Đằng sau những thất bại kinh doanh

02:21 SA @ Thứ Năm - 29 Tháng Mười Hai, 2005

Một thống kê gần đây cho thấy có khoảng 62% các công ty mới khởi sự không thể kéo dài hoạt động của mình sau 8 năm. Tại sao có một số công ty thành công, trong khi một số khác lại thất bại? Mặc dù “mỗi nhà mỗi cảnh” và luôn tồn tại những “vận rủi” khác nhau, nhưng luôn có một số nguyên nhân chung nhất phía sau thất bại của 62% các công ty cũng như phía sau thành công của 38% các công ty còn lại.

Jeff Bezos, chủ tịch kiêm sáng lập viên Amazon từng có bài viết về 5 bài học đơn giản đúc kết từ kinh nghiệm của chính mình trên mục E-tailer nổi tiếng của Amazon.com, trong đó bài học thứ ba là: "Làm việc hiệu quả và khắc phục nhanh chóng những sai lầm cho dù nhỏ nhất". Hơn ai hết, Jeff Bezos hiểu rõ điều ẩn chứa sau những câu chữ này: Ông đã nâng Amazon.com lên thành nhãn hiệu Internet hàng đầu, mặc dù họ đã có những năm làm ăn thua lỗ. Còn ở bên kia đại dương, Steve Case của American o­nline cũng "biết thế nào" là tốc độ và cuộc chạy đua với thời gian. Và vị cử nhân môn khoa học chính trị này đã biến AOL thành hãng Internet đầu tiên có mặt trong danh sách Fortune 500. Vị CEO ấy thường ví việc quản lý AOL trong sự tăng trưởng mạnh của nó chẳng khác nào những nỗ lực điều khiển động cơ trên một chiếc máy bay, mà nếu không cẩn thận có thể rơi ngã bất cứ lúc nào.

Nếu ứng dụng bài học của Jeff Bezos vào sự so sánh của Steve Case, bạn có thể thấy rằng bất cứ thất bại nào dù nhỏ nhất cũng đều có những nguyên nhân sâu xa của nó. Lỗi lầm có thể là một hành động bất cẩn, một sai sót do sự thiếu tập trung hay thậm chí một thái độ coi thường công việc.

Lập kế hoạch không phù hợp

Không ai ngạc nhiên vì đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến, bên cạnh nguyên nhân thiếu vốn kinh doanh hay hoạt động lưu chuyển tiền mặt yếu kém. Sẽ rất quan trọng nếu bạn vạch ra một kế hoạch kinh doanh càng toàn diện và chi tiết bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Việc này có thể mất nhiều thời gian và khi một kế hoạch được chuẩn bị xong thì có thể cần thêm thời gian nhiều tuần hoặc nhiều tháng để hoàn thành. Tuy nhiên, khoảng thời gian đó không bị bỏ phí, mà chính là thời gian để có được những thành công chắc chắn hơn. Ngược lại, nếu bạn không có kế hoạch mà vẫn tiến lên phía trước theo kiểu "nhắm mắt làm bừa", thì có nhiều khả năng bạn sẽ phải kết thúc kế hoạch đó bằng cơn đau tim và hàng chục nghìn USD tan thành mây khói.

Thiếu thực thi

Khi hành động không bám sát kế hoạch đề ra, sai lầm rất dễ xảy ra. Và ngay cả khi kế hoạch đề ra không được thực hiện một cách đầy đủ, sai lầm cũng là chuyện thường thấy. Khi một CEO từ chức hay một CFO thoái vị, mọi người hiểu rằng nguyên nhân bởi vì họ không thực hiện được những kết quả như mong đợi, hay theo ngôn từ của giới phân tích là "ban quản lý không hoàn thành kế hoạch đề ra". Họ bị sa thải khi mắc những sai lầm rõ như ban ngày.

