Đọc lại báo cáo “Phát triển con người 2005”

09:44 SA @ Thứ Hai - 03 Tháng Mười, 2005

Bản báo cáo “Phát triển con người 2005” cần được đọc bằng cái nhìn cầu tiến vì ấm no hạnh phúc hơn nữa cho người dân. Còn bao nhiêu vấn nạn chưa giải quyết xong?

Trước hết, “Phát triển con người” cần được hiểu như là hướng đến “một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh đo bằng tuổi thọ - có kiến thức đo bằng tỉ lệ biết chữ, học tiểu, trung, đại học - có mức sống đo bằng sản lượng tính theo sức mua”. Bài này đề cập đến điểm thứ nhất: sống dài lâu và khỏe mạnh.

Bảng 3 của bản báo cáo cho biết có 9,4% dân số, tức 8 triệu người, không kỳ vọng sống đến 40 tuổi cho dù tuổi thọ hi vọng nói chung đã lên đến 70,5 tuổi (bảng 1). Có liên quan gì đến tỉ lệ 33% trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, đến 21,2% dân số trong nhóm nghèo, đến tỉ lệ 27% dân số không có nguồn nước sạch (bảng 3)? Ăn sống uống sít, đắp đổi qua ngày, suy dinh dưỡng vẫn còn là số phận của 33,1% trẻ em VN và của 18,5% dân số VN (bảng 1.4, báo cáo của ADB). 15 triệu/83 triệu người hiện “không có bữa ăn hằng ngày dùng đủ”.

Báo cáo giải thích là do “cái vòng luẩn quẩn sau: Nghèo do thu nhập liên quan chặt chẽ với thiếu ăn. Thiếu ăn làm giảm hệ miễn nhiễm đề kháng của cơ thể, gia tăng nguy cơ bệnh tật, điều này lại làm gia tăng tình trạng thiếu ăn. Trẻ em thiếu cân, cho dù tương đối, dễ chết hơn trẻ em dinh dưỡng đầy đủ gấp bốn lần. Không có nước sạch và các điều kiện vệ sinh cải thiện cũng làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Các bệnh tật lan truyền qua nước uống hay chất thải của người là nguyên nhân đứng thứ nhì gây tử vong cho trẻ em trên thế giới” (báo cáo 2005, tr. 24).

Một ví dụ “vắn số” cụ thể. Theo tổ chức UNFPA (Quĩ dân số LHQ), tỉ lệ tử vong sản phụ ở nông thôn Việt Nam cao gần gấp đôi so với ở thành thị. Tỉ lệ tử vong sản phụ ở miền núi và trung du cao gấp ba ở đồng bằng. Các lý do dẫn đến tử vong sản phụ là: 1/ do một số bà mẹ chậm tìm đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc thiếu hiểu biết về thai nghén và sinh đẻ; 2/ chậm trễ trong vận chuyển sản phụ đến cơ sở y tế (41,3%); 3/ chậm trễ trong điều trị thiết yếu (40%). Hai lý do sau liên quan đến mạng lưới y tế và hiệu quả của nó.

Thành tựu xóa đói giảm nghèo của VN được nhắc đến không ít lần, song cũng có những khuyến cáo như: “Thách thức cho Việt Nam là duy trì tiến bộ này sao cho đến được một số khu vực và nhóm dân số còn ở bên lề nhất” (tr.47). Hay như “để thay đổi bức tranh đáng buồn này cần có những chính sách nhằm vào những bất bình đẳng sâu sắc giữa người giàu và người nghèo, giữa các khu vực thịnh vượng hơn và những khu vực kém thịnh vượng” (tr.24).

Bản báo cáo khuyến cáo các giải pháp sau (tr.64):

1/ Sao cho dễ tiếp cận. Người nghèo thường sống trong những khu vực mà các dịch vụ y tế cơ bản thì thưa thớt hoặc thiếu thuốc men và nhân viên được huấn luyện. Kinh phí hạn chế năm này sang năm khác là một phần nữa của vấn đề. Để cung cấp dịch vụ y tế cơ bản trong một nước có thu nhập thấp, cần chi 30-40 USD/người/năm.

2/ Sao cho vừa túi tiền. Thu viện phí trong những trường hợp chăm sóc y tế cơ bản càng làm tăng bất bình đẳng. Do lẽ chi phí cho sức khỏe chiếm một phần lớn thu nhập của người nghèo, làm họ giảm đến các dịch vụ y tế, bỏ dở điều trị hoặc càng thêm nợ nần. Ở Việt Nam, một lần đi bệnh viện thôi cũng chiếm mất 40% thu nhập hằng tháng của người dân trong nhóm 20% dân số nghèo nhất. Chi phí y tế gia tăng không chỉ làm nản lòng các gia đình. Tháo gỡ các viện phí này sẽ cải thiện công bằng trong xã hội.

3/ Sao cho có trách nhiệm. Đến đây, Ấn Độ được nêu làm thí dụ “ngược”: “Ngay cả khi có các cơ sở y tế, người nghèo cũng không màng sử dụng đến. Thí dụ như ở Ấn Độ, các cơ sở y tế bị đánh giá là “nghèo nàn”... hoặc đóng cửa khi lẽ ra phải mở cửa...” (tr.64).

Liên hệ ba khuyến cáo trên vào thực tế sẽ thấy tại TP.HCM, ba tháng đã trôi qua mà vẫn còn trên 84.000 trẻ dưới 6 tuổi chưa được cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí, tức cứ năm trẻ có một trẻ chưa được hưởng chính sách này. Trong thực tế mới chỉ chi có 6% kinh phí, còn dư đến 94% kinh phí. Thí dụ này cho thấy ngay tại thành phố lớn nhất nước, một chính sách tốt vẫn chưa được thực hiện đúng và đủ, khoan nói đến sốt sắng. Lẽ ra đã phải lên danh sách làm thẻ, cấp thẻ từ lâu trước đó. Có những thủ tục rào cản nào đó cần tháo gỡ để trẻ em dễ dàng được điều trị miễn phí, cũng như chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo sao cho thực chất.

