Đả đảo “chủ nghĩa lạc quan về một thời đại hoàng kim”

01:28 CH @ Thứ Ba - 07 Tháng Hai, 2006

Nền kinh tế mới đã đến rồi! Nước Mỹ và cả thế giới đang bước vào một kỷ nguyên của phồn vinh và phúc lợi xã hội, trong đó sự tăng trưởng sẽ không có giới hạn, và các kỳ suy thoái sẽ có nhiều khả năng biến mất. Đó là bức thông điệp mà một bộ phận báo chí Mỹ đã thay nhau chuyển tải từ 2 năm nay.

Business Week số 8-1998 viết: "Mọi yếu tố đã được hội đủ để mở ra một kỷ nguyên tăng trưởng dài hạn.Các bạn chưa thấy được gì cả đâu. Chúng ta mới ở bước khởi đầu của sự trào dâng kinh khủng về công nghệ, sẽ làmtăng vọt lợi nhuận trong suốt thế kỷ tới đây”. Wired tạp chí tham khảo ra hàng tháng của xã hội “thời thượng”, đã dành một loạt số chuyên đề nói về nền kinh tế mới này. Nền kinh tế này được giới thiệu như kẻ đào mồ chôn những quy tắc cổ xưa của kỷ nguyên công nghiệp, bởi vì nó dựa vào một lôgích hoàn toàn khác hẳn, lôgich của các mạng và của thực tại ảo (cyberspace).

Đối với những người theo các lý thuyết trên thì tình hình vững mạnh của kinh tế mỹ trong những năm qua không hê mang tính chất tạm thời (mức tăng trưởng tổng tài sản phẩm quốc dân 4% năm 1997, thất nghiệp giảmxuống chỉ còn 4,6% - tức là hầu như có đủ công ăn việc làm - và lạm phát dưới 2%). Những kết quả tốt đẹp này có lẽ là những thành tựu đầu tiên của một sự chuyển đổi sâu xa và lâu bền nhờ có sự tăng năng suất của các doanh nghiệp. Họ nhấn mạnh rằng những tiến bộ ấy hoàn toàn có tính chất cách mạng. Nếu chúng chưa được mọi người nhận ra, đó là vì chúng không được nêu bật trên các phương tiện thống kê cổ điển, được dự trù cho nền kinh tế của ngày hôm qua.

Tuy nhiên những kẻ ca ngợi “nền kinh tế mới” đang vấp phải sự phản bác ác liệt của những chuyên gia kỳ cựu, đứng đầu là Paul Krugman. Nhà kinh tế học của Viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT) này dễ dàng thừa nhận rằng: “ lần đầu tiên kể từ khi phát minh ra nghề in, việc xử lý và phổ biến thông tin đã trở thành những ngành chính yếu”. Thế nhưng, ông báo trước rằng “một con chim én chưa làm thành mùa xuân”: tỷ lệ lạm phát thấp, và lợi nhuận cao ghi nhận được ở Hoa Kỳ gần đây không biện minh cho “sự lạc quan thiên niên kỷ” của giới báo chí kinh tế và của vài nhà tri thức. Và nhất là những kết quả tốt này lại không gắn liền quá mức với những năng suất thu được nhờ các công nghệ thông tin. Đối với P.Kugman cũng như với đồng nghiệp của ông, Robert J.Gordon, thuộc đại học Northwestern (gần Chicago), các ngành mũi nhọn, không nghi ngờ gì nữa, đã tăng năng suất từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp. Quy luật này đã được áp dụng vào lúc phát minh rađộng cơ điện (ôtô hay máy bay) và ngày nay đang được kiểm nghiệm với sự bột phát của internet và điện tử.