Có lẽ, những sai lầm ít nhiều đều do...trời sinh ra thế(!). Các nhân viên trong công ty có thể phải nắm giữ một trách nhiệm mà không được đào tạo chuyên môn hay hướng dẫn phương pháp thích hợp cho nghiệp vụ này. Điều này cũng giống như khi bạn tình nguyện giúp ai làm một việc gì mà hình dung được công việc đó đòi hỏi những gì ở bạn. Không chỉ có vậy, nhân viên cấp dưới đôi khi còn cố tình gây ấn tượng với cấp trên, để rồi chuốc lấy thất bại bởi họ không biết rằng kết quả mới là nhân tố quyết định. Tệ hơn, họ không tuân theo trình tự công việc, và thế là họ gây ra sai sót ngay từ khi vừa bắt tay vào thực hiện.

Thiếu năng lực và kinh nghiệm quản trị

Nhiều hoạt động kinh doanh được bắt đầu từ một người có rất ít kinh nghiệm về quản trị hoặc chưa qua đào tạo về quản trị, bởi vì tiền thân của hầu hết các nhà kinh doanh là những người tự lập. Một số người nghĩ rằng lĩnh vực quản trị chỉ là ý thức chung (common sense). Nhưng nếu các nhà quản trị không biết đưa ra những quyết định kinh doanh thích hợp, thì họ sẽ không thể đạt được thành công trong tương lai.

Rủi ro kinh doanh, thâm thủng tài chính

Quản lý tài chính là công việc nhận định các rủi ro và chế ngự rủi ro đó. Những sai sót sẽ xảy ra khi những rủi ro trên không được phòng ngừa đầy đủ. Thông thường, sai sót bắt nguồn từ một điểm yếu kém nào đó trong kinh doanh và khi không ai chú ý đến hoặc không ai nói ra, nó sẽ nhanh chóng biến thành một vụ bê bối tài chính, chẳng hạn như một vị CFO không kịp báo trước cho các nhà đầu tư lúc tình hình xấu diễn ra, để rồi hậu quả là CEO của ông ta không thể đạt được mục tiêu của mình.

Ông chủ khá, nhân viên tồi

Một người chủ nhiệt tình, hiểu biết các vấn đề kinh doanh thường vẫn có thể bị hạ bệ hay bị vô hiệu hoá bởi những nhân viên không có kinh nghiệm và không có mục đích lành mạnh. Bởi vậy, công ty cần có những nhân viên tốt, được trả lương xứng đáng và phần nào chia sẻ được những ý tưởng kinh doanh của ông chủ.

Nhưng một khi đã thất bại rồi thì phải làm gì sau đó?

Xem xét nguyên nhân từ chính bản thân

Việc tìm ra nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân bạn là vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ cho bạn biết mình cần sửa đổi những gì. Năm điều dưới đây có thể là những nguyên nhân dẫn đến thất bại:

1. Làm việc cẩu thả: Trong mỗi thất bại, điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là sự phá hoại có chủ đích. Giả sử không có việc này thì thủ phạm chính gây ra sai lầm là tính cẩu thả. Đây là một dấu hiệu cho thấy sự thiếu khả năng của nhân viên, cũng như ảnh hưởng của nó tới toàn thể công ty.

2. Hành động gấp gáp: Thiếu thời gian cũng có thể là một nguyên nhân. Hãy đánh giá tiến trình công viêc và chủ động về mặt thời gian của bạn tốt hơn. Không nên nhận những nhiệm vụ mà bạn không đủ thời gian để hoàn thành.

3. Phán quyết tồi: Càng có nhiều kinh nghiệm, bạn càng có khả năng ra quyết định tốt hơn. Ai cũng có thể mắc sai lầm do những phán đoán kém cỏi, vấn đề là có những người mắc sai lầm nhiều hơn những người khác, cũng vì thế mà có người làm lãnh đạo và có người làm nhân viên.

4. Hiểu sai công việc: Có khi một ban quản lý đầy kinh nghiệm mang đến một bảng hướng dẫn tuyệt vời dành cho... một việc khác. Điều quan trọng là phải biết tập trung vào công việc hiện nay của bạn chứ không phải đưa giải pháp cho những thách thức còn chưa tới.

