Chuyện về Hoàng Đế Chu Nguyên Chương

12:16 CH @ Thứ Hai - 28 Tháng Ba, 2016
Tôi chỉ dựa trên chút cốt sử liệu để viết chuyện này ( học cách như Tư Mã Thiên đã từng thế ). Là tích Trung Quốc, nhưng nếu có điều hay từ các Nước khác thì ta cũng nên học cho tinh thần dùng người trị Quốc cho bây giờ...
....
Minh Thái Tổ (tên thật là Chu Nguyên Chương) sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo khó hồi thế kỷ 14. Ông là một trong những nhà lãnh đạo lừng danh xuất thân nghèo khó, đã từng bước đạt đến đỉnh cao quyền lực tối thượng.
Chu Nguyên Chương, sao bao năm lận đận rừng xanh núi thẳm sống chết trên chiến trường, được những tướng sĩ anh dũng một lòng phò tá, đánh trận, thu về Thiên hạ, xưng làm Đế khởi đầu nên triều đại nhà Minh.

Lên ngôi 'Thiên Tử' nhưng thực là một con người, dù ưu trội thì mới chỉ là quen đánh nhau, mưu đồ chinh phục lớn dần cùng chiến quả. Nay vị thế tuyệt đỉnh, Đất nước thái bình nên hàng ngày phải thiết triều bàn định trị Quốc an Dân, chưa từng có kinh nghiệm, tự biết tố chất chỉ bình thường, nhìn quanh thì các quan được ông bổ nhiệm đứng đầu các lĩnh vực cũng toàn là chiến tướng khi xưa có công trạng hiển hách, nay cũng ngô nghê vào đảm việc mới!

Ông nhận thức: mình là Đế nhưng không hơn người , quân thần chắc cũng không hơn ta, trong muôn dân ai có thể tự xem họ hơn được những kẻ mũ cao áo dài long trọng ngự ở Triều Đình cho được ( nhất là họ bị mặc cảm chẳng có thành tích gì trong quá khứ ) ! Vậy nên : cai trị dựa cơ bản vào việc khiến ai ai cũng bình thường được mà sống mà làm, miễn lòng người yên ổn tất sẽ hanh thông. Nhưng thời nào cũng có hiền kiệt thời đó! Vấn đề là phải tìm được họ, quan trọng hơn là 'có ghế' cho họ ngồi mà nghị sự, đảm việc!
Mỗi sáng thiết Triều, quan Bộ Lễ dâng tấu sớ trình. Vua xem rồi tuyên hỏi các quan. Chỉ thấy đầu mọi người cúi thấp xuông ngực không nói gì! Ngài phán cách, rồi tha thiết với họ hãy góp ý! Họ đồng thanh hô : Thánh Thượng anh minh ! Thánh Thượng vạn tuế !

Ngài đành bãi Triều, ngồi nán lại nhìn theo họ nhah nhẩu bước ra, rúc rích rỉ tai rủ rê nhau đến chỗ nọ chỗ kia hưởng thụ.... Trong lòng ngao ngán, lo lắng, suy tư....

Ngài rời khỏi ngai vàng, một mình chậm rãi bách bộ vườn thượng uyển, thấy Mẫu Hậu cúi đầu chấm khăn lau nước mắt. Vốn là người con hiếu đễ, Ngài lạy hỏi: cớ sao Mẹ lại buồn thương thế ? Mẫu Hậu đáp : hàng ngày ta chứng kiến con ngự Triều bàn việc Nước, mà bọn quan tướng cứ kiểu cách thế mà trỗi lo sợ Nước tàn Triều lụi mà thôi. Chính ta cũng hiểu con và bọn họ vốn chỉ tự tinh trong loạn lạc, dũng cảm trong binh đao giành từng mảnh đất mà thôi, nay mênh mông Thiên Hạ thống nhất trong tay thì mưu sự không nổi, ra ngoài hợm hĩnh thói xưa, thì phải chăng sinh ra tai hoạ mới cho Quốc gia, nguy cơ nội chiến đâu có hết ! Khi là tướng sĩ mạng sống còn thấy chẳng quí, sẵn lòng mà chết bỏ, nay là Vua quan có lộc muôn vàn nhưng không thể làm tốt nổi chức phận của mình, chẳng bỏ được tham hưởng ! Xã tắc có thực an thái được không ?

