hỏi này được đặt ra từ nhiều năm nay và gần đây trở thành chủ đề chính của nhiều cuộc gặp gỡ, hội thảo lớn do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Trăn trở thì nhiều, nhưng câu trả lời dường như còn nằm đâu ở phía trước, rất xa. Tại sao?
  • Chân - thiện - mỹ: Mãi là đích hướng tới của văn chương

    17/11/2005Đinh Quang TốnTừ xưa đến nay, hướng tới chân - thiện - mỹ luôn là mục đích của văn chương. Bởi văn chương là một sản phẩm do con người tạo ra, mà con người thì khác muôn loài ở bản chất muốn vươn tới những điều tốt đẹp, nên văn chương luôn là một hoạt động vì con người, với khát vọng làm cho cuộc sống của con người ngày một tốt đẹp hơn...
  • 'Tôi' như là kẻ mang thông điệp: Cơ sở cho một hệ biến hóa văn bản tự sự

    29/10/2005Ngô Tự LậpNhưng nói rằng cái "Tôi" đóng vai trò quan trọng trong tuỳ bút, hay trong ký nghệ thuật, thì cũng có nghĩa là nói rằng nó ít quan trọng hơn trong các thể loại khác, và như vậy, gián tiếp vẫn là công nhận vai trò quan trọng của cái "Tôi" trong việc phân biệt các thể loại. Ngoài ra, nó còn buộc ta phải đặt những câu hỏi khác: Cái "Tôi" trong ký mà E.B. White và Edward Hoagland bàn đến, cũng như cái "Tôi" trong các loại văn bản tự sự khác có phải là cái "Tôi" thực của người viết hay không? Và cái "Tôi" trong truyện khác cái "Tôi" trong ký và các văn bản báo chí như thế nào?
  • Thời gian không chết, chỉ có khoa học dễ bị "bức tử" mà thôi!

    30/09/2005Nguyễn HòaSau mấy tháng “dạo qua” một số tòa soạn, cuối cùng tiểu luận Thơ hay là cái chết của thời gian của Ngô Tự Lập đã được đăng tải vừa qua. Theo Lời Tòa soạn của Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam thì: “trở lại định nghĩa thơ ở đầu thế kỷ này không phải là không thú vị… Vấn đề không phải là ở chỗ ai đúng, ai sai. Vấn đề là cùng bình tĩnh bàn bạc và hướng tới sự phát triển”. Nhưng theo tôi, đúng - sai lại là một tiêu chí hết sức quan trọng trong khoa học; và người ta chỉ có thể “bình tĩnh bàn bạc và hướng tới sự phát triển” một khi nắm bắt được mục đích, góc độ, phương pháp, cách thức nghiên cứu, cách thức đưa ra kết luận…
  • Tâm tư nghệ thuật của Xuân Phái

    29/09/2005Trần Hậu TuấnBùi Xuân Phái là một trong số ít những họa sĩ Việt Nam, ngoài xây dựng hệ thống tư liệu vẽ cẩn thận còn liên tục ghi nhật ký. Những gì ông viết chỉ là suy tưởng riêng của bản thân, song tất cả đều toát lên những trăn trở về nghệ thuật, những suy tư để làm sao vẽ cho đẹp hơn, đi gần đến bản chất nghệ thuật hơn...
  • Thơ ca như một thứ tôn giáo

    21/10/2005Nhà thơ Trần Anh TháiKín đáo và ngại ngùng bởi không muốn nói nhiều về mình và tập thơ Trên đường vừa xuất bản, nhưng nhà thơ Trần Anh Thái tỏ ra cởi mở hơn khi đề cập đến thơ ca và công việc sáng tác của người nghệ sĩ. Dưới đây là cuộc trò chuyện của phóng viên với nhà thơ...
  • Tín điều của một con người

    06/09/2005Ernest HemingwayTôi cảm thấy ngay từ cuốn tiểu thuyết đầu tay tôi đã biết số phận về sau của tôi sẽ thế nào. Tôi không bao giờ có mảy may nghi ngờ việc tôi là người đi tiên phong của thời đại mới và tôi hiểu rằng, sau đây mỗi bước đi của tôi sẽ được chăm chút theo dõi, vì vậy tôi quyết định để lại cho hậu thế bản quyết toán chân thực về tất cả các hành vi và suy nghĩ của tôi...
  • Thơ là gì ?

    30/09/2005Phan NgọcTrong quá trình xây dựng bộ "Phong cách học cấu trúc tiếng Việt", tôi bắt buộc phải định nghĩa lại các khái niệm, bởi vì các khái niệm trước đây về phong cách học là dựa trên nhận thức cảm tính về cái đã có, còn công trình của tôi mang tính thao tác, phải tìm cái lý do, cái sở dĩ của các hiện tượng đã được xem là hiển nhiên....
  • Viết để làm gì ?

    17/08/2005Sartre, Jean-Paul (Nguyên Ngọc dịch)Mỗi người có lý do riêng của mình: với người này, nghệ thuật là một cuộc chạy trốn; với người kia, một phương cách chinh phục. Nhưng người ta có thể trốn vào một nơi cô tịch, vào đam mê, vào cái chết; người ta có thể chinh phục bằng vũ khí. Tại sao phải đích thị là viết, làm những cuộc trốn chạy của mình bằng cái viết?
  • Tại sao tôi đọc tiểu thuyết

    03/08/2005MoonfishVới tôi văn học và điện ảnh gần gũi nhau lắm, nên tôi mạo muội gửi vào đây bài "Tại sao tôi đọc tiểu thuyết", nếu sửa lại là "Tại sao tôi xem phim" có lẽ cũng được.
  • Nghệ thuật, trí tưởng tượng và nhà khoa học

    19/07/2005Tôi muốn mượn tiêu đề bài báo của giáo sư sinh lý học Robert Root-Berstein, Viện Đại Học tiểu bang Michigan, trên tạp chí Nhà khoa học Mỹ đầu năm 1997 để bàn về mối quan hệ giữa ý thức và vô thức, giữa trí tưởng tượng và tư duy phân tích trong sáng tạo văn học nghệ thuật và sáng tạo khoa học kỹ thuật, một chủ đề hấp dẫn từng gây nhiều tranh cãi không chỉ tại Việt Nam ta.
  • Quan niệm của Các Mác về sự vận động lịch sử của Cái Đẹp trong một số hình thái kinh tế

    07/07/2005Nguyễn Thu NghĩaMột trong những kết luận quan trọng được C.Mác rút ra từ quá trình nghiên cứu về cái đẹp tất yếu này sinh trong tiến trình phát triển của lịch sử. Quy luật của cái đẹp không "nhất thành biết biến" từ một hình thức lao động, một hình thái xã hội nào. Cái đẹp có quy luật phổ biến từ thực tiễn thẩm mỹ. Ở mỗi hình thái xã hội nào, quy luật ấy có sự vận động và biểu hiện khác nhau....
  • Từ cái thực chuyển sang cái mơ

    06/07/2005Họa sỹ Thái TuấnCon đường nghệ thuật chính là những cơn mơ, giấc mộng, giúp cho con người một tầm nhìn rộng rãi, sáng sủa hơn về đời sống...
  • Phê bình mỹ thuật Việt Nam

    14/06/2005Nguyên Hưng
  • xem toàn bộ