Dân ta cần Đại học đạt chuẩn thế giới

06:45 CH @ Thứ Bảy - 15 Tháng Bảy, 2006

Ai cũng biết chất lượng giáo dục hiện đang là một trong những nguy cơ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững trong tương lai không xa. Đặc biệt là chất lượng giáo dục Đại học và sau Đại học. Hàng chục ngàn sinh viên tốt nghiệp mỗi năm khó tìm được việc làm như ý hoặc không đủ năng lực làm việc trong môi trường hiện đại. Nhiều phụ huynh lo xa và có điều kiện đã tìm mọi cách cho con mình đi du học nước ngoài.

Theo tính toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số ngoại tệ được chuyển ra nước ngoài hàng năm cho mục đích du học tự túc bằng con đường chính thức vào khoảng 120 - 150 triệu USD. Trên thực tế, số tiền chi tiêu cho du học còn lớn hơn rất nhiều. Bởi vì con số trên còn chưa tính đến những chương trình hỗ trợ du học của Chính phủ, các tổ chức kinh tế - xã hội, đoàn thể và cả những khoản chuyển tiền không chính thức... Tuy nhiên, con số 150 triệu USD cũng đã là một con số không nhỏ. Cứ tính bình quân chi phí du học cho mỗi người khoảng 15.000USD/năm, thì mỗi năm hiện có khoảng hơn 10.000 du học sinh Việt Nam đang mò mẫm lần tìm tri thức ở trời Tây. Nhưng có bao nhiêu trong số đó tìm được những nơi tốt nhất cho mục tiêu nâng cao tri thức? Vì những trường đẳng cấp cao thì điều kiện thu nhận rất khắc nghiệt và đều có học bổng. Một thực tế rất đáng buồn là phần lớn các du học sinh tự túc đều không biết rõ hay không muốn biết phần lớn các du học sinh tự túc đều không biết rõ hay không muốn biết trường mà mình theo học có chất tượng và vị trí ra sao trong cộng đồng giáo dục thế giới. Nhiều chuyện dở khóc dở cười của các du học sinh Việt Nam tại Singapore gần đây đã chứng minh điều đó.

Tại sao biết chắc chất lượng không bảo đảm mà vẫn cứ đi?Thực tế chất lượng giáo dục Đại học và sau Đại học ở Việt Nam đã đưa ra sự trái khoáy này.

Việt Nam đang có những trường Đại học với số lượng Giảng viên và Sinh viên cao nhất thế giới nhưng chưa có trường nào được xếp hạng trên danh sách Đại học thế giới. Trong khi các nước xung quanh ta đều đạt được điều đó. Nếu chỉ tính khoảng 10.000 du học sinh bỏ ra 3 - 4 năm để hoàn thành chương trình Đại học thì phải tốn đến hơn nửa tỷ đôla cho một kết quả mà chưa ai dám chắc về chất lượng thì quả là đau xót và uổng phí. Chua xót hơn, một số những người ưu tú nhất có thể sẽ ở lại xứ người vì trở về nước chưa chắc đã tìm được việc làm thích hợp.

Vậy thì tại sao chính chúng ta, vẫn luôn tự hào là một quốc gia có truyền thống hiếu học, thông minh và chịu khó, lại không tự xây dựng cho mình một hệ thống Đại học có chất lượng quốc tế?

Theo các chuyên gia hàng đầu thế giới về giáo dục Đại học, tình trạng đáng buồn của Đại học Việt Nam hiện nay là do hoàn cảnh lịch sử. Lý do trực tiếp nhất bắt rễ từ cơ chế quản lý tập trung và xơ cứng. Các trường không có quyền tự chủ, hầu hết mọi việc chuyên môn đều được áp đặt từ trên xuống. Hệ thống quản lý Đại học, vì vậy không thân thiện với những sáng kiến mới. Trong khi đó, hơn 50% tăng trưởng thu nhập của Mỹ trong thế kỷ XX là do những đóng góp của các phát minh, sáng chế ra đời từ các phòng thí nghiệm, từ giảng đường và từ thư viện của các trường Đại học.

Nhìn vào các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục Đại học thì vấn đề lớn nhất của Việt Nam không phải là tiền, mà ở cách thức tổ chức, quản lý và điều hành. Từ kinh nghiệm của các trường Đại học ưu tú trên thế giới, các chuyên gia giáo dục Đại học cho rằng một mô hình Đại học hiện đại phải đảm bảo các yếu tố cơ bản như sau: có tính độc lập và quyền tự quyết, có không gian học thuật, có chính sách trọng dụng nhân tài ổn định về tài chính và có trách nhiệm giải trình các vấn để của mình một cách minh bạch, công khai... Việt Nam đang khá dồi dào hai cột trụ của nền giáo dục đại.học, đó là nhân tài và tiền. Tuy nhiên, cần phải biết tổ chức để tận dụng hai yếu tố trên một cách hiệu quả. Theo GS Trần Văn Thọ (Đại học Waseda - Nhật Bản), nếu không có một cơ chế độc lập thì không thể xây dựng trường Đại học chất lượng cao. Có thể bỏ ra một số tiền thật lớn để xây một trường Đại học thật to, nhưng rồi đâu cũng hoàn đấy.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • So sánh giáo dục Đại học Việt - Mỹ

