Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

08:10 SA @ Thứ Năm - 27 Tháng Mười, 2005

Trong xã hội học đại cương, tầm quan trọng của quan điểm hệ thống đã được khẳng định và được quán triệt cả về mặt nội dung lẫn phương pháp nghiên cứu khoa học. Chẳng hạn, sách “xã hội học đại cương” của các GS. Phạm Tất Dong, PGS Nguyễn Sinh Huy, PGS. Đỗ Nguyên Phương, có đoạn viết “Phạm trù thứ hai mà xã hội học cần nghiên cứu đó là hệ thống xã hội”. Ở đây, điểm xuất phát quan trọng của việc nghiên cứu xã hội học chính là nghiên cứu con người cá nhân trong tương tác nhóm cộng đồng xã hội với tất cả tính hệ thống và hoàn chỉnh của nó. Cấu trúc xã hội, hành vi xã hội trong tương tác người với người... là những dấu hiệu đặc thù. Đến lượt nó những nhóm và cộng đồng xã hội lại tương tác với nhau tạo thành một kết cấu chỉnh thể của một xã hội. Xã hội học nghiên cứu những quy luật và tính quy luật chi phối mối quan hệ và liên hệ tạo thành tổng thể xã hội này.

Hiện nay, xã hội học có sáu trường phái lý thuyết: thuyết hành vi, thuyết hành động, thuyết lịch sử, thuyết hệ thống, thuyết tương tác, thuyết chức năng. Phương pháp luận cho các nghiên cứu xã hội học của chúng ta là: xã hội là một sự vật, một cấu trúc có hệ thống, các bộ phận của thành hệ thống này có mối quan hệ với nhau; xã hội luôn vận động, phát triển và chúng ta có thể định lượng được các hiện tượng và quá trình xã hội.


Thuyết hành động

“Hành động con người và hệ thống xã hội” đã nhấn mạnh, hành động xã hội có tính sáng tạo và đổi mới. Cho nên, hành động không phải chỉ sao chép cấu trúc, mà còn biến đổi chúng tới mức độ lớn hơn hay kém hơn. Cùng lúc đó, hành động như vậy diễn ra bên trong hệ thống xã hội và chịu những kiềm chế mà hệ thống tác động mạnh mẽ tới cũng như sử dụng những nguồn lực được phân bố thông qua cấu trúc xã hội”. Người ta có thể giải thích các mô hình của những kiềm chế và các nguồn lực “những hệ thống của các quan hệ xã hội mà nó biểu thị đặc điểm những kiểu khác nhau của xã hội. Những cấu trúc này của các quan hệ xã hội chỉ có thể hiểu được với tư cách là những hệ thống và phải được coi như là có những phương thức vận hành riêng của chính chúng và những xu hướng của chính chúng đối với sự phát triển động lực”... “Như thế chúng ta có thể thấy hệ thống của các quan hệ xã hội nằm dưới như là tạo ra những cấu trúc bất bình đẳng mà cả hai tạo điều kiện thuận lợi và hạn chế hoạt động thực tiễn của các chủ thể”. Tương quan giữa hệ thống xã hội, cấu trúc xã hội và hành động xã hội được tóm tắt như sau:



Ở đây, khung “hệ thống” liên quan tới hệ thống của các quan hệ xã hội, trong khi “cấu trúc” biểu hiện sự phân bố có mô hình của những kiềm trế và những nguồn lực nhận được từ hệ thống xã hội.

Dựa vào sơ đồ tương quan phạm trù hệ thống – cấu trúc – hành động này người ta có thể thấy rõ sự khác nhau căn bản giữa quan điểm của K. Marx và của M. Weber trong phân tích xã hội tư bản chủ nghĩa. Đối với Marx, các quan hệ xã hội tư bản chủ nghĩa đi đến hình thành một hệ thống mà nó phát sinh ra những bất bình đẳng và có những quy luật chuyển động của chính nó... Ngược lại, Weber không coi các xã hội như là các hệ thống xã hội, mà chỉ như là những cấu trúc của bất bình đẳng và quyền lực”. Nói khác đi, M. Weber tập trung hoàn thiện chủ nghĩa cấu trúc (Structuralism) còn trái lại, K. Marx ra sức vượt qua hạn chế đó bằng cách phát triển lý thuyết hệ thống tổng quát nghĩa là không thiên về cấu trúc, không thiên về chức năng, không thiên về hành vi và cả không thiên về chủ nghĩa lịch sử. Thiên về cái nào cũng là sai lầm bởi lẽ cấu trúc, chức năng, hành động, lịch sử chẳng qua chỉ là những đặc trwng của hệ thống, chúng không tồn tại biệt lập với nhau và không phải là những thực thể tồn tại độc lập với hệ thống.