5. Thiếu thông tin: Quyết định chính là "sản phẩm"sinh ra từ những thông tin đã có. Nếu sai lầm xuất phát từ việc thiếu thông tin thì đó cũng không phải là "ngày tận thế"đối với nhà quản lý, mà chỉ là dấu hiệu cho thấy việc cần thiết phải cập nhập thông tin.

Hãy dũng cảm

Bên cạnh việc xem xét các nguyên nhân khách quan và chủ quan, bản thân bạn cần có những nhân tố cần thiết để không tiếp tục "sa lầy".

1. Biết lắng nghe: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các sai lầm là chúng ta luôn ở tư thế phòng thủ và cần phải bảo vệ quan điểm của mình, thay vì tập trung phân tích và lắng nghe vấn đề khó khăn.

2. Chấp nhận thực tế: Bạn cần phải nhận ra rằng, bạn càng sớm giải quyết những sai lầm, bạn càng đỡ day dứt với "tội lỗi"của mình và trở nên có kinh nghiệm hơn với tư cách là một nhà quản lý.

3. Làm một người có trách nhiệm: Không gì ấn tượng hơn việc ta nhận ra một người có trách nhiệm dù trong hoàn cảnh nào. Bởi vậy nếu bạn biết rằng mình không thể che giấu sai lầm đó thì hãy hít một hơi dài và thừa nhận điều đó.

4. Hãy trung thực với chính mình: Thẩm vấn lại bản thân xem tại sao lại gây ra lỗi lầm. Liệu có thể tin rằng bạn hoàn toàn đúng không, hay đơn giản là bạn quá bảo thủ? Thế thì thật tồi tệ, vì không có điều gì trở nên tốt đẹp khi bạn quá ư bảo thủ. Bạn cần loại bỏ thói quen này càng sớm càng tốt.

5. Luôn giữ tinh thần lạc quan: Người khác thường vẫn hay nhớ sai lầm của bạn, cho dù sai lầm đó có nhỏ nhặt đến đâu đi nữa. Bạn chỉ cần nhớ rằng, điểm khác biệt giữa người thắng và kẻ bại chính là cách phản ứng và lối hành xử sau mỗi sai lầm. Vì thế khi tựa đầu lên gối, hãy hướng suy nghĩ vào tổn thất của chính mình, nhưng hãy êm đềm đi vào giấc ngủ với tâm niệm rằng bạn có thể vượt qua mọi khó khăn.

Và dũng cảm hơn nữa

Lúc này là thời điểm bạn cần hành động đề giải thoát mình khỏi sai lầm. Không có nghĩa bạn là kẻ ngu ngốc chỉ vì bạn trót phạm phải một sai lầm. Ai cũng có thể sai lầm, thậm chí ngay cả những vận động viên xuất sắc nhất hay những doanh nhân nhạy bén nhất. Chủ yếu là bạn phải nhớ rằng bay càng cao càng nguy hiểm, nhưng không bay thì cũng chẳng có lối thoát nào. Bạn cần làm sao để nhận được sự đồng thuận từ phía các nhân viên trong kế hoạch hành động nhằm khắc phục sai lầm. Hãy trình bày với mọi người khi bạn muốn sửa chữa sai lầm. Nhớ rằng đôi khi bạn phải nhờ ai đó dọn dẹp hộ cái mớ hỗn độn- hậu quả của sai lầm do bạn gây ra. Vì vậy, nếu bạn có cơ hội tự sửa chữa những sai lầm và giữ gìn thể diện, hãy bảo đảm rằng bạn sẽ không phạm phải một sai lầm tương tự.

