Diễn đàn: Ta là ai!
Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây có một cuộc khảo sát về tính cách của người Mỹ: Người Mỹ luôn được coi là kiêu ngạo, thiếu nhạy cảm, quá thực dụng và không hiểu biết gì về các giá trị địa phương. "Bằng cách nào đó chúng la phải thay đổi hình ảnh đó để thế giới thấy rằng người Mỹ không hề xấu xí"- ông
Tự nhận và tự vấn những tật xấu của bản thân không còn là điều xa lạ, đặc biệt là với những nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, và hàng loạt các cuốn sách như "Người Trung Hoa xấu xí" "Người Mỹ tự trào", "Những tật xấu của người Nga"… Đó chính là một cách để con người tự vươn lên: Còn ở nước ta thì sao? Chúng ta có những ưu điểm nổi bật gì, những tật xấu gì? Đã khi nào dám khám phá mình, nhìn thẳng vào đó để tu dưỡng? Câu trả lời chưa có hồi kết này rất tình cờ lại trở thành tâm điểm bàn luận của một số khách mời và bạn đọc xa gần của Tạp chí
Nhà báo Trường Giang
Theo tôi, để đánh giá những cái tốt và tật xấu của người việt Nam, chúng ta nên nhìn thẳng vào tầng lớp trí thức Việt Nam, những người đang là trụ cột của quốc gia, đang góp phân tích cực cải thiện hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè Quốc tế.Yêu nước, lao động cần cù, thông minh là những ưu điểm nổi bật của người Việt, nhưng bên cạnh đó, tính hẹp hòi, cố chấp đố kị, hám danh và bảo thú cũng là một số tật cần khắc phục chăng? Về đức tính dũng cảm hy sinh thì trong chiến tranh, biểu hiện rất rõ, còn trong hòa bình xây dựng, trong đấu tranh tư tưởng thì tôi cảm thấy ta còn nhút nhát thiếu cương trực.
GS Văn Như Cương
Đúng, tầng lớp tri thức là bộ phận tiên tiến đại diện cho trí tuệ của dân tộc, cứ nhìn vào đó là chúng ta sẽ thấy tương đối toàn diện tính cách của người Việt
Con cháu chúng ta bây giờ học xong THPT là nhất định phải vào được Đại học, học xong nhất định phải làm cán bộ...trong khi đó thì còn rất nhiều sự lựa chọn khác đúng đắn hơn. Tại sao cứ đào tạo ra một lô những ông “thầy" dốt để không thể nào tìm được một anh "thợ” giỏi. Ta có hiếu học nhưng một phần là do hiếu danh "hão". Hiếu học cũng chỉ ở một bộ phận nào thôi.
Nhạc sĩ
Phải công nhận người phương Tây họ rất chịu khó nói, thích nói và luôn luôn muốn được thể hiện mình. Họ coi trọng học cách nói, học văn hoá ứng xử một cách bài bản, vì vậy ta luôn thấy họ vừa cương quyết trong công việc nhưng cũng rất gần gũi trong cuộc sống. Trí thức ta giữ gìnquá, có thể nói là can đảm. Điều đó là một hạn chế lớn.
Có cần cù lao động thật nhưng chưa nổi bật hẳn, cứ nhìn người bạn lớn ngay cạnh chúng ta thôi. Nhật Bản đâu có nhiều tài nguyên khoáng sản, đâu có "rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu" nhưng họ vẫn giàu hơn ta, tiến tiến hơn ta. Họ chăm chi, dám nghĩ dám làm, còn chúng ta chưa đạt được điều đó. Nói thông minh cũng đúng nhưng không đạt mức cao như dân tộc Do Thái. Trí thức Việt
Nhà báo
Chúng ta yêu nước, chúng ta thông minh và đoàn kết, nhưng nó không thể hiện một cách bề nổi như trước nữa. Những yếu tố đó vẫn là thế mạnh nhưng nó được biểu hiện dưới những dạng khác nhau. Tôi yêu nước và tôi phải biết làm giàu cho mình và cho đất nước, như thế mới là yêu nước....Trong thời đại này, những khái niệm đó đều phải hiểu
Nguyễn Đức Quyền
26 tuổi - Bộ Y tế
Tôi rất đồng tình với ý kiến của Giáo sư Văn Như Cương. Thực tế là tại một số cơ quan, đặc biệt là cơ quan Nhà nước, đa số nhân viên không dám bày tỏ suy nghĩ, chính kiến của mình trước lãnh đạo. Đó chính là một bất lợi lớn, cho cá bán thân cá nhân đó và cá cơ quan. Có thể nó làm giảm khả năng sáng tạo của mỗi người trong công việc và điều này ảnh hưởng đến hiệu quả chung của cả tập thể. Khi hiện tượng này còn tiếp diễn tức là sự trì trệ, bảo thủ vẫn còn tồn tại và nếu không có một giải pháp tối ưu thì chúng ta sẽ càng ngày càng bị thụt lùi.