Như vậy, P.Krugman cho rằng các tập hợp lớn của nền kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục tuân theo những cơ chế cổ điển. Dưới mắt ông, dù cho các phương tiện thống kê có quá thời nhưng không vì thế mà đánh giá thấp những số liệu về năng suất. Trong tạp chí Foreign Affairs số ra tháng 5 - 1998, ông viết: “những số liệu “cơ bản” đã được cải thiện trong những năm qua, bởi vì chúng thừa hưởng cái thời điểm thuận lợi của chu trình kinh tế hiện hành (…) và chắc hẳn là của cả những thay đổi diễn ra trên thị trường lao động: khả năng đàm phán của những người lao động đã bị thất nghiệp mà không phải tăng lương. Thành tựu này là có thực nhưng cũng chỉ là khiêm tốn, không thể biện minh cho sự khoa trương chiến thắng chủ nghĩa đang lan tràn”. Cuối cùng, những người ủng hộ vô điều kiện “nền kinh tế mới” còn cho rằng sở dĩ Hoa Kỳ tìm lại được vị trí lãnh đạo nền kinh tế thế giới, đó là vì họ đã đi trước trong lĩnh vực công nghệ mới.

P.Krugman phản bác, cho rằng điều này không đúng. Các cường quốc kinh tế cạnh tranh (với Hoa Kỳ) không phải bị tụt lại sau vì họ chậm đi vào nền kinh tế mới, mà vì những lý do khác: Nhật Bản thì đang phải vật lộn với những cuộc khủng hoảng, nhất là khủng hoảng ngân hàng, còn châu Âu đang phảiđối mặt với những câu thức bị áp đặt bởi việc xây dựng khối liên minh tiền tệ mới. Ông nói: “Cảm tưởng hiện nay cho rằng chúng ta đang đứng đầu thế giới là dựa trênmột sự cường điệu quá đáng những hậu quả của một vài năm “tốt” ở Hoa Kỳ và của một vài năm “xấu” ở nơi khác”. Ông nhắc lại một câu châm ngôn cổ không được phép quên: Chớ bao giờ đánh giá thấp sự cạnh tranh. Đây là một lời dạy mà ngay cả nền kinh tế mới cũng sẽ không bác bỏ.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hoá và Tương lai

    17/05/2014Nguyễn Trần BạtTương lai không phải là của văn hoá, tương lai là của con người với tư cách là một thực thể văn hoá. Trình độ nhận thức của con người đã đạt đến mức con người nhận thấy văn hoá trở thành quan trọng....
  • Vài cảm nhận về thời đại

    09/11/2010Giang AnhNhững đặc trưng lớn của thời đại này là gì? Dòng chảy của lịch sử sẽ đi về đâu và vị trí của trí thức trẻ Việt Nam trong dòng chảy chung ấy thế nào?
  • Infobroker - Nghề của tương lai

    06/01/2006Tuyết MaiTrong đại dương mênh mông của thông tin được truyền tải hàng ngày trên mạng, làm thế nào để biết chọn những dữ liệu mà khách hàng hay các doanh nghiệp quan tâm? Đó sẽ là nhiệm vụ của các nhà môi giới thông tin (Infobroker), một công việc ngày càng có vai trò quan trọng ở kỷ nguyên của sự bùng nổ thông tin này.
  • Cách mạng thông tin – công nghệ và nền văn minh

    12/12/2005PGS, TS. Phạm Thị Ngọc TrầmKết quả của quá trình biến đổi vật chất, năng lượng, thông tin do trí tuệ và lao động được định hướng bởi trí tuệ đó của con người đã tạo nên các cuộc cách mạng thông tin - công nghệ và cùng với chúng là sự thay đổi của nền văn minh nhân loại...
  • Thách thức của nền khoa học máy tính trong tương lai

    10/12/2005Một nhóm các khoa học gia máy tính của Anh đã chỉ ra một số thách thức chính của nền công nghệ thông tin và hy vọng các nghiên cứu của họ sẽ là đường hướng nghiên cứu chính trong thời gian tới...
  • Tương lai

    28/11/2005Trần Cao Dũng
    Tương lai sẽ đi về đâu? Con người sẽ sống ra sao khi chỉ có trí óc tưởng tượng bị giới hạn? Mọi thứ không ngừng thay đổi. Thời gian trôi đi một cách chóng mặt và nhân loại như đang chạy đua với nó. Kẻ nào sẽ là người chiến thắng trong cuộc đua vô hình này? ...
  • ICT hay IT? Vấn đề nhận thức

