“Con” tham nhũng cũng như “con HIV”!

02:33 CH @ Thứ Bảy - 22 Tháng Tám, 2015

Trong thế giới hiện đại có hai thứ rất khó chống lại là HIV và tham nhũng. HIV tàn phá hệ thống miễn dịch của con người, tham nhũng tàn phá hệ thống miễn dịch của thể chế. Trong cả hai trường hợp, hậu quả của sự tàn phá thật nặng nề.

Thực tế cho thấy, giống như con HIV, “con” tham nhũng cũng biến hóa khôn lường, khó có thể tìm được loại văcxin phù hợp. Một nghiên cứu của tác giả Gerald E. Caiden đã chỉ ra đến 19 nhóm hành vi với trên dưới 50 hành vi cụ thể được gọi là tham nhũng. Xin được kể ra đây một vài hành vi để làm ví dụ như bội tín, hối lộ, lại quả, khai gian, đe dọa, vòi vĩnh...

Chiến đấu chống lại một con quái vật ba đầu sáu tay nghe đã khó, chống lại “con” tham nhũng với hàng chục cái đầu và không biết bao nhiêu tay như vậy thì khó đến chừng nào?!

Thật ra, với một sự đa dạng về hành vi như vậy, tham nhũng vẫn có thể được chia ra thành hai loại chính: một loại gắn với sự mua bán và một loại gắn với sự nhũng nhiễu.

Loại gắn với sự mua bán là một kiểu tham nhũng hết sức “câu nệ, khách khí”. Em tặng quà sinh nhật cho bác; đổi lại bác dành dự án cho em. Năm trước, em chúc mừng năm mới bác “đúng kiểu”, năm sau (hoặc năm sau nữa) em được cất nhắc đề bạt vì “có năng lực”.

Về nguyên tắc, “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Tuy nhiên, làm ơn “đi” trước cũng khôn không kém. Vì dù sao được người ta “cảm ơn” thì vẫn đỡ ray rứt hơn là bị người hối lộ. Không ít các quan chức còn công khai tự hào vì cái sự “làm ơn” và được “trả nghĩa” của mình. Thì ra ở đời cái sự “ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu” xảy ra đâu chỉ có trong chuyện tình đôi lứa mà thôi.

Dưới tác động của chuyện mua bán, đổi chác, đang hình thành nên một thị trường tham nhũng sôi động và quyết liệt. Mọi thứ từ chức tước, học vị, bằng cấp, danh hiệu, hợp đồng, đất đai, tín dụng, thương quyền... đều được mua bán trên thị trường này. Và cạnh tranh ở đây cũng quyết liệt không kém.

Nhũng nhiễu là loại tham nhũng “chân thành” hơn. Việc gây khó dễ được thực hiện công khai cho đến lúc người dân phải chi tiền mới thôi. Bạn có thể bị bắt phải sửa lên sửa xuống lá đơn của mình cho đến khi bạn hiểu ra rằng vấn đề hoàn toàn không nằm ở lá đơn, mà nằm ở chiếc phong bì không được gửi kèm với lá đơn đó. Loại nhũng nhiễu có người còn gọi là tham nhũng vặt. Tuy chưa chắc đã gây ra những tổn thất và bất công to lớn, tham nhũng vặt lại làm cho nhiều người dân vô cùng bức xúc.

Hai loại tham nhũng khác nhau cần phải có hai cách phòng chống khác nhau. Đối với loại tham nhũng thứ nhất thì những giải pháp quan trọng nhất là minh bạch; ban hành quyết định theo chế độ hội đồng; áp đặt chế độ trách nhiệm chính trị. Đối với loại tham nhũng thứ hai, là hệ thống thông tin đầy đủ về thủ tục, về quyền của người dân; các điều kiện để người dân có thể bảo vệ các quyền của mình (quan trọng nhất là quyền khiếu nại và quyền kiện đòi bồi thường thiệt hại); hệ thống tài phán hành chính hiệu năng và vận hành trên thực tế.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Đấu tranh đây là trận cuối cùng"

    26/05/2015Dương Trung QuốcĐó là một điệp khúc trong bài hát cách mạng đã từng cổ vũ nhiều thế hệ những người cộng sản trong sự nghiệp đấu tranh cho những mục tiêu cao cả của mình.
  • Tham nhũng và tham nhũng tinh thần

    29/11/2011Nguyễn Trần BạtNếu như chống tham những vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xã hội thì chống tham nhũnng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhân loại.”
  • "Tôi nói, cơ chế sản sinh ra tham nhũng…"

    16/10/2005GS. Hoàng TụyTham nhũng là một quốc nạn, điều đó ai cũng nói và cũng biết. Song để phòng, chống và hạn chế được tình trạng tham nhũng không phải là điều dễ dàng. Cho đến nay, chúng ta vẫn đang trên con đường tìm tòi, xin ý kiến nhân dân để chọn ra các giải pháp, các biện pháp đủ mạnh và hiệu quả để phòng và chống tham nhũng. Trăn trở, bức xúc với quốc nạn này, Giáo sư Hoàng Tuỵ đã có những tâm sự rất chân về tham nhũng và chống tham nhũng của Việt Nam hiện nay...
  • Im lặng và hứa suông hai căn bệnh cần có thuốc đặc trị

    14/10/2005Hải YếnHiện nay, khi có việc phải đến chốn công đường, người dân nói chung, các doanh nghiệp nói riêng đang ở vị thế "người đi xin", các công chức, quan chức Nhà nước ở vị thế "kẻ có quyền cho". Những "người chủ" là nhân dân đang bị các "công bộc, đầy tớ" sách nhiễu. Vì vậy, gọi là "cải thiện quan hệ của cơ quan hành chính với dân" là không hoàn toàn đúng...
  • Tham nhũng - vấn đề của phát triển

    11/10/2005Trần Ngọc ThơMức độ tham nhũng ở VN trong thời gian gần đây đã có những dấu hiệu không giống xu hướng chung so với các nước có cùng trình độ phát triển....
  • Những bộ mặt của tham nhũng

    07/10/2005Ngô Tự LậpMặc dù "tham nhũng" là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều và tham nhũng là vấn đề đau đầu của mọi quốc gia, ở mọi thời đại, cho đến nay người ta vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất cho nó. Lý do là tham nhũng được tiếp cận từ nhiều quan điểm khác nhau, từ kinh tế, đạo đức, tôn giáo đến chính trị, xã hội và giai cấp, và các quan điểm này lại mang nặng dấu ấn lịch sử và cá nhân...
  • “Độc quyền chức vụ” cái gốc của tham nhũng

    01/10/2005TS. Phạm Anh TuấnTham nhũng ở Việt Nam hiện nay đã trở thành quốc nạn. Quốc nạn tham nhũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước không còn phù hợp với sự phát triển của đất nước. Vì thế, dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng đang được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến nhân dân để sớm ban hành, áp dụng. Tham nhũng, dù xảy ra ở đâu thì cũng là tội phạm đặc biệt, được thực hiện trước hết bởi các quan chức...
  • Chống rửa tiền trong nền kinh tế tiền mặt

    21/07/2005Huỳnh Bửu SơnMột trong các biện pháp chống rửa tiền thường được hệ thống ngân hàng các nước công nghiệp phát triển áp dụng là kiểm soát ngay từ đầu các khoản tiền mặt được nộp vào hệ thống ngân hàng.
  • Toàn dân hiến kế chống tham nhũng

    21/07/2005Đỗ Lê TảoHôm nay (ngày 20.7), dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng được đưa ra lấy ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể quần chúng... Theo tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng tại kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khoá XI thì tình hình tham nhũng hiện nay của nước ta đang diễn ra rất phức tạp, trong nhiều lĩnh vực, có xu hướng tăng về quy mô, tính chất ngày càng nghiêm trọng...
  • Đưa luật cạnh tranh vào cuộc sống 6 “cái nút” quan trọng cần tháo gỡ

    19/07/2005Luật gia Vũ Xuân TiềnVới 6 chương, 123 điều khoản, Luật cạnh tranh là một trong những văn bản luật đồ sộ và có tầm quan trọng đặc biệt trong việc định hướng cho nền kinh tế thị trường đang hình thành và ngày càng phức tạp ở nước ta. Luật cạnh tranh đi vào cuộc sống chắc chắn sẽ góp phần làm cho thị trường ngày càng lành mạnh hơn; những hành vi độc quyền trong kinh doanh gây hậu quả nghiêm trọng cho Nhà nước, cộng đồng và người tiêu dùng sẽ bị hạn chế.
  • Công cụ chống tham nhũng của Tổ chức minh bạch quốc tế

    18/07/2005Danh ĐứcCảnh sát điều tra sẽ có kết luận về những vụ việc đang làm công chúng buồn lòng, thậm chí nghĩ rằng mình đang bị lừa đảo, móc túi.
  • Quyền hạn: cái gốc của "3 không"

    09/07/2005“Tham nhũng càng chống càng tăng”. Nhiều người đã nhận định bi quan và không đúng với thực tế như thế, vô tình phủ nhận sự cần thiết của cuộc chiến này. Nhận định đúng phải là “càng chống càng phát hiện nhiều vụ tham nhũng”, với qui mô càng lớn, chủ thể càng cao (đã có cả quan chức cấp tỉnh, cấp bộ).
  • "Công ty" tham nhũng...

    09/07/2005Trần Bạch ĐằngBáo Tuổi Trẻ số ra ngày thứ hai 4-7-2005 đăng bài điều tra của Võ Hương - Như Hằng về "Hệ thống công ty một nhà được thành lập như thế nào?" phản ánh dòng vận chuyển của điện kế điện tử từ cơ quan đặt hàng là Công ty Điện lực TP.HCM đến người tiêu dùng điện. Đó là câu chuyện thời sự đang bức xúc dư luận thành phố.
  • xem toàn bộ