Trần Anh Phúc
30 tuổi - HDV du lịch Công ty Bofflotours Việt
Có cơ hội được tiếp xúc với nhiều người nước ngoài, tôi hiểu rằng chúng ta còn phải học hỏi họ rất nhiều. Điều đầu tiên và rất quan trọng là khả năng nắm bắt thông tin và một thái độ tự chủ trong tất cả mọi việc, không ngại khổ và sẵn sàng chịu thất bại để khám phá ra những điều thú vị. Nếu người Việt
Ông Phan Trường Giang
Cán bộ hưu trí- Ân Thi - Hưng Yên
Giới trí thức bây giờ nắm bắt cái mới rất nhanh, lại có cơ hội tiếp cận giá trị văn hóa mới, nhưng vấn đề ờ đây là cái mới quá đôi khi lấn át cái cũ, làm ánh hưởng đến giá trị truyền thống của dân tộc. Tôi không quá khắt khe trước những việc làm của lớp trẻ, nhưng tất cả đều có giới hạn. Như Internet chẳng hạn, những tiện ích của nó ai cũng biết, nhưng tiếp cận vào mặt trái của Internet nhanh nhất vẫn là giờ trẻ rồi những tệ nạn xã hội, vũ trường, nhà hàng, karaoke...làm băng hoại đời sống của lớp trẻ và dẫn đến thế hệ con cháu chúng ta sau này sẽ ra sao? Vậy đâu là bản lĩnh thanh niên bây giờ, tìm ra một khẩu hiệu mới làm động lực phấn đấu?
Lê Thị Hương Giang
Sinh viên năm thứ nhất - Đại Học Quốc Gia TP.
Là một người trẻ, em hiểu rằng mình đang ở vị trí nào và mình phải làm những gì. Thế hệ trẻ bọn em bây giờ có nhiều cơ hội được giao lưu, tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin nênkhả năng nắm bắt xu hướng của thế giới ngày càng cao. Đó là một lợi thế so vớithế hệ trước. Song, điểm yếu nhất của các bạn trẻ như em chính là khả năng giao tiếp và hoạt động cộng đồng, còn sợ sệt trước đám đông và kémkhả năng tự tiếp thị hình ảnh của mình,chính vì thế mà nhiều lúc làm mất đi nhiều cơ hội quý giá. Tiếp thị hình ảnh bản thân cũng là một cách thẻ hiện cá tính rất rõ, nhiều lúc muốn khẳng định, làm một việc gì đó thì lại bị coi là "vênh", "sĩ”, trong một cộng đồng như vậy thì cá nhân đó rất dễ bị cô lập. Nhưng bản thân em cũng tin rằng điều này sẽ phải được khắc phục nhanh chóng để chúng ta nhanh chóng bắt kịp với thế giới.
Vậy là chúng ta, tất cả mọi tầng lớp địa vị trong xã hội đều nhận rất rõ chúng ta đang ở đâu và thừa, thiếu cái gì? Chúng ta vẫn đang đi tìm một hình ảnh thật hoàn hảo cho con người Việt
Nguyễn Phương Hà
Sinh năm 1982 - Nghệ sĩ Guitar, Chủ nhiệm
Người trẻ, thế hệ trí thức trẻ đang thiếu cơ bản kỹ năng sống, cuộc sống tốt nhất. Kỹ năng sống chính là khả năng biểu cảm, cách thức lựa chọn lối sống cho phù họp với từng cá nhân trong một cộng đồng xã hội. Đâu là yếu tố lành mạnh và đâu là yếu tố cần loại bỏ, cái gì có tính chất chuyên sâu và những gì chỉ là bề nổi. Kỹ năng sống không chỉ đơn thuần là được giáo dục trong nhà trưởng mà cái quan trọng hơn đó là môi trướng gia đình, mối quan hệ xã hội cách hành xử giữa bạn bê đồng nghiệp. Xây dựng một kỹ năng để sống đẹp, sống đúng vẫn còn bị bỏ ngỏ, chưa có tính định hướng rõ rệt. Rõ ràng thiếu những thứ đó, người trẻ dần tự hạn khả năng chế mình.
Sinh năm 1984 - Học viên cao học Trường ĐH Sư phạm
Chăm chỉ, cần cù, thông minh vẫn là những mạnh từ muôn đời của người Việt
Sinh năm 1980 - Hướng dẫn viên du lịch
Một số người trẻ đang tiêu xài thời gian quá nhiều cho các hoạt động vui chơi, giải trí. Không chỉ giới hạn là giải trí đơn thuần mà còn phát triển thành là xu hướng, trào lưu, nó tiến dần tới sự hưởng thụ và quên đi rất nhanh việc phải cống hiến cho xã hội. Nào là game online, nghe nhạc số,chát, ví dụ đơngiản nhất là cuộc sống của đa phần sinh viên sau giảng đường chỉ đơn giản một điều là ngủ.... tất cả tạo thành một sức hút, theo hướng tiêu cực là phần nhiều. Nhìn ra thế giới, đối với một số nước phát triển, "trước khi nói anh là ai thì hãy cho tôi biết anh đã đi bao nhiêu nước". Đánh giá cao nhất vốn tri thức của các cá nhân là qua vốn hiểu biết xã hội, khả năng tự khẳng định bản thân trong môi trường xã hội có tính thử thách.
Sinh năm 1983 - Công ty vận tải quốc tế Hải Vân
Bản thân Hà lại cho rằng, nhiều bạn trẻ Việt cực kỳ thiếu các kiến thức xã hội, có thể trong lĩnh vực chuyên môn, bạn là một chuyên gia. Nhưng khi đặt bạn trong một môi trường xã hội tổng hoà thì lại như một đứa trẻ lên ba. Ngây ngô trước thời cuộc và không chịu update thông tin thường xuyên khiến chính chúng tạ bị thụt lùi, sa lầy ngay trên sân nhà, giống như là người Việt Nam không hiểu lịch sử Việt Nam bằng lịch sử Trung Quốc, liệu có phải chúng ta đang yếu ở khả năng tự hoàn thiện bản thân? Tại sao thay vì chờ cho mọi chuyện xảy đến, chúng ta không tự đứng dậy và nắm bắt những điều mới.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường