Chuyện cái phong bì xưa và nay

02:10 CH @ Thứ Tư - 11 Tháng Mười Một, 2009

Cái thời mà điện thoại chưa có, hoặc quá hiếm hoi, Internet là cụm từ chưa bao giờ từng nghe hoặc nhắc đến tại xứ ta, thì chiếc phong bì hay còn gọi là phong thư có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống, xã hội.

Nó là vỏ bọc thư của những người từ chiến trường gửi về hậu phương, của con cái đi xa gửi cho bố mẹ, của những người đang yêu nhau, gửi gắm tình cảm vào nhau… là nỗi nhớ, là thông tin của cuộc sống.

Nhưng nay, cùng với sự bùng nổ của khoa học, đặc biệt là công nghệ thông tin, chiếc phong bì dường như đã chấm dứt “sứ mạng” lịch sử của nó. Không diệt vong, nhưng lại chuyển hóa sang một hình thức khác, một chức năng khác tinh vi hơn, đáng bàn hơn và cũng đáng suy nghĩ hơn.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chẳng biết chính xác từ khi nào chiếc phong bì bỗng chốc thay thế “miếng trầu” để trở thành “đầu câu chuyện” trong các mối “bang giao” của xã hội hiện nay.

Và thay vì một chức năng duy nhất trước đây là vỏ đựng thư, nay chiếc phong bì về nội hàm cũng chỉ để bỏ tiền, nhưng lại trở thành loại hình đa phương tiện.

Nếu ai đó không tin, hãy liệt kê ra thử mà coi. Đi ăn cưới, dự lễ tang để cho gọn nhẹ, người ta cũng đóng phong bì. Thậm chí, nói bảo ác khẩu, nhưng nhiều gia đình, nhiều cặp cô dâu, chú rể chẳng cần biết có sự hiện diện của bạn bè, người thân ở bàn tiệc ra sao, mà thường điểm danh hoặc kiểm tra “lòng tốt” trong vỏ cái phong bì đó như thế nào khi về nhà. Ai tốt, ai quan hệ tốt biết ngay, cần chi phải đoán theo cách cổ điển “nhìn mặt mà bắt hình dong” cho mệt.

Không chỉ dừng lại trong các mối quan hệ dân sự sử dụng văn hóa phong bì, mà ngay cả mối quan hệ trong các cơ quan công quyền, trong các đơn vị và giữa người dân với một số “công bộc” cũng lấy phong bì làm thước đo.

Hẳn ai cũng biết, nói ra không tiện mà thôi. Này nhé, doanh nghiệp muốn đến cơ quan này, đơn vị kia để giải quyết công việc, nếu không mang chiếc phong bì đi kèm, liệu có êm xuôi không? Rồi, hàng tháng, hàng năm cơ quan này, cơ quan nọ xuống đơn vị kiểm tra, xong công tác chuyên môn, đơn vị cũng phải dúi cái phong bì vào túi các vị cho phải đạo.

Ở một số vùng miền, cứ có dịp hội thảo, hội nghị nếu không có phong bì là một số “cánh” lẩm bẩm, lắc đầu. Hợp đồng, hợp tác làm ăn, ngoài lợi nhuận, hoa hồng, muốn cho chắc, một số đơn vị cũng phải lấy phong bì làm vật lót tay. Chả dại gì mà không làm vậy, đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn.

Tệ hại hơn, ngay trong lĩnh vực giáo dục cũng đang xảy ra nạn phong bao, phong bì. Muốn cho con được đi học theo đúng quyền công dân, một số phụ huynh cũng phải đóng phong bì đến nhà cô giáo. Thậm chí, đến cả bảo vệ đề tài ở cấp học cao nhất là tiến sĩ, người ta cũng phong bì, phong bao với nhau để được cái bằng.

Kẻ xấu làm hư người tốt, dẫn đến tốt, xấu như nhau. Anh nhận phong bì bản chất là tham nhũng, lại có khi được anh đưa phong bì, vốn đã bị mất tiền còn phải mang ơn suốt đời. Đơn giản vì anh đã cho tôi cơ hội để có tiền, có chỗ đứng, có địa vị và có được điều tôi muốn.

Phong bì đã trở thành một loại hình văn hóa mới, “văn hóa phong bì”. Giao dịch, quan hệ phong bì bỗng chốc trong xã hội trở thành luật bất thành văn. Không có nó khiến mọi người không yên tâm.