Vua cảm kích đáp rằng : xin Mẫu Hậu yên tâm, con đã có cách, trước hết chính con phải dũng cảm đối mặt với bọn họ, hơn cả khi đầu gươm ngọn giáo của kẻ địch hung bạo nhất ! Con phải mạnh mẽ với khí chất Hoàng Đế thay vì chỉ đứng đầu diễn trò Triều Đình cùng bọn tướng hùng khi xưa
......
Sáng sau nghi lễ chuẩn chỉ thiết Triều! Kiểu cũ lại diễn ra! Vua nói : ta biết ta không anh minh sao các ngươi lại biết thay ta ? Trong khi hỏi về quốc kế thuộc lĩnh vực mình đảm mà các ngươi lại luôn cố tỏ ra không biết hơn ta? Cái gì cũng chỉ mình ta nghĩ và quyết vì ta hơn thì các ngươi giữ chức hưởng bổng lộc vì gì ? Trong các ngươi có ý hay mà không nói thì lòng trung Vua vị Quốc mồm miệng vẫn hô hoán thì nó ở đâu ? Chi bằng để những ghế các ngươi đang ngồi dành cho Hiền kiệt cùng ta phụng sự việc Nước chẳng hơn ư ? Ta làm Vua mà chỉ cốt thiết Triều cho ra vẻ, mong xin ý kiến các ngươi về đại sự không xong, rồi khoái khẩu ôn chuyện binh đao thôi sao ? Xưa yêu cầu các ngươi xả thân lại dễ, nay xin ý kiến các ngươi khó thế?! Hẳn do các ngươi không sinh ra để đảm việc thời bình mà thôi nên ta cũng không nỡ trách phạt.

Vài quan đầu Triều nghe thế , ỷ vào công trạng xưa, dám lên tiếng lại : - Bẩm Thánh Thượng ! Dù sao chúng thần đây đều lẫm mình dùng xương máu của mình phò tá Ngài lên ngôi báu ạ! Nên dù thế nào, phải chăng cũng đáng được hưởng một phần lộc cùng Ngài ?!

Vua đáp : - Nói những lời đến thế mà các ngươi không ngại, bàn việc hữu sự ích Nước mà ta và muôn dân tha thiết muốn được nghe, các ngươi lại không có nửa lời! Ta làm Vua chỉ để trả nghĩa cho bài các ngươi hay sao ? Các người đem xương máu mồ hôi của kẻ bề tôi mà kể lể hòng tống tình ta - người mà các ngươi luôn tung hô 'Thánh Thượng, Thiên Tử' được chăng ?! Vậy ta hiểu thấu rồi ! Các ngươi nói thế không sai cho bản thân, nhưng muôn dân muốn được lẽ phải điều hay từ Triều Đình cho họ hàng ngày mà chờ ta cùng các ngươi điều hành khai phát thời đại mới cho xã tắc sau điêu linh bao lâu ! Xưa kia các ngươi cùng ta thắng trận ( bằng sự kiên cường , hơn là đã báo đáp được bách tính ) , thực là nhờ dân nuôi cấp đấy thôi ! Nay không còn binh đao, lại vẫn muốn sống trên sức dân, chẳng tận hiến trả được gì ngoài nói xương máu xưa của mình là quý để hưởng mãi được chăng ? Nhưng thôi ! Về tranh cãi điều đó ngươi có lý hơn ta rồi đó, ta thấy thua lý luận kiểu ấy của các ngươi rồi, thì hôm nay ta tự nguyện nhường ngai vàng cho tuỳ ai trong đám các ngươi để ta đưa mẹ già về quê làm người bình thường ! Xưa trong sa trường cũng chỉ mong thế!

Ngài quay đầu, mạnh mẽ giơ tay hô dõng dạc : - Quan Bộ lễ đâu! Đến đây cất vương miện , đỡ phương trượng ấn kiếm cho ta rồi đặt trên ngai này nhường lại cho đám họ! Đưa cho ta bộ áo quần thuờng dân để cùng mẹ già rời bỏ cung điện, khỏi đắc tội với xã tắc !

Nói xong tự ngài quả quyết thực hành !
.
Bá quan văn võ thấy thế thất kinh , đồng loạt quỳ rạp đập đầu xuống nền điện : - Thánh Thượng vạn tuế! Ngài không thể thế ! Không ai dám thế ! Một ngày quốc gia không thể thiếu Vua ! Nếu thế xã tắc đại loạn ngay mất thôi, nói gì chúng thần còn có thể được ở đây chăng !