    04/11/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngỞ nước ta, công nghệ thông tin đang thực sự là một thứ mốt thời thượng. Sự nghiệp "tin học hóa" được triển khai rầm rộ không thua kém gì phong trào bình dân học vụ trước đây. Tuy nhiên, phong trào bình dânhọc vụ có vẻ thiết thực hơn: nó nhắm vào những nhu cầu có thực và những mục tiêu được xác định rõ ràng.Với "phong trào công nghệ thông tin", những điều ở cấp "bình dânhọc vụ” như vậykhông phải bao giờ cũng được làm rõ.
  • Kinh tế tri thức cần Ý tưởng sáng tạo

    06/10/2005Hiện nay, nhiều nhà chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật nước ta đang sôi nổi luận bàn về kinh tế tri thức và hiện cũng có một xu hướng xem kinh tế tri thức là một mục tiêu vươn tới, là chiếc đũa thần đưa con thuyền kinh tế ốm yếu Việt Nam vượt lên. Trong khái niệm "vươn tới" người ta dễ dàng hình dung đến một tiến trình học tập, chiếm lĩnh kho tri thức quý báu của nhân loại tiên tiến làm vốn tri thức cho mình, cho nền kinh tế tri thức của mình. Thật đơn giản. Nhưng nếu sự việc đơn giản như vậy, trong bối cảnh cả thế giới cũng chen tay nhau rướn lên, xây dựng nền kinh tế tri thức cho quốc gia mình, thì vị trí Việt Nam có gì khác so với cuộc chạy đua khoa học, công nghệ hiện đại?
  • 12 quy luật của nền kinh tế số

    30/09/2005TS. Lê Trường TùngCác chuyên gia dự kiến nền kinh tế số sẽ kéo dài không quá một hoặc hai thế hệ. Khi mạng số lấp đầy mọi lĩnh vực trong đời sống của chúng ta thì sẽ xuất hiện nền kinh tế khác, với những quy luật hoàn toàn mới. Những quy luật mô tả sau đây nên xem như quy luật thời kỳ quá độ...
  • CNTT biến đổi xã hội: 9 viễn cảnh và thách thức

    19/07/2005Việc phát triển mạng ở quy mô toàn cầu sẽ đụng chạm đến các mối quan hệ quốc tế khi dòng thông tin vô hình chảy xuyên biên giới và các công ty đa quốc gia sử dụng mạng toàn cầu phục vụ lợi ích riêng. Thách thức lớn nhất cho mọi thành viên xã hội là hiểu được mình cần tận dụng các thành tựu tiên tiến của truyền thông điện tử hiện đại trong giao tiếp như thế nào...
  • Tự động hóa: Phúc hay họa?

    10/08/2005Từ 25 thế kỷ trước, triết gia Aristotle đã ghi nhận rằng lao động của con người sẽ trở nên không cần thiếtnếu có được những công cụ sản xuất hoàn toàn tự động. “Nếu mọi công cụ đều có thể làm công việc của chúng khi nhận được lệnh, hoặc bằng cách nhận ra điều cần làm trước sẵn sàng… nếu con thoi tự dệt vải và ...
  • Các quy luật phát triển của các hệ thống kỹ thuật

    19/04/2005Phan DũngThực tế cho thấy, người ta chỉ có thể chủ động thu được các kết quả ở một lĩnh vực nào đó bằng cách phát hiện, nắm vững và vận dụng tốt các quy luật chi phối lĩnh vực đó. Những việc làm trái quy luật chắc chắn dẫn đến thất bại, phải trả giá đắt, và nhiều khi để lại những hậu quả xấu, khó khắc phục. Nhà sáng chế, nếu sử dụng tốt các quy luật phát triển của các hệ kỹ thuật sẽ định hướng qua trình suy nghĩ sáng tạo, phát hiện và giải một cách có ý thức các bài toán, đưa ra sáng chế có triển vọng áp dụng lớn...
  • Các nguồn lực trong thời đại mới.

    14/08/2003GS. Vũ Văn Tảo nguyên là Vụ trưởng- trợ lý Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Trần Hồng Quân. Hiện nay đã nghỉ hưu nhưng Giáo sư vẫn còn rất nhiều nhiệt huyết với công cuộc cải cách giáo dục nước nhà. Giáo sư vẫn đi giảng dạy về cách dạy-cách học và quản lý giáo dục theo lời mời của nhiều trường đại học và các CLB.
  • xem toàn bộ