Vinashin, kết quả thí điểm

01:26 CH @ Thứ Ba - 06 Tháng Bảy, 2010

Dư luận đang đặc biệt quan tâm đến Tập đoàn Vinashin không chỉ vì kết quả kinh doanh. Nhớ lại, ngày 15-5-2006, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 103/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Kinh tế Vinashin, trên cơ sở tổ chức lại Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Trong năm 2006 còn ra đời nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước khác.

Trước đó, tháng 10-2005, Chính phủ bảo lãnh huy động trái phiếu quốc tế được 750 triệu USD, dành cả cho Vinashin. Theo Bộ Tài chính, đến ngày 31-12-2008, Vinashin giải ngân xong món tiền lớn này, sử dụng cho 219 dự án và chỉ có 56 dự án hoàn thành đồng bộ, còn 163 dự án (75%) dang dở. Cũng từ món tiền lớn, Vinashin cho các đơn vị thành viên vay lại, 100% không trả được khoản lãi 57,2 triệu USD (tính đến ngày 31-12-2008).

Cùng nhiều hỗ trợ vay trong nước, đến nay Vinashin nợ khoảng 90.000 tỷ đồng, khi bất ổn hiện rõ, Tập đoàn này vội dừng loạt dự án. Một chuyên gia kinh tế nhận định, trong ba năm đầu tư hơn 3 tỷ USD vào các dự án và chỉ mấy tháng đã quyết định ngừng vài chục dự án với tổng mức đầu tư 6.500 tỷ đồng, rút khỏi liên doanh có vốn góp dự tính 1 tỷ USD, cho thấy Vinashin không có khả năng quản lý kinh tế và kỹ thuật.

Trả lời báo Tiền Phong ngày 3-7, TGĐ điều hành Vinashin Trần Quang Vũ nói, công nghiệp tàu thủy là ngành tổng hợp nên “tham vọng tạo ra một ngành công nghiệp tổng hợp”. Vinashin đầu tư hàng loạt dự án từ đóng tàu đến vận tải biển, cảng biển, sản xuất thép, xi măng. Rõ ràng, tập đoàn kinh tế khép kín không còn phù hợp ở thời hội nhập toàn cầu.

Ngày nay một nền kinh tế quốc gia khép kín cũng được ví như một nền kinh tế tự cung tự cấp. Nguyên tắc quản trị tập đoàn, mỗi thành viên tham gia một hay một số công đoạn trong quá trình tạo ra sản phẩm, còn phải sản xuất được loại sản phẩm trong phân khúc thị trường quốc tế để tăng tính chuyên nghiệp, tăng hiệu quả sử dụng thiết bị máy móc.

Vinashin còn tham gia dự án sản xuất bia, sứ, dịch vụ hàng không, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, nhà đất, nhập khẩu ôtô xe máy, và cả kinh doanh vật tư nông nghiệp, trồng thanh long, khóm…để đa dạng hóa ngành nghề. Cuối năm 2009, con số công ty con và công ty liên kết của Vinashin lên tới 200.

Hậu quả như Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Viết Muôn trả lời báo chí ngày 2-7: “Quản lý tài chính, công nợ, dòng tiền… còn hạn chế, yếu kém. Có những việc đầu tư rồi, mua tàu rồi, về đến đây các cơ quan nhà nước mới biết, Bộ GT-VT không biết, Thủ tướng không biết”.

Một chuyên gia kinh tế nói: “Doanh nghiệp phải đi vay bằng uy tín của bản thân không phải bằng uy tín quốc gia. Tự mình đi vay, họ sẽ tính toán, suy nghĩ cẩn trọng hơn và sử dụng hiệu quả hơn”.

GSTS Trần Ngọc Hiên, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn kinh tế của UBMTTQ Việt Nam, phân tích: “Việc thí điểm hình thành Vinashin và một số tập đoàn kinh tế khác có những điểm không tuân thủ đúng quy luật của kinh tế thị trường”.