Vua đáp: - Ở âu được thì mỗi người tự lo tự đảm! Chứ ta không thể ở đây tiếp cùng các ngươi nữa , cho dù ta hàng ngày có thể thức khuya dậy sớm lao tâm việc Nước, cho các ngươi được an nhàn hưu trí, nhường nhịn muôn phần để các ngươi được hưởng phúc trạch truyền đời. Nếu cứ muốn ta làm Vua thì ta phải nhường lại chức quyền cho những hiền kiệt mới . Các ngươi vốn từng là thần tướng mà còn đố kỵ việc đó mà không thể, thì núi xương sông máu của triệu binh lính đã đổ sẽ thành biển trời u uất ảm muội tương lai thôi ! Nếu còn giữ được là tôi trung thì đừng cố giữ ghế mà cản cách ta chấn hưng Thiên Hạ ! Ta còn làm Vua thì nguyện ngày đêm lo nghĩ bàn cách với nhân tài kiến quốc cho muôn dân hạnh phúc, đảm bảo cho các ngươi cùng con cháu đời đời được hưởng bổng lộc xứng với công lao lập quốc !
....

Bá quan nghe thấu ý Vua, biết không thể làm khác, cũng sáng thoát được tâm tư vị kỷ nên thấy nhẹ lòng vui vẻ, hôm sau nhất loạt dâng đơn từ chức. Vua cảm kích đáp từ :
Ta không hề 'vô ơn' ! Nếu dám thế với các công thần thì muôn dân sẽ không chịu hết mình kiến quốc ! Nay ta hậu đãi, cấp đất, phong tước cho các ngươi thật hậu hĩnh, xin chân đất đi bộ cùng mẹ già chục dặm tiễn các ngươi về quê, ôn nghĩa bạn bè chết cũng vì nhau, rồi trở về thực đảm Quân Vương sống vì bách tính !
......
Trong đám quan đó cũng còn người chưa hết bất mãn, u sầu, nên đã đến nước này, nhân cảnh thân tình, mạo khí rằng : bẩm Bệ Hạ! Nếu Ngài ở lại mà không làm tốt việc Đế Vương thì sao ạ?

Chu Nguyên Chương nắm tay ông ấy cười thân thiện nhưng mạch lạc : chính ta tự thấy thường lo về điều ấy từ hôm đầu ngồi trên ngai vàng! Biết mình không vốn xuất sắc nên cần Hiền kiệt phò trợ đấy thôi! Ta mà làm không tốt ắt xã tắc lại rơi vào hoạ tương tàn , chính điều đó sẽ giày xéo lên ta, hậu duệ bằng tất cả sự khốc liệt, phũ phàng nhất ! Đâu có được như các ngươi hôm nay ! Ta chỉ biết chắc rằng : 'dùng chính học, thiết kỉ cương, xử công tâm, vì dân sinh, đâu cũng thế, luôn mọi lúc' thì mọi sự bình thường, ai cũng sống bình thường thì đều phát sinh hữu ích, ta mới được bình thường, rồi 'hiền kiệt' thường ở mọi người, cứ kế tục, tuần tự mà đảm trách tốt từng việc của mình dù cương vị nào....muôn đời mà tươi tốt phúc ấm trong Thiên Hạ! Các ngươi xưa trẻ khoẻ xung phong xả thân sa trường! Nay hẳn chẳng ai còn muốn thế! Xưa sẵn lòng hy sinh cả gia đình để chiến thắng, mong từ nay đừng phải vì một kẻ vị kỷ nào trong gia đình mà làm thua thiệt Quốc gia !!!
...
Tất thảy mọi người đều nghe, cảm khái vô cùng, thấy thật thánh thoát tư tưởng, quỳ lạy bái biệt Đức Vua :

- Thánh Thượng vạn tuế ! Xã tắc Vạn tuế ! Chúng thần về quê quyết hữu ích không thua nắm đất đã vì cây cỏ !!!