Lịch sử xã hội học phương Tây đã từng tồn tại một chủ nghĩa chức năng cơ cấu (Structural functionalism) của T. Parsons. Đây là một chương trình tổng - tích hợp rộng lớn và khá sâu sắc, bao hàm được những hạt nhân hợp lý của cấu trúc luận, chức năng luận, và cả hành vi luận; đồng thời phần nào khắc phục được khuynh hướng tuyệt đối hoá của các trường phái chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa chức năng, chủ nghĩa hành vi.


Sơ đồ 4 thành phần AGIL (A= Adatation, G= Goal attainment, I = Integration, L – Latency) do T. Parsons xây dựng là một cách tiếp cận hệ thống tương đối hoàn chỉnh bao gồm: A = hệ thống hành vi thích nghi, G = hệ thống hướng đích, I = hệ thống tích hợp xã hội và L= hệ thống bảo tồn khuôn mẫu văn hoá.

Trong thập kỷ trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa chức năng cơ cấu của T. Parsons thống trị xã hội học Mỹ và ảnh hưởng to lớn đối với xã hội học thế giới. Thế nhưng chính T. Parsons lại cũng đã nhận thấy thiếu sót cơ bản trong lý thuyết hệ thống tổng quát ông xây dựng, đó chính là sự thiếu vắng quan điểm lịch sử. Và trong thập kỷ 60, 70 chính ông đã đưa tiến hoá luận vào lý thuyết hệ thống xã hội. Không có hệ thống xã hội nhất thành bất biến. Mọi hệ thống xã hội đều biến đổi, và thực chất của quá trình biến đổi đó là sự thay đổi hình thái ổn định cân bằng xã hội này bằng hình thái ổn định cân bằng khác. Nhờ đó, lý thuyết xã hội của T. Parsons không chỉ giải thích trật tự xã hội mà còn giải thích cả biến đổi xã hội. Điều này càng minh chứng rằng cần xây dựng một tiếp cận hệ thống hoàn chỉnh, trong đó cấu trúc luận, chức năng luận, hành vi luận và tiến hoá luận chỉ là những bộ phận hợp thành một lý thuyết hệ thống tổng quát. Cái giá mà xã hội học phương Tây phải trả là hơn một thế kỷ ra sức chống tiếp cận hệ thống mácxít, rút cuộc đã đi tới nhu cầu xây dựng lý thuyết hệ thống tổng quát đúng như K. Marx đã đề ra và thực hiện vào nửa thế kỷ trước.

Thực ra đó là nhu cầu chung của sự phát triển khoa học hiện đại. Khoảng thời gian T. Parsons công bố công trình “The Social System”(thập kỷ 50) thì L. V. Bertalanffy cũng đã đưa ra “General Systems Theory”, một công trình tổng kết khái quát hoá thành tựu tiếp cận hệ thống trong khoa học tự nhiên, đặc biệt là sinh học hiện đại và có cả tham vọng từ đó xây dựng một nền triết học mới – triết học hệ thống.

Chỗ đứng thích hợp của lý thuyết hệ thống trong xã hội học chính là tổng tích hợp các lý thuyết xã hội học. Những công trình công bố “Sociology and modern Systems theory” của Walter Buckley (xuất bản 1967), “Sociology and General Systems theory” của Richar A. Ball (xuất bản 1978)... không đơn giản chỉ là phản cấu trúc chủ nghĩa hoặc phản chức năng chủ nghĩa mà là những thử nghiệm tổng – tích hợp lý thuyết xã hội học theo quan điểm hệ thống xã hội tổng quát.

Khác với George Ritzer tác giả cuốn “Contemporary socialogical theory” là người đã không coi các khuynh hướng tích hợp vi mô – vĩ mô (micro-macro integration(tích hợp tác nhân – cơ cấu (agency-structure integration) và liên kết tích hợp vi mô- vĩ mô với tích hợp tác nhân – cơ cấu là thuộc lý thuyết hệ thống. Chúng tôi cho rằng đó chính là những thử nghiệm tổng hợp lý thuyết hệ thống chuyên biệt để đi tới lý thuyết hệ thống tổng quát, bởi vì vĩ mô, vi mô, tác nhân, cấu trúc chỉ là những đặc trưng của hệ thống xã hội.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Truyền thống

    24/04/2018Nguyễn Trần BạtMột đất nước mà không có truyền thống, không có lịch sử, không có những giá trị vĩnh hằng thu không thể có hiện tại, càng không thể có tương lai. Tuy vậy, vai trò của truyền thống trong quá trình phát triển của quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang cải cách thể chế, luôn luôn có tính hai mặt....
  • Tính lạc hậu tương đối của Văn hoá

    25/05/2016Nguyễn Trần BạtTrong số những cuộc xung đột, những xung đột về văn hóa tuy không phải luôn hữu hình và quyết liệt, nhưng âm thầm, bền bỉ, dai dẳng và có sức cản rất lớn đối với tiến trình phát triển chung của nhân loại. Nghiên cứu về tính lạc hậu tương đối của văn hóa với tư cách một thuộc tính tự nhiên của văn hóa và ảnh hưởng của nó đối với tiến trình phát triển và toàn cầu hóa là việc làm rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp các dân tộc hạn chế khả năng xảy ra xung đột trên cơ sở đó, khai thác những ảnh hưởng tích cực của văn hóa...
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    15/05/2016Lê Đăng DoanhChúng ta có nhiều đức tính để đón nhận sự thay đổi rất nhanh chóng khi bước vào thiên niên kỷ của sự sáng tạo và đổi mới, nhưng cũng rất rõ ràng là chúng ta cần xây dựng một tương quan lành mạnh giữa truyền thống với hiện đại, trong đó truyền thống phải tạo cơ sở để tiếp nhận cái mới, những tinh hoa của văn minh nhân loại.
  • Nhân dân như là một phạm trù của Văn hóa chính trị

    25/07/2014Nguyễn Trần BạtNói đến đời sống chính trị người ta thường nghĩ ngay đến các nhà chính trị và các chính đảng. Đó là những bộ phận rất quan trọng cấu thành đời sống chính trị. Nhưng sẽ không có cả các nhà chính trị lẫn các chính đảng nếu không có nhân dân. Nhân dân bao giờ cũng là các đối tượng để các đảng lôi kéo...
  • Đồng thuận xã hội

    17/06/2014Nguyễn Trần BạtCó một thuật ngữ được báo chí và truyền hình sử dụng khá nhiều trong những năm gần đây, nhưng lại đang được hiểu một cách không đầy đủ, đó là đồng thuận. Có thể khẳng định, cho đến nay khái niệm này vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện....
  • Quyết định luận kinh tế

    11/09/2013Nguyễn Trần BạtTrong một thời gian dài trước đây, do quan niệm văn hoá một cách chật hẹp, và còn do chủ nghĩa duy vật thô thiển, người ta vẫn cho rằng văn hoá là một cái gì đó phát sinh từ kinh tế, rằng văn hoá chỉ là kết quả, là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế mà thôi...
  • Xã hội học: Vấn đề nâng cấp và nguyên lý phát triển tri thức

    16/12/2005Lê Ngọc HùngVấn đề hiện nay của sự phát triển tri thức xã hội học không phải là ở chỗ nghiên cứu trên cấp độ này mạnh hơn trên cấp độ kia mà ở chỗ khoảng cách ngày càng dãn sâu giữa hai thái cực – cấp độ "lý thuyết và thực nghiệm”, "cơ bản và ứng dụng”, "đại cương và chuyên ngành". Mối liên hệ giữa “nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu quan sát thực nghiệm "còn rất lỏng lẻo và nhiều khi thiếu chuẩn xác"2. Từ đó nảy sinh nhu cầu nâng cấp trí thức xã hội học ngang tầm đổi mới kinh tế - xã hội đất nước ta trên đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
  • Tổng - tích hợp lý thuyết, một trào lưu mới của tiến trình phát triển xã hội học

    20/10/2005Tô Duy Hợp...Hành vi con người rất phức tạp và nhiều chiều cạnh, và rất khó có khả năng rằng một quan điểm lý thuyết có thể bao trùm tất cả các khía cạnh của nó. Tính đa dạng trong tư duy lý luận cung cấp nguồn ý tưởng phong phú mà chúng ta có thể rút ra trong nghiên cứu, và nó kích thích năng lực sáng tạo là vô cùng cần thiết đối với tiến bộ trong công tác xã hội học...
  • Nghiên cứu con người Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước

    18/10/2005Hồ Sĩ QuýĐặt trong tương quan với những hiểu biết về các đối tượng khác, nhất là, đặt trong tương quan với những nhu cầu của sự phát triển đất nước, của sự phát triển bản thân con người trước thách thức của thế kỷ XXI, thì nhiệm vụ này thực ra là mới mẻ, cấp bách, và nói thật chính xác thì vấn đề con người trong xã hội hiện đại khác khá xa với vấn đề con người mà nhận thức truyền thống đã từng lý giải. Đây là điều cần lưu ý khi tiến hành những nghiên cứu về con người, đặc biệt là nghiên cứu lý luận...
  • Bản sắc văn hoá - tính tương đối của sự đa dạng

    25/08/2005Ngô Tự LậpThế nhưng chúng ta cũng không thể không nói đến niềm hân hoan khi tiếp xúc với những miền đất lạ, những tiếng nói lạ hay những giai điệu xa xôi. Những gì diễn ra trong quan hệ giữa các nền văn hoá vào phút giây gặp gỡ gieo trồng những cảm xúc giống như tình yêu trai gái khi lần đầu ánh mắt giao nhau. Tất cả nói lên điều gì? Bản sắc đóng vai trò như thế nào trong đời sống nhân loại? Và sự đa dạng về bản sắc có cần đạt đến bằng mọi giá hay không?
  • Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào toàn cầu hóa

    19/07/2005Lê ThiĐi vào hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội. Gia đình, tế bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội đang thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa cá nhân và gia đình. Vậy cần giữ gìn, phát huy vai trò gia đình như thế nào trong điều kiện mới?
  • Tiếp cận tính toàn vẹn về con người và thế giới con người

    19/07/2005Đỗ HuyCon người và thế giới con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều nghành khoa học khác nhau, như tâm lý học, xã hội học, lịch sử, văn hoá học…Song, theo chúng tôi, chỉ có triết học và triết học Mácxít chư không phải triết học Cantơ, Hêgen, Phoiơbắc hay những trào lưu triết học sau này như chủ nghĩa Tômát mới, chủ nghĩa hiện sinh mới có cách giải quyết đúng đắn vấn đề này. Làm được điều này, các nhà triết học Mácxít đã dựa trên quan điểm thực tiễn vật chất - tinh thần, trong đó, tâm điểm của nó là lao động của con người.
  • Toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá

    18/07/2005Dương Thuấn, Mai Văn HaiVăn hoá Việt Nam đang có nguy cơ bị văn hoá nước ngoài lấn át và mất dần đi bản sắc dân tộc! Đã có không ít bài viết cảnh báo về vấn đề này và bày tỏ sự quan ngại đó. Thực tế có đáng lo như vậy hay không? Trước tình hình toàn cầu hoá nhanh chóng như hiện nay, hội nhập là tất yếu, không có con đường nào khác nếu muốn phát triển. Để làm sáng tỏ về vấn đề này, chúng tôi muốn nói đến việc toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá.
  • xem toàn bộ