Chúng ta muốn gì?

05:59 CH @ Thứ Ba - 18 Tháng Mười, 2005

Đồng hành với sự thay đổi về vai trò của bằng cấp (chứ không phải sự thay đổi nhận thức về vai trò của học vấn) là hàng loạt vấn đề mới về giáo dục - đào tạo: Chương trình quá nặng nhưng lại bất cập so với nhu cầu thực tiễn cải cách và tính hiệu quả của cải cách, lạm thu và tận thu tới mức chi phí giáo dục trở thành một gánh nặng mà người nghèo khó kham, dạy thêm và học thêm tràn lan, thể lực và trí lực của học sinh suy giảm…

  • Những năm 80, thập kỷ XX: Tiền đề giúp cá nhân thăng tiến, trả nợ cơm áo hoàn toàn không phải là bằng cấp… Trong nhiều trường hợp, có bằng cấp cao còn là một thứ trở ngại cho việc tiến thân vì bị liệt vào thành phần “tiểu tư sản”.
  • Những năm 90, thập kỷ XX: … cả xã hội bắt đầu quay quắt với bằng cấp, CBCNV trong hệ thống công quyền đua nhau đi học và trông vào nhau để học. Số cán bộ công chức có học vị Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ mỗi ngày một nhiều. Sau những “scandal” về bằng giả là những “scandal” về bằng thật nhưng học….giả.
  • Và lúc này là: Hàng loạt vấn nạn mới về giáo dục đào tạo: chương trình qúa nặng nhưng lại bất cập so với nhu cầu thực tế, cải cách và tính hiệu quả của cải cách, lạm thu và tận thu tới mức chi phí giáo dục trở thành một gánh nặng mà người nghèo khó khăn, dạy thêm và học thêm tràn lan, thể lực và trí lực của học sinh suy giảm…

Khoảng đầu thập niên 1980, trường Tân Thạnh (nay là trường THCS Lê Lợi) - phường 15 Tân Bình, TP.HCM (khi ấy còn là vùng ven cấp cho nội thành TP.HCM), chỉ đào tạo đến lớp 6, Cha người viết bài này cùng với vài giáo viên khác được điều về Tân Thành để trường có thể mở thêm lớp 7, lớp 8, rồi lớp 9 hoàn tất việc đào tạo bậc trung học cơ sở cho địa phương. Đó cũng là giai đoạn mà ông bắt đầu hay thở dài...

Ngoài chuyện dạy toán, ông còn là giáo viên chủ nhiệm những lớp 7, lớp 8, lớp 9 đầu tiên của trường Tân Thành. Do trẻ con ham chơi hơn ham học nên ông thường phải tìm gặp Phụ huynh của chúng… Người ta vừa cám ơn vì ông đã quan tâm đến con mình, vừa thẳng thắn thưa rằng bởi học vấn, bởi bằng cấp không đảm bảo sự no đủ cho đứa trẻ trong tương lai, nên học nữa hay không, học như thế nào là chuyện của đứa trẻ, do chính nó quyết định... Theo nghề "gõ đầu trẻ" từ năm 1958 nhưng cha tôi không đủ khả năng để thuyết phục những nông dân chất phác về ích lợi của giáo dục...

Thời đó, thu nhập hằng tháng của một giáo viên chỉ ngang với hoa lợi thu về từ một luống rau. Giáo viên bị xem là nghề "bết bát" nhất. Khi lựa chọn nghề nghiệp, học sinh xác định: "nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa" chỉ khi nào "chuột chạy cùng sào, mới vào Sư phạm". Tiền đề dành cá nhân thăng tiến, trả nợ cơm áo hoàn toàn không phải là bằng cấp. Những chuyện như "Cao học Vật lý đi bán phở, cử nhân Anh văn đạp xích lô… " trở thành phổ biến đến mức được đặt thành vè, được giới thiệu trên báo. Trong nhiều trường hợp, có bằng cấp cao còn là một thứ trở ngại cho việc tiến thân vì bị liệt vào thành phần "tiểu tư sản". Thậm chí với công chức, đôi khi được cử đi học bị xem là phương thức dùng để loại trừ một cá nhân ra khỏi vị trí mà anh ta đang đảm nhiệm. Cũng vào thời đó, lý lịch trở thành tiêu chí thay cho học lực trong tuyển chọn vào đại học. Tù chuyện cha mẹ làm gì mà thí sinh dư thi đại học được xác định là đối tượng thứ bao nhiêu, thuộc nhóm nào trong bốn nhóm. Nếu thuộc nhóm 1, chỉ cần đạt khoảng 5/30 điểm, còn thuộc nhóm 4 thì điểm thi phải khoảng 25 điểm trở lên mới có cơ may trúng tuyển, chưa kể có trúng tuyền chưa chắc đã được Ban Tuyển sinh địa phương cho đi học...