Vua cười vui : Tốt hơn khi đó không phải là cỏ dại, cỏ độc nghe chưa ?! Ta lạy tạ các ngươi trở về ngôi vị để không còn ai phải buồn thương mình là 'Thảo Dân' nữa !!!
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"

    07/12/2015Những gì ông để lại cho lịch sử không chỉ là những bộ phim câm kinh điển và thâm sâu, mà còn là một nhân cách lớn với những bài học sâu sắc về cuộc sống...
  • Thư thất điều gởi vua Khải Định

    27/10/2018Phan Châu TrinhNăm 1922, vua Khải Ðịnh sang dự cuộc đấu xảo quốc tế ở Ba Lê, Phan Châu Trinh gởi cho nhà vua một bức thư lời lẽ nghiêm khắc buộc Khải Ðịnh phải thoái vị nhường quyền lại cho quốc dân và kể bảy tội nhà vua đã làm và đáng tội chém đầu. Bức thư của ông, sau khi được công bố, khích động được tinh thần tranh đấu của đồng bào trong và ngoài nước...
  • Vua sáng tôi hiền

    26/09/2017Hoàng Hồng MinhLý tưởng không thể chối cãi xưa ở xứ Đông là mơ có vua sáng, tôi hiền. Có vua sáng, tôi hiền thì mọi chuyện hanh thông, “đêm ngủ không phải đóng cửa, ngoài đường không ai nhặt của rơi”. Chuyện này sách xưa nói mãi rồi...
  • Tuyên bố thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại

    01/09/2016...nay Trẫm nhất định thoái vị để giao vận mạng quốc gia cho một Chính phủ có đủ điều kiện huy động hết cả lực lượng của toàn quốc giữ vững nền độc lập của nước và mưu hạnh phúc cho dân....
  • Suy nghĩ từ “Chiếu Lập học” của Hoàng đế Quang Trung

    14/04/2016Nhà văn Hoàng Lại GiangSau khi lên ngôi Hoàng đế, đánh tan quân Mãn Thanh, Quang Trung liền nghĩ ngay đến việc nhờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp cùng các sĩ phu Bắc Hà như Ngô Thì Nhậm, Trần Văn Kỷ... thảo ngay “Chiếu Lập nhà học...” còn gọi là “Chiếu Lập học”.
  • Vua và 'ba cùng'

    17/03/2016Nguyễn Tất ThịnhVua đi vi hành tìm hiểu về đời sống dân sinh, dọc đường ghé qua một nhà thường dân - thật ra anh ta được dân cả vùng xem là Nhân sĩ - Vua tất nhiên là không biết điều đó, nhưng thật lòng muốn trải nghiệm với cuộc sống hàng ngày của anh ta, nên một mình đến và ngỏ lời 'ba cùng: ăn, ở, làm' ít hôm...
  • Vì sao vua Trần Nhân Tông về Yên Tử tu hành?

    28/02/2016Nguyễn Trần Trương"Vì sao Thượng hoàng Trần Nhân Tông không ở lại Vũ lâm hay lựa chọn một nơi nào khác trên đất nước Đại Việt mà lại chọn Yên Tử để tu hành?" - Câu hỏi được phần nào lý giải trong tham luận của Nguyễn Trần
    Trương (Phó Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh) trong Hội thảo tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn...
  • Những tổng thống - vua

    24/02/2014Nguyễn Ngọc HùngThế giới Ả Rập nổi tiếng với những chế độ và những “nhà cách mạng” cầm quyền suốt đời...
  • Ông vua "không có đôi tai lừa"

    26/03/2011Bùi Quang MinhNgày xưa, tại một vương quốc nọ, vị vua đang trị vì tự dưng nhú lên một đôi tai lừa nho nhỏ. Nhà vua nhiều lần "ló mặt" ra quần thần, vi hành nên gây xôn xao trong dân chúng chuyện: Nhà vua hình như có đôi tai lừa?!
  • Hoàng đế Khải Định trước con mắt của thần dân Phạm Quỳnh

    11/06/2010Phạm QuỳnhSáng sớm mai Hoàng thượng đến Paris. Mình tuy không dự sự gì, nhưng cũng là người An Nam, tưởng nên cùng anh em ra đón ở ga cho phải phép. Song tự mình đã không đóng vai gì mà đánh cái áo gấm xúng xính, thời chỉ tổ cho thiên hạ chỉ trỏ vô ích, thà rằng làm hoàn toàn một anh khách quan còn hơn.
  • "Nhà vua chết rồi, Hoàng đế vạn tuế!"

    04/11/2009Phạm Toàn"Vấn đề quan trọng bậc nhất không phải là tranh cãi xem ông GS Koblitz và bản Báo cáo Harvard cái nào đúng cái nào sai. Vấn đề quan trọng nhất là cái tai của người lắng nghe những lời phê phán." - Nhà nghiên cứu giáo dục Phạm Toàn
  • xem toàn bộ