    17/12/2017TS. Vũ Quang ViệtBài viết tóm tắt những khác biệt cơ bản giữa giáo dục đào tạo cấp cử nhân (BA) ở Mỹ và ở Việt Nam hiện nay. Những nét cơ bản này dựa vào so sánh chương trình học kinh tế ở VN và chương trình học khoa học cơ bản, xã hội hoặc nhân văn (trong đó có kinh tế, toán, vật lý, hoá học, văn chương, tâm lý học…)
  • "Phải tiến nhanh lên mà thôi"

    13/07/2016Nguyễn Khắc MaiBàn về văn minh nước ta, khuyết điểm còn nhiều nhưng không có gì phải lo, chỉ phải tiến nhanh lên mà thôi...”(1). Đó là câu nói mà 100 năm trước được ghi trong Quốc Dân Độc Bản của các sĩ phu yêu nước tiến bộ thời Đông Kinh Nghĩa Thục.
  • Albert Einstein và Giáo dục

    11/01/2016Nguyễn Ngọc ThuậnAnhxtanh đã phát biểu những tư tưởng của mình về một nền giáo dục căn bản cho xã hội hiện đại. Những tư tưởng đó được đăng rải rác ở nhiều nơi, chủ yếu vào những năm cuối đời và tập trung hơn cả là bài phát biểu của ông tại Albany, NewYork ngày 15/10/1936 nhân kỷ niệm 300 năm giáo dục Hoa Kỳ, rất đáng để chúng ta suy ngẫm và học tập...
  • Nhận diện nền kinh tế tri thức

    10/01/2014Gần đây, kinh tế tri thức được bàn luận sôi nổi khắp nơi. Nhiều người rất hăng hái xem đây là cơ hội nghìn vàng cho đất nước ta nhanh chóng bứt ra khỏi nghèo nàn lạc hậu. Nhưng cũng có ý kiến cảnh báo rằng đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức có thể làm chúng ta xao lãng những vấn đề cấp bách nhất của nền kinh tế đang còn quá thấp kém...
  • Cải cách giáo dục nhìn ra thế giới

    07/09/2013Xã hội thay đổi, mục tiêu của giáo dục cũng phải thay đổi theo. Xây dựng chương trình cải cách giáo dục riêng nhằm đáp ứng các nhu cầu trong nước, nhưng tất cả các quốc gia trên thế giới đều hướng tới mục đích: Dạy - học như thế nào để có hiệu quả nhất. Xin giới thiệu cách dạy học ở một số quốc gia để các bạn có thể so sánh với nội dung cải cách giáo dục ở nước ta...
  • Để hội nhập, phải hiện đại hóa giáo dục

    01/06/2006GS Hoàng Tụy vừa trở về từ Mỹ trong một dự án hợp tác khoa học. Trong bộn bề công việc, ông vẫn dành cả một buổi chiều để cùng PV Đại Đoàn Kết trao đổi về những việc của khoa học và giáo dục...
  • Bài toán xã hội hóa

    03/05/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngXã hội hóa và đổi mới tư duy vẫn là hai thứ khác nhau. Mối quan hệ giữa chúng nhiều khi cũng tế nhị như mối quan hệ giữa bình và rượu...
  • Nhu cầu về tri thức: vấn đề lớn ở Việt Nam

    03/01/2006Biên dịch: Minh Sơn"Nếu là bạn tốt của VN thì phải phê phán VN. Tôi tin có rất ít sự phê bình mang tính xây dựng liên quan tới chính sách và thành tựu kinh tế xã hội của VN, cả ở trong nước lẫn nước ngoài", Trên tinh thần đó, ông Thomas Vallely, Giám đốc chương trình Việt Nam của ĐH Harvard đã "xin trình bày bài phê bình dưới đây" tại phiên thảo luận có nội dung "Giáo dục ĐH Việt Nam: Nguồn lực và cơ hội" trong khuôn khổ hội nghị khoa học của các nghiên cứu sinh VN tại Mỹ...
  • Những con số biết nói

    23/09/2005Nguyễn Xuân HãnĐầu tư tăng chất lượng GD tăng? Số lượng HS-SV năm 1998 là 21,1 triệu em, đầu tư ngân sách nhà nước (NSNN) cho giáo dục là 13,7% tương ứng là 11.754 tỷ đồng (ĐVN), đến 2004 là 22,7 triệu em (tăng 1,6 triệu em), song đầu tư của riêng Nhà nước cho giáo dục đã tăng 17,1% tương ứng là 34.400 tỷ ĐVN (tăng 3 lần)...
  • Thiếu tính chuyên nghiệp