Sau giai đoạn ấy, những tồn tại vừa kể được khắc phục từ từ. Việc chuẩn hóa chức danh trong hệ thống công quyền đã khiến bằng cấp trở thành một yếu tố không thể thiếu nếu cá nhân muốn thăng tiến. Từ lúc này, cả xã hội bắt đầu quay quắt với bằng cấp. Chẳng phải chỉ trẻ con mới bị buộc phải học để có thể lấy được bằng kia, chứng chỉ nọ chuẩn bị cho việc vào đời, lập thân mà ngay cả người lớn cũng bị bằng cấp chi phối. Cán bộ, công chức trong hệ thống công quyền đua nhau đi học và trông vào nhau để học. Thậm chí, cơ quan không cử đi học, người ta vẫn tự thu xếp để tìm cho mình ít nhất là một tấm bằng. Số cán bộ, công chức có học vị Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ mỗi ngày một nhiều. Kèm theo đó là vô số điều tiếng. Sau những "scandal" về bằng giả là những "scan-dal” về bằng thật nhưng học… giả. Số trường hợp chưa tốt nghiệp trung học phổ thông, thậm chí chưa tốt nghiệp trung học cơ sở nhưng có vài ba bằng cử nhân, thậm chí có cả bằng thạc sĩ… không còn là cá biệt. Theo một Giáo sư, Tiến sĩ ở Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước, vào thập niên 1970 - 1980, người ra nước ngoài làm nghiên cứu sinh chỉ cần có bằng tốt nghiệp đại học của Việt Nam. Đến thập niên 1990, khi hệ thống đào tạo của Việt Nam có thêm văn bằng thạc sĩ, các nước yêu cầu người Việt Nam muốn làm nghiên cứu sinh phải có học vị thạc sĩ. Sang thế kỷ XXI, một số nước bắt đầu không công nhận bằng thạc sĩ của Việt Nam và bắt các nghiên cứu sinh Việt Nam phải thi lấy bằng thạc sĩ của họ rồi mới nhận vào làm nghiên cứu sinh... Những câu chuyện đó làm người ta vừa buồn cười, vừa muốn khóc.

Đồng hành với sự thay đổi về vai trò của bằng cấp (chứ không phải sự thay đổi nhận thức về vai trò của học vấn) là hàng loạt vấn nạn mới về GDĐT: chương trình quá nặng nhưng lại bất cập so với nhu cầu thực tế, cải cách và tính hiệu quả của cải cách, lạm thu và tận thu tới mức chi phí giáo dục trở thành một gánh nặng mà người nghèo khó kham, dạy thêm và học thêm tràn lan, thể lực và trí lực của học sinh suy giảm…

Thiên hạ vẫn xem giáo dục cơ bản là phương thức duy nhất để xây dựng các thế hệ công dân dã nhận thức và khả năng sống có ích trước hết là với chính mình, sau đó là gia đình và xã hội nhằm đảm bảo tính bền vững cho công cuộc phát triển của một quốc gia. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều quốc gia tiến hành cưỡng bức giáo dục (trẻ con bị buộc phải đến trường và học cho đến khi hoàn tất bậc nào đó, toàn bộ chi phí giáo dục sẽ do Nhà nước đài thọ, nếu đứa trẻ không đến trường, cha mẹ của nó sẽ bị chế tài, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự). Riêng tại Việt Nam, tử chủ trương đến cưng cách quản lý, điều hành, thậm chí định hướng và cách thức điều chỉnh hoạt động GDĐT hình như chỉ nhắm đến lợi ích của các cá nhân có liên quan đến quá trình triển khai, thực hiện, chứ không phải là quyền lợi của cá nhân thụ hưởng (học sinh, sinh viên) hay gia đình đối tượng thụ hưởng hoặc xã hội. Nhận xét này có thể dễ gây dị ứng nhưng chọn một lối nhận định khác thì sẽ giải thích thế nào về hàng loạt nghịch lý của GDĐT: nhiều học sinh không biết đọc, biết viết vẫn lên tới lớp 5. Trường học xây chưa xong đã xuống cấp. Tuyển sinh phải theo chỉ tiêu do Bộ GDĐT quyết định. Bộ GDĐT độc quyền in và phát hành hồ sơ đăng ký dự thi (giá bán cao gấp vài lần giá thành), tài liệu luyện, soạn và bán sách giáo khoa (mới đây, Nhà xuất bản Giáo dục vừa cho biết sẽ giảm giá bán để chống sách in lậu)…

Chúng ta thực sự muốn gì từ Giáo dục đào tạo? Đã có rất nhiều khẩu hiệu nhưng còn mục tiêu thực sự là gì?

