Dạy con hồn nhiên trong thế giới cạnh tranh

09:47 SA @ Thứ Sáu - 29 Tháng Năm, 2009

Cho dù trong lĩnh vực thể thao, học hành hay chỉ là quần áo đi chơi, ngày nay trẻ em bị thúc ép rất mạnh trong một bầu không khí tranh đua. Vấn đề là làm sao cha mẹ có thể dạy con cái cuộc sống hằng ngày không phải là “một cuộc đua xe khổng lồ”.

Những bài học đạo đức cho con

Xã hội Mỹ là xã hội tràn đầy tính chất cạnh tranh, với đầu óc khai phá và độc lập của tiền nhân thời đi lập quốc, nhưng Michele Borba, tác giả của quyển 12 Simple Secrets Real Moms Know nhận định: “Trẻ con được bảo phải chiến thắng bằng mọi giá, trong thể thao, trong học hành và cả ngoài xã hội”.

Borba còn cho là “tranh đua lại có tính cách nguy hiểm” cho trẻ con. Cha mẹ vì thế được khuyên phải cẩn thận để giữ cho tính hồn nhiên của con cái được trọn vẹn. Thí dụ như khi học bơi, cha mẹ không được nói “con phải thắng hết tụi nó như Michael Phels”, mà chỉ làm sao cho con hiểu khía cạnh tốt đẹp của môn thể thao này. Khi con gái 14 tuổi học môn đại số, không nên thúc ép con phải đạt 100 điểm tuyệt đối khi đi thi mà làm sao cho con luôn yêu thích môn toán học, chứ không phải là thần đồng toán rồi bỏ dở nửa chừng vì hết hứng thú!

Dạy con tinh thần không ăn gian là tuyệt đối quan trọng. Cứ nói “Trong gia đình này không có thứ ăn gian trong học hành, con nhớ lấy!” Báo chí Mỹ đã báo động về tỉ lệ ăn gian khi đi thi ở trung học và đại học. Dạy con từ nhỏ bài học đạo đức này và phải giữ làm nguyên tắc hành động khi trưởng thành. Hãy chỉ cho con biết thế nào là “role model” trong tinh thần mã thượng, nhất là trong lúc chơi thể thao. Không bao giờ lợi dụng đối phương bị tai nạn để giành phần thắng cho mình. Có nhiều bộ phim hay về lĩnh vực này, bạn nên xem chung với con và quan sát phản ứng của nó.

Để trẻ không ám ảnh bề ngoài

Cần hỏi những câu hỏi đúng. Khi con đi học về, đừng hỏi ngay số điểm mà hỏi con đã học được gì trong nhà trường, khi xem một trận đá bóng, đừng hỏi ai thắng mà hỏi trận đấu có hấp dẫn không.

Khi bạn cho con thấy bạn đã “ganh tị với ông hàng xóm” chỉ vì người này mới sắm xe mới, vô tình bạn đã dạy con nhận xét người khác trên đồ vật họ có. Đừng bao giờ dạy con “tích trữ thành tích, thu đoạt kết quả cao”, dù trong học hành hay lúc đi chơi với bạn. Khi con đòi mua một món đồ chơi điện tử mới nhất, bạn phải chắc chắn là việc này không phải để nó đem khoe và “lòe” chúng bạn. Tốt nhất là mua món đồ mà con ao ước bằng chính tiền để dành của nó, để nó hiểu giá trị của sự cực khổ khi mua món cần dùng. Theo tiến sĩ Jane Shure, một chuyên gia về tâm lý của thanh thiếu niên thì “trẻ mới dậy thì sẽ bị ám ảnh bởi chuyện bề ngoài và xã hội Mỹ còn làm các em chới với thêm vì chủ nghĩa “thắng mới là tất cả” (winner-take-all mentality), cho nên sự can thiệp của cha mẹ là cần thiết để giảm lại tác động tai hại này.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?