Chỉ mong sao chiếc phong bì mau chóng trở thành câu chuyện của thì quá khứ, là một “tàn dư” của thời kinh tế chuyển đổi.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tản mạn đời văn phòng

    17/03/2016Nguyễn Trương QuýThế thì đời viên chức khác gì một cái cốc mỳ ăn liền, loại người ta gọi là mỳ tôm có sẵn hộp cho nước nóng vào 5 phút là ăn được hay một hộp cơm vuông vức, ô này to để cơm, ô kia bé để thịt rau cá, tí gia vị cho khỏi nhạt mồm? Tròn vành vạnh hay vuông chằn chặn và có vẻ đủ thứ để xuôi cái bụng. Nhưng ai không muốn ổn định, muốn thành thục việc cần làm, dù rằng tất cả chỉ đến những cái đích mà ở đấy, lại lặp lại một chu kỳ quen thuộc đến phát ngấy?
  • Giữa thời đại thông tin

    26/08/2015Đỗ Hoàng LinhCứ tưởng rằng phép xã giao chỉ cần lúc sử dụng trực tiếp thôi nhưng thật ra ngay cả khi liên hệ gián tiếp với nhau qua khâu trung gian vẫn phải thể hiện nét văn hoá nhằm chứng minh rằng trên cơ sở đánh giá tổng quan, chúng ta vẫn giữ lịch sự một cách hoàn hảo và trọn vẹn.
  • Tham nhũng và tham nhũng tinh thần

    29/11/2011Nguyễn Trần BạtNếu như chống tham những vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xã hội thì chống tham nhũnng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhân loại.”
  • Thư gửi khách đi đám cưới

    16/09/2009Lê HoàngMùa cưới hằng năm đã bắt đầu. Như thường lệ, mọi người lại toát mồ hôi mỗi khi về nhà nhận được một cánh thiệp hồng. Để trấn an tất cả, mới đây hiệp hội các cô dâu chú rể đã gửi tới toàn thể các nạn nhân lời tuyên bố như sau:
  • "Chạy trường" làm chất lượng giáo dục đi xuống

    12/09/2009Đoàn Văn Mật thực hiệnMột số trường quá tải trong khi một số trường lại rất thảnh thơi với khâu tuyển sinh đầu cấp; Nhiều ông bố bà mẹ mất ăn mất ngủ, vắt óc tìm đường cho con có tên trong danh sách trường X, trường Y; và kỳ nghỉ hè của các trẻ chuẩn bị vào lớp 1, lớp 6, lớp 10 bị thu hẹp đến mức chỉ còn là số ngày đếm trên đầu ngón tay... Đó là hệ quả của “phong trào” “chạy” trường.
  • “Lì xì” Tết muôn chuyện nói

    22/01/2009Thuần ViệtTết đến xuân về ai cũng muốn mình và người thân được vui vẻ, hạnh phúc. Mọi việc làm, mọi lời chúc đều muốn hướng tới những điều may mắn và tốt đẹp. Cái tục mừng tuổi ở ta cũng xuất phát từ những điều tốt đẹp ấy.
  • Vấn đề công chức bỏ việc sang khu vực tư

    22/08/2008Linh Thủy - Phương LoanThời gian qua, hiện tượng công chức rời nhiệm sở diễn ra ngày một nhiều. Ông Nguyễn Trần Bạt, TGĐ InvestConsult Group chia sẻ góc nhìn riêng về hiện tượng mới về nhân sự của khu vực Nhà nước này như sau...
  • “Lương, cỡ nào cũng sống được - thế mới lạ!”

    23/03/2006Mai LanGiáo sư Hoàng Tụy vẫn thường kêu lên như thế mỗi khi ông phải giải đáp băn khoăn của tôi về những sự việc “không thể hiểu” được trong giáo dục và khoa học. Lần này cũng thế, khi đề cập đến tệ nạn tham nhũng ông lại bắt đầu gọn lỏn: lương thế này thì chống tham nhũng sao nổi!
  • Từ điển bỏ túi về tham nhũng

    16/09/2005Ăn hối lộ: ăn tiền rồi hối hận không kịp khi bị lộ
    Bắn: Dùng tiền tiêu diệt mọi sự liêm chính
    Bao che, bưng bít: Bảo vệ đoàn kết nội bộ
    Bóc lịch: Việc làm ưa thích của quan tham sau khi tham nhũng bị phát hiện...
  • xem toàn bộ