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn về “Cái vô lý” và “Cái thiếu hiểu biết” trong xã hội

    01/07/2015Vũ Duy PhúLâu nay, những ai quan tâm đến cải cách giáo dục, đều thấy rõ tầm quan trọng của việc xác định “Triết lý Giáo dục". Có lẽ cũng không thừa, nếu nói một chút về khái niệm Triết lý nói chung...
  • Giáo dục, trí thức và nửa đường còn lại

    24/09/2012Ngô Tự Lập...việc xây dựng một đội ngũ trí thức, hay nói đúng hơn, việc biến đội ngũ nửa trí thức của chúng ta thành một đội ngũ trí thức thực thụ, đủ khả năng đảm đương vai trò đầu tàu của nó trong sự nghiệp phát triển của dân tộc, cũng chính là chặng đường còn lại của nền giáo dục dân tộc. Ðó là một nhiệm vụ cấp bách và to lớn, không chỉ đòi hỏi nhiều tiền của, thời gian và ý chí, mà còn cả những thay đổi triệt để trong quan niệm và phương pháp giáo dục.
  • Không phải chấn hưng mà là cách mạng giáo dục

    20/11/2013Hoàng VănVào năm 2005, nhiều người đã từng tạm yên lòng với đề xuất mới: Năm 2005, năm chấn hưng giáo dục... Nay, rõ ràng cần có một cuộc cách mạng giáo dục, thoát ly hẳn với suy nghĩ cũ về đào tạo con người như một cách sản xuất công cụ!
  • Bản “thành tích”... đạt chuẩn quốc gia

    12/10/2005Hoàng Trí Dũng - N. Bình - Phạm KiềuTheo báo cáo của Sở GD-ĐT Cà Mau hiện tỉnh đã có 76/89 xã, phường, thị trấn và 4/9 huyện, thành phố đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở... Oái oăm thay, các con số báo cáo này được xây dựng dựa trên sự gian lận của những cán bộ quản lý ngành giáo dục và giáo viên nhiều trường...
  • Những con số biết nói

    23/09/2005Nguyễn Xuân HãnĐầu tư tăng chất lượng GD tăng? Số lượng HS-SV năm 1998 là 21,1 triệu em, đầu tư ngân sách nhà nước (NSNN) cho giáo dục là 13,7% tương ứng là 11.754 tỷ đồng (ĐVN), đến 2004 là 22,7 triệu em (tăng 1,6 triệu em), song đầu tư của riêng Nhà nước cho giáo dục đã tăng 17,1% tương ứng là 34.400 tỷ ĐVN (tăng 3 lần)...
  • Cải cách giáo dục

    09/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc, InvestConsult GroupPhát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới đều giương cao khẩu hiệu "Giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều tâm sức đề xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách giáo dục. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, các chương trình cải cách giáo dục đó, tuỳ theo mức độ, đều có những hạn chế và sai lầm nhất định.
  • Giáo dục phải có cuộc cách mạng đồng bộ

    12/07/2005Lê Văn Kiên (Thanh Hóa)Tôi rất đồng tình với các ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, họ đã có những bài phát biểu rất tâm huyết và phản ánh rất đúng thực trạng hiện nay của nền giáo dục nước nhà. Tôi đặc biệt quan tâm tới một số ý kiến quan tâm tới vấn đề giáo dục và chủ thể của giáo dục (đối tượng của giáo dục) có thể nói đây là vấn đề chưa được nhắc tới nhiều khi đề cập tới sự yếu kém của nền giáo dục của chúng ta.
  • Vào cuộc thôi ngành giáo dục

    09/07/2005Ly LamTất cả hãy vào cuộc!Lỗi không phải chỉ ở người thầy – trình độ, cách dạy. Lỗi còn ở một chương trình học nặng nề, hàn lâm, thiếu tính thực tiễn....mà hễ có lời phàn nàn thì các vị soạn sách giáo khoa hoặc có tránh nhiệm lại đưa ra những lập luận rất sắc bén, là đã tham khảo sách giáo khoa các nước phát triển lẫn khu vực rồi, đã được đánh giá là rất phù hợp với HS rồi, được hội  đồng chuyên môn có uy tín thẩm định rồi...
  • Càng cải cách... càng tệ hại

    11/09/2003Hồ Ngọc ĐạiCuộc “đổi mới giáo dục” đang triển khai thực chất là một cuộc cách mạng “lén” đã không hề đem lại bất cứ cái mới nào về ý tưởng và công nghệ mà càng tệ hại hơn...
  • Nghĩ về Toà nhà Giáo dục Quốc gia

    11/02/2003Nguyễn Chí ThànhNăm sắp hết, Tết gần kề. Thiên thì rối lên, chộn rộn. Trong lòng vẫn cứ dửng dưng. Thong thả rẽ vào Việt nam Miếu, tìm lấy chút thanh thản. Ngoài kia nhộn nhạo quay cuồng. Trong này là một cõi khác biệt...
  • xem toàn bộ