Tóm lại, tất cả chúng ta đều có thể mắc sai lầm trong kinh doanh. Thật đấy, tất cả chúng ta đều mắc sai lầm. Cũng như trong một trận bóng chày, một số cầu thủ cố chạm đến điểm đầu tiên trong 4 điểm phải được chạm bóng để giữ lượt của mình, còn những người khác làm rào chắn. Dù chơi ở vị trí nào thì bạn cũng có khả năng mắc sai lầm. Nếu vai trò của bạn là làm hàng rào, rất có thể quả bóng của bạn sẽ bị văng ra làm vỡ kính một chiếc xe hơi đậu bên ngoài. Trong mọi trường hợp, hãy nhận trách nhiệm, bồi thường thiệt hại và mỉm cười tạm biệt lỗi lầm.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Muốn tồn tại thì phải học, và học để sống tốt hơn

    07/08/2018Tiến sỹ Nguyễn Hữu LamTổ chức được xem là một "cơ thể sống" thường xuyên phải hoàn thiện. Do vậy, tổ chức phải tạo ra những cơ hội để mọi thành viên liên tục học tập, chia sẻ kiến thức tích lũy được để giải quyết vấn đề cụ thể của tổ chức.
  • Thất bại là mẹ - vậy ai là cha?

    20/07/2014Tạ TúcThất bại là mẹ thành công - vậy ai là cha? Câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn này được nêu ra dựa trên quan điểm âm dương: một người đàn bà sẽ không thể làm mẹ nếu thiếu người phối ngẫu...
  • 7 căn bệnh lớn về quản trị doanh nghiệp Việt Nam

    22/11/2005Hoàng LộcNgày 13/11, Hội Marketing Việt Nam (VMA) đã tổ chức buổi thuyết trình và giao lưu với các doanh nghiệp phía Nam với chủ đề “Chẩn bệnh quản trị doanh nghiệp Việt Nam”...
  • Doanh nghiệp nhỏ làm gì khi thành công đến nhanh?

    25/09/2005Một doanh nghiệp nhỏ thiếu vốn, nhân lực mỏng cùng cơ sở vật chất nghèo nàn sẽ dễ dàng lâm vào cảnh “loay hoay như gà mắc tóc” khi phải đáp ứng những đơn hàng lớn đổ về vì một dòng sản phẩm của họ bỗng nhiên được đặc biệt ưa chuộng. Làm thế nào để vượt qua tình cảnh này đây?
  • Tư tưởng doanh nhân trong suy nghĩ và hành động

    24/10/2005Phạm T. Minh ĐứcSự thành bại của một doanh nghiệp mới thành lập bị chi phối bởi nhiều yếu tố, nhưng quan trọng bậc nhất là tài năng và cách cư xử của người lãnh đạo và tất cả những nhân viên trong doanh nghiệp đó. ...
  • Chiến thắng chỉ đến với người "Biết mình, biết ta..."

    19/07/2005Đối với những người làm kinh tế, khi phải đối mặt trước những đòn tấn công mạnh mẽ của đối thủ tốt nhất các nhà doanh nghiệp nên học cách im lặng và ngồi quan sát sự việc theo hướng: "Lấy kẻ nghỉ ngơi đánh người mệt mỏi", đến lúc xem chừng thế lực của đối phương đã cùng kiệt, mới ra tay phản kích, chiếm lĩnh thị trường...
  • 3 điểm trọng tâm trong kinh doanh

    07/07/2005Gia AnHằng ngày, có biết bao doanh nghiệp mất đi và cũng có vô số doanh nghiệp mới được thành lập. Khi đã trở thành chủ doanh nghiệp, bạn phải thông suốt mọi thứ đã xảy ra, điều đang hiện hữu và cái gì đến trong tương lai. Người ta gọi đây là cách để hướng đến sự phát triển bền vững...
  • Tránh sai lầm trong quy hoạch tài chính

    02/07/2005Doanh nghiệp thường mong muốn lập được kế hoạch kinh doanh phù hợp với năng lực tài chính của mình. Các nhà chuyên môn chỉ ra 4 sai lầm và cách phòng ngừa nhằm tránh nguy cơ đổ vỡ về tài chính cho doanh nghiệp.
  • DN tư nhân và những vấn đề thường gặp