    06/07/2005Cả nước chưa hết xôn xao chuyện huấn luyện viên ngoại sau vụ liểng xiểng Tiger Cup. Người chê, người bênh, người bịt mũi, người giẩu miệng, người nhún vai, người xoa tay dàn hoà. Nhưng mấy ai biết nhìn nhận như sau: dân Brazil là những nghệ sĩ đá bóng tuyệt vời của hành tinh này, nhưng ưu điểm của người cầu thủ không tất yếu biến họ thành thầy dạy nghề bóng đá. Nhìn xa hơn sẽ thấy một ông trọng tài Italia gầy gò, mắt trố, lý lịch trích ngang là chuyên viên tài chính-ngân hàng, sút bóng nhất định không bằng lũ trẻ Brazil và Italia, thế nhưng ông ta là thầy giáo trong làng bóng đá...
  • Những khoảng cách giữa giáo dục VN và thế giới

    09/07/2005Thanh Hà ghiTT - Thông qua việc so sánh các xu thế của giáo dục đại học (GDĐH) trên thế giới với thực trạng GDĐH VN, GS Phạm Phụ đưa ra những nhận dạng có tính chất “chẩn đoán” về các khoảng cách (thua kém hơn) của GDĐH VN so với thế giới.
  • Cải cách giáo dục: Trước thách thức của thế kỷ XXI

    19/04/2005Phạm Khiêm Ích(Edgar Morin) Nhà trường phải giúp cho sinh viên thấm nhuần “một thứ văn hoá về tính phức hợp” (culture de la complexité), tức là nền văn hoá của thế giới ngày mai...
  • Đến 2020: 50% GDP sẽ do kinh tế tri thức tạo ra

    12/02/2004Phương ThanhĐại hội 9 của Đảng xác định đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, 50% GDP do tri thức tạo ra. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang chủ trì Đề án ''Xây dựng khung kinh tế tri thức ở Việt Nam''. Đường tới nền kinh tế tri thức còn dài và nhiều chông gai nhưng là con đường Việt Nam không thể không tiến vào...
  • Thế nào là chuẩn?

    14/12/2003Từ trước đến nay học sinh được dạy theo chuẩn mực nào? Ngành giáo dục đang làm một việc ngược đời là xong chương trình và SGK rồi mới làm chuẩn?
  • Để hội nhập, phải hiện đại hóa giáo dục

    05/12/2003GS Hoàng Tụy vừa trở về từ Mỹ trong một dự án hợp tác khoa học. Trong bộn bề công việc, ông vẫn dành cả một buổi chiều để cùng chúng tôi trao đổi về những việc của khoa học và giáo dục. Ông vào đề trước...
  • Của thời bội thu trái đắng

    02/11/2003Huỳnh Ngọc ChiếnNền giáo dục, nền tảng của mọi nền tảng, mà hơn cả một phần tư thế kỷ vẫn chưa đặt nổi nền tảng cho một bộ sách giáo khoa...
  • Việt Nam cần 'cởi trói' cho các trường đại học

    06/09/2003Mỗi trường có thể chọn sách làm giáo trình cho riêng mình, không nhất thiết phải dùng sách của Bộ Giáo dục. Dù rằng có những trường chọn sách dở, nhưng chính vì vậy mới phân biệt được thành những trường đại học danh tiếng và những trường đại học "vô danh tiểu tốt". ..
  • Chất lượng thấp - Thách thức của giáo dục VN

    04/09/2003“Tôi phải công nhận điểm yếu nhất của hệ thống giáo dục chúng ta hiện nay là chất lượng, hiệu quả còn thấp so với yêu cầu. So với các nước phát triển trong khu vực, chúng ta còn thua kém một khoảng cách khá lớn...” Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển đã phải thừa nhận điều này trong cuộc trao đổi với báo chí nhân dịp khai giảng năm học mới...
  • Các nguồn lực trong thời đại mới.

    14/08/2003GS. Vũ Văn Tảo nguyên là Vụ trưởng- trợ lý Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Trần Hồng Quân. Hiện nay đã nghỉ hưu nhưng Giáo sư vẫn còn rất nhiều nhiệt huyết với công cuộc cải cách giáo dục nước nhà. Giáo sư vẫn đi giảng dạy về cách dạy-cách học và quản lý giáo dục theo lời mời của nhiều trường đại học và các CLB.
  • Làm giáo dục mà sai thì sẽ hỏng cả một thế hệ

    07/08/2003Làm bác sĩ nếu sai thì chỉ gây tử vong một người. Nhưng nếu làm giáo dục mà sai thì sẽ làm hỏng cả một thế hệ...
  • Cuộc chiến giành nhân tài ở thế kỷ 21

    10/02/2003Cuộc cạnh tranh giữa các nước trong thế kỷ 21 sẽ là cạnh tranh của sức mạnh tổng hợp quốc gia, mà thực chất diễn ra trong lĩnh vực khoa học công nghệ cao. Điều then chốt của cuộc cạnh tranh này là cạnh tranh về tố chất dân tộc và trình độ nhân tài. Có ưu thế nhân tài sẽ có thể tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước, đứng vững trong cộng đồng thế giới.
  • xem toàn bộ