Nguyên tắc hoạt động doanh nghiệp để ổn định trong cơ chế thị trường là phải được thị trường giám sát. Mọi nhà đầu tư có quyền và có thể giám sát mọi hoạt động của doanh nghiệp, nếu lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra quyết định không đúng, nhà đầu tư sẽ phản ứng. Còn giám sát qua cơ quan chủ quản, HĐQT là người nhà với nhau, thực tế cho thấy ít có hiệu quả.

Cho nên, bất ổn của Vinashin có thể là bài học tốt cho quản trị kinh tế quốc gia để có ứng xử đúng quy luật với các doanh nghiệp nói chung.

Nguồn:Tiền Phong
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: Quyết làm, đừng nghĩ như… xưa

    03/03/2014Thế PhanSắp xếp, chuyển đổi sở hữu (DNNN) mà trọng tâm là cổ phần hóa DNNN được coi là xương sống của công cuộc đổi mới về kinh tế. Theo đó là đổi mới cơ chế, chính sách nhằm nâng cao tính tự chủ. tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực hoạt động đồng thời dần tiến tới hoạt động trên cùng một mặt bằng pháp lý với các doanh nghiệp thuộc thành phần kình tế khác trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên, xung quanh vấn để này còn không ít lúng túng...
  • Vấn đề Vinashin – nhìn từ nhiều phía

    06/07/2010PGS TS Vũ Trọng KhảiCác tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam, theo quy định của Chính phủ, đột nhiên phải thu gom hàng chục, thậm chí hàng trăm doanh nghiệp con. Các doanh nghiệp này từ trước đến giờ “không quen biết” gì nhau, nằm ở rải rác khắp nơi, nay cùng “chui” vào một “rọ quản lý” của tập đoàn...
  • Về sự hình thành, ảnh hưởng và nguyên nhân căn bản của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ

    23/06/2009ThS.Trần Thúy Ngọc dịchTừ đầu năm 2007 đến nay, nước Mỹ đã bùng phát cuộc khủng hoảng tín dụng trên thị trường thế chấp nhà đất, sự khủng hoảng của thị trường này đã nhanh chóng lan sang các khu vực tài chính khác, đồng thời mở rộng ra phạm vi toàn thế giới. Nhằm cung cấp cho bạn đọc tài liệu tham khảo về sự hình thành, ảnh hưởng và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, Tạp chí Triết học xin giới thiệu nội dung cuộc đối thoại giữa Giáo sư Trình Ân Phú và nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ - Giáo sư David Kotz xung quanh vấn đề kinh tế chính trị nóng bỏng này.
  • Vượt qua khủng hoảng tài chính & suy thoái kinh tế

    25/06/2008Linh VũLàm thế nào để vượt qua khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, như đã từng xảy ra ở các nước Châu Á thời điểm 1997-1999 và hiện đang xảy ra tại Mỹ? Trong phạm vi bài báo này người viết sẽ điểm qua bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc vượt qua khủng hoảng và suy thoái trên con đường phục hồi kinh tế...
  • An ninh tài chính: Một khía cạnh xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng XHCN

    14/04/2008Nhà báo Trường Phước (Bình luận kinh tế năm 2003)Hệ thống tài chính - tiền tệ phải được xây dựng, vận hành theo những nguyên tắc của kinh tế thị trường, công khai, minh bạch...
  • Không thể tiếp tục xóa nợ cho doanh nghiệp Nhà nước

    09/12/2005Luật gia Vũ Xuân Tiến (Giám đốc Công ty tư vấn VFAM Việt Nam)Đã từ lâu, khi nền kinh tế nước ta chỉ có các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), tình trạng thua lỗ trong các DNNN đã xẩy ra nghiêm trọng. Vì thua lỗ trong kinh doanh nên rất nhiều DNNN không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Trong trường hợp ấy, lẽ ra phải tuyên bố phá sản doanh nghiệp thì người ta lại nghĩ ra và áp dụng một biện pháp thật hy hữu trong quản lý kinh tế, đó là: khoanh nợ, giãn nợ và xóa nợ cho những doanh nghiệp này.
  • xem toàn bộ