    09/07/2005Phan ĐăngTrong độ tuổi tiểu học, nhu cầu đọc của trẻ em là rất lớn. Văn hóa đọc, vì thế ảnh hưởng sâu đậm tới quá trình “nhận biết thế giới” và hình thành nhân cách của trẻ.
  • Để trẻ em “điếc” với sách là tội ác!

    01/06/2020Nhà văn Nguyên NgọcCần vận động khôi phục, xây dựng các tủ sách gia đình, chống lại kiểu văn hóa trọc phú, nhà giàu nào cũng có một tủ rượu rất sang mà tuyệt đối không có tủ sách, đem khoe với mọi người bao giờ cũng là khoe tủ rượu chứ không hề khoe tủ sách...
  • Giáo dục gia đình - những thách đố mới

    13/03/2017Nguyễn KiênKhông thể có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và vững bền nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Bởi vì gia đình là thể chế đầu tiên quan trọng nhất in dấu lên nhân cách đang hình thành vào lứa tuổi còn non dại, khi trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó...
  • Thiếu nhi đọc sách - cần có sự hướng dẫn khoa học

    04/03/2014Tương lai đất nước ở trong tay thế hệ đang lớn lên. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Thế hệ đang lớn lên sẽ ra sao tuỳ thuộc phần lớn vào công tác giáo dục. Những phẩm chất gì xã hội muốn đòi hỏi ở người lớn sau này thì hiện tại chúng ta phải giáo dục cho trẻ em. Đối với giáo dục trẻ em, sách báo luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bà Krupskaia đã nhấn mạnh: “Sách thiếu nhi là yếu tố quan trọng bậc nhất”. Cũng giống như trong học tập hay vui chơi, trẻ em đọc sách cần phải có sự hướng dẫn.
  • “Emile, hay vấn đề giáo dục”

    22/08/2013Dương Thị Ngọc DungEmile, hay vấn đề giáo dục chính là "tuyên ngôn giải phóng tuổi trẻ " với lý luận đòi tự do cho con người cá nhân ở lứa tuổi thiếu niên. Xuyên suốt năm quyển - tương ứng với năm giai đoạn phát triển khác nhau của thời kỳ niên thiếu, từ lúc mới sinh ra cho đến khi trở thành một công dân trong xã hội - tư tưởng của Rousseau đều nhằm vào một mục đích duy nhất là tạo ra mẫu người công dân tự do cho một xã hội dân chủ lý tưởng...
  • Giáo dục Mỹ với những trẻ em có tài

    27/05/2013Đan Thi (Tổng hợp)Thomas L. Friedman, người khởi xướng một lý thuyết hay được nhắc đến là lý thuyết “Thế giới phẳng”luôn cho rằng, dù cuộc chiến bất tận với bọn khủng bố có nặng nề đến mấy, thì mối e ngại thực sự cho nước Mỹ vẫn không phải là những người Hồi giáo rậm râu, mà là “những thanh thiếu niên chưa có một cọng râu” từ các nước thuộc thế giới thứ ba....
  • Một nền giáo dục thời bình

    28/05/2009Phạm Đình ViễnLàm thế nào để con em chúng ta, thế hệ tương lai của đất nước, có được những phẩm chất của một nhân cách lớn? Câu hỏi này quá tham vọng, nhưng nó đáng để chúng ta suy nghĩ. Hẳn chúng ta mong muốn những cá thể của thế hệ tương lai có một đời sống tinh thần phong phú và lành mạnh, giàu lòng nhân ái, có tinh thần khách quan và độ lượng, và tự tin ở các phẩm chất của cá nhân mình. Vậy thì đó cũng chính là những yêu cầu trong đơn đặt hàng của chúng ta cho nền giáo dục đương thời.
  • Giáo dục Việt Nam khoác gánh nặng lên vai trẻ thơ

    06/12/2008Hoàng LanCách đây không lâu báo chí đưa một cuộc khảo sát ngẫu nhiên những chiếc cặp sách của học sinh do bộ GH – ĐT tiến hành ở ba trường tiểu học tại Hà Nội. Chiếc cặp nặng nhất là của một học sinh lớp 4 ( 4,8kg). Trong khi đó , quy định của sở GD – ĐT Hà Nội là 2,7 – 3 kg. Chiếc cặp sách không chỉ là một vật vô tri vô giác nữa . Nó đã trở thành câu chuyện của cả một nền giáo dục.
  • Trẻ em đã được nuôi dưỡng như thế nào?