    28/01/2004Ông Ngô Xuân Bình là cán bộ đầu tư cao cấp của Mekong Capital - Công ty quản lý Quỹ DN Mekong với số vốn là 18,5 triệu USD, chuyên đầu tư vào những DN tư nhân ở Việt Nam. Với cương vị này, ông có trách nhiệm đánh giá các cơ hội đầu tư cũng như cung cấp tư vấn hỗ trợ cho những DN mà Quỹ DN Mekong đã đầu tư. Phóng viên TBKTVN đã có cuộc tiếp xúc với ông Bình và ghi lại sau đây nhận xét của ông về một số vấn đề phổ biến trong hoạt động của các DN tư nhân trong nước...
  • Kinh doanh chỉ có một mục đích: phát triển và giữ được khách hàng

    28/01/2004Không có một công thức cụ thể nào cho thành công cả nhưng có một số cách thức mà bạn có thể thực hiện giúp cho việc kinh doanh tiến triển và phát đạt. Theo Micheal Reagan, một trong những cách thức đó là vận dụng logic và khoa học dự án và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Ông luôn vững tin mình có đủ chuyên môn và các kỹ năng cần thiết để quản lý và điều hành công việc kinh doanh mà mình đã chọn. ..
  • Mâu thuẫn trong doanh nghiệp: Làm sao giải quyết?

    27/01/2004Một thống kê của các nhà nghiên cứu Mỹ cho thấy, một nhà quản lý trung bình dùng 21% thời gian trong tuần để giải quyết các mâu thuẫn và xung đột trong doanh nghiệp. Như vậy, giải quyết xung đột và mâu thuẫn sao cho ổn thỏa là một công việc mà nhà quản lý cần chú tâm để thúc đẩy doanh nghiệp làm việc tốt hơn.

    Người ta nhận thấy rằng mâu thuẫn là điều không thể tránh được. Sự tiềm ẩn xung đột được tìm thấy ở mọi nơi. Xung đột cũng như mâu thuẫn trong một tổ chức có thể xảy ra ở nhiều cấp độ từ nhỏ tới lớn...
  • 9 lý do khiến doanh nghiệp thất bại!

    27/01/2004Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt và khốc liệt. Để gặt hái được thành công trong kinh doanh không phải là chuyện một sớm một chiều. Một doanh nghiệp đứng vững và lớn mạnh ngày hôm nay, không thể tránh khỏi những thất bại thảm hại ngày mai. Điều cần thiết lúc này là phải tìm ra nguyên nhân chính của vấn đề và từng bước giải quyết chúng. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới những thất bại của doanh nghiệp...
  • 9 lý do khiến doanh nghiệp thất bại!

    13/01/2004Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt và khốc liệt. Để gặt hái được thành công trong kinh doanh không phải là chuyện một sớm một chiều. Một doanh nghiệp đứng vững và lớn mạnh ngày hôm nay, không thể tránh khỏi những thất bại thảm hại ngày mai. Điều cần thiết lúc này là phải tìm ra nguyên nhân chính của vấn đề và từng bước giải quyết chúng. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới những thất bại của doanh nghiệp...
  • Thất bại của kinh doanh mù quáng

    13/01/2004Một loại sản phẩm đồ điện được ca ngợi hết lời tại Mỹ đã vấp phải thất bại cay đắng tại thị trường Nhật bản. Việc xây dựng những khách sạn hạng sang tại nước ngoài nhằm đón đầu làn sóng du lịch của các nhà kinh doanh du lịch đã thất bại thảm hại do thua lỗ. Đó chỉ là 2 ví dụ của việc kinh doanh mù quáng, không tính toán kỹ lưỡng trên thương trường...
  • Những sai lầm phổ biến khi khởi nghiệp

    30/10/2003Đối với hầu hết mọi người, khởi nghiệp là khoảng thời gian đầy lý thú mà trong suốt quá trình đó họ được cổ vũ bởi viễn cảnh thành công và niềm vui được đương đầu với những thách thức mới. Tuy nhiên, đây cũng là thời gian dễ mắc nhiều sai lầm nhất...
  • xem toàn bộ