    17/06/2008Kim QuyênTrẻ em chúng ta ngày nay được nuôi dạy về vật chất và tinh thần đầy đủ tiện nghi hơn lớp trẻ ngày xưa rất nhiều. Chúng ăn uống có nhiều dinh dưỡng và ngày ngày tiếp thu những chương trình giảng dạy cách tân nơi nhà trường, tiếp cận những phương tiện giải trí hiện đại mà trẻ em ngày xưa có nằm mơ cũng không thấy...
  • Việc nuôi dưỡng trẻ em

    30/11/2006Giúp chúng hiểu biết và kiểm soát những hoạt động của lứa tuổi vị thành niên còn ngu dốt của chúng, cho đến khi lý trí thế chỗ nó và giải thoát chúng khỏi rắc rối đó, chính là điều bọn trẻ muốn, và các bậc bố mẹ hướng tới… [Đứa trẻ] không hiểu chính nó để hướng dẫn ý chí của nó… Nó hiểu cho nó thì nó cũng phải quyết định cho nó; nó phải ra lệnh cho ý chí nó và điều chỉnh những hành động của nó, nhưng khi nó đến giai đoạn mà cha nó trở thành một người tự do, thì đứa con đó cũng trở thành một người tự do ...
  • Vai trò lịch sử của gia đình

    08/03/2006Trong các thời đại và nơi chốn khác nhau thì gia đình conngười rất khác nhau về tổ chức, điều hành, và vai trò xã hội của nó. Nhưng luôn luôn và ở đâu nó cũng thực hiện một chức năng cơ bản – sinh sản và nuôi dưỡng bọn trẻ. Đây là mục đích và nền tảng tự nhiên của gia đình...
  • Tại sao người Mỹ thích dạy con học tại nhà?

    04/12/2003Ngày càng có nhiều gia đình Mỹ dạy con học ở nhà do chán ngán hệ thống giáo dục công và chi phí trường tư quá cao...
  • Trẻ em nói về học tập: ''Chúng con mệt lắm rồi!''

    04/11/2003Vừa qua, tại diễn đàn dành cho trẻ em do Ủy ban Dân số-Gia đình-Trẻ em quận 4 tổ chức, các em đã lên tiếng về những bức xúc của mình xung quanh vấn đề học tập. Xin hãy lắng nghe và suy nghĩ.
  • Học sinh trung học muốn gì: “Hãy lắng nghe chúng em”

    20/08/2003“Đau lòng lắm khi nhìn những hiện tượng dạy và học đó” - một cô bé học sinh Quảng Ninh đã phát biểu như vậy. Hãy lắng nghe các em nói và nhìn lại trách nhiệm của người lớn – đó là nội dung chính của diễn đàn “Chúng em nói về giáo dục” được tổ chức từ 18 đến 20-8 tại Hà Nội với sự tham gia của 160 em từ 10 - 17 tuổi đến từ 11 tỉnh thành. Đây là một cơ hội hiếm có để các em nói về những suy nghĩ của chính mình...
  • 19 cái tát vì điểm 6

    19/04/2003Lưu Quang19.4.2003 - Một bé trai học lớp 3 ở HN vừa phải chịu hình phạt nhận 10 cái tát. Đến cái tát thứ mười thì trượt khỏi má, vì vậy hình phạt được cô giáo chủ nhiệm thực hiện lại từ đầu, tổng cộng là 19 cái tát...
  • xem toàn bộ