Báo cáo “Phát triển con người 2005” là một văn bản cần được đọc kỹ.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Tiếp tục phát triển tư tưởng của Cách mạng tháng Tám

    19/08/2016Lê Đăng DoanhCách mạng Tháng Tám là bước nhảy vọt vĩ đại của tư tưởng phát triển, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Độc lập, tự do, hạnh phúc, mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, đó là những chân lý có sức mạnh mãnh liệt phát huy và khơi dậy sức mạnh của một dân tộc bị nô dịch, áp bức, bị chiến tranh và nạn đói tàn phá. Chính những tư tưởng bất hủ này đã trở thành sức mạnh vật chất của cả một dân tộc, chắp cánh cho dân tộc Việt Nam làm nên những kỳ tích trong chiến đấu và dựng nước...
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    15/05/2016Lê Đăng DoanhChúng ta có nhiều đức tính để đón nhận sự thay đổi rất nhanh chóng khi bước vào thiên niên kỷ của sự sáng tạo và đổi mới, nhưng cũng rất rõ ràng là chúng ta cần xây dựng một tương quan lành mạnh giữa truyền thống với hiện đại, trong đó truyền thống phải tạo cơ sở để tiếp nhận cái mới, những tinh hoa của văn minh nhân loại.
  • Phát huy nội lực

    02/04/2015Nguyễn Trần BạtTừ bao đời nay, người Việt ước mơ xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh". Có thời người ta đặt hy vọng ở nguồn tài nguyên rừng vàng biển bạc, chẳng hạn như dầu mỏ phun lên ồ ạt nhiều hơn cả dầu mỏ Trung Đông. Cũng có người mơ tưởng sẽ có những lực lượng ngoại bang mang lại cuộc đổi đời cho dân tộc. Họ vừa thiếu thực tế vừa sai lầm về mặt lý luận. Chỉ có sức mạnh của chúng ta - nội lực Việt Nam - mới giải quyết được những vấn đề của chúng ta, mới là yếu tố quyết định để biến đổi một nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu thành một quốc gia hùng mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
  • "Phát triển bền vững" nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa

    25/09/2014Trần Hữu DũngTừ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước...
  • Cuộc giải phóng thứ hai

    01/03/2014Nguyễn Trần Bạt“… Có thể coi cuộc giải phóng con người như là một cuộc cách mạng. Và cuộc cách mạng thứ hai này còn khó khăn hơn nhiều so với cuộc cách mạng lần thứ nhất. Bởi vì trước đây ai cũng trông thấy sự hiện diện của ngoại bang và đó là lý do hiển nhiên để tập hợp lực lượng. Còn giải phóng con người là một bước thay đổi căn bản nhưng vô hình về nhận thức, về tất cả các cấu trúc xã hội. "
  • Tính đồng bộ của các cuộc cải cách

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTừ xưa đến nay, nhân loại đã tiến hành rất nhiều các cuộc cải cách nhưng tựu trung có thể phân thành bốn cuộc cải cách cơ bản: cải cách kinh tế, cải cách chính trị, cải cách văn hóa và cải cách giáo dục. Các cuộc cải cách đi tìm lời giải cho sự phát triển của xã hội và có đối tượng chung là cuộc sống, do đó, chúng có quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, quan sát các cuộc cải cách ở các nước thế giới thứ ba, chúng ta đều thấy chúng không đem lại những kết quả như mong muốn và thế giới thứ ba dường như vẫn bế tắc trong việc tìm ra con đường phát triển của mình.
  • Bản sắc văn hoá - tính tương đối của sự đa dạng

    25/08/2005Ngô Tự LậpThế nhưng chúng ta cũng không thể không nói đến niềm hân hoan khi tiếp xúc với những miền đất lạ, những tiếng nói lạ hay những giai điệu xa xôi. Những gì diễn ra trong quan hệ giữa các nền văn hoá vào phút giây gặp gỡ gieo trồng những cảm xúc giống như tình yêu trai gái khi lần đầu ánh mắt giao nhau. Tất cả nói lên điều gì? Bản sắc đóng vai trò như thế nào trong đời sống nhân loại? Và sự đa dạng về bản sắc có cần đạt đến bằng mọi giá hay không?
  • Thông tin xã hội và vai trò của nó trong quản lý xã hội

    24/08/2005Nguyễn Hữu Đễ (*)Thông tin xã hội có nội dung rất đa dạng và phức tạp. Đối với quản lý xã hội, vai trò quan trọng của nó được thể hiện ở chỗ; Thứ nhất, thông tin xã hội là cơ sở, điều kiện cần thiết để tiến hành quản lý xã hội: thứ hai, tùy theo chất lượng, nó có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm tốc độ phát triển của hệ thống xã hội và cuối cùng, quyết định sự thành công hay thất bại của cả quá trình quản lý xã hội.
  • Nên hối hả một cách chậm rãi!

    09/08/2005Nguyễn TùngĐúng là Việt Nam cần phải khẩn trương", "hối hả"... vì đã mất quá nhiều thời gian so với không ít quốc gia ở Đông Á. Nhưng đồng thời cũng phải nghiền ngẫm, tính toán, cân nhắc đề chọn được các giải pháp tối ưu và nhất là đề tránh các sai lầm, lãng phí... Có như thế mới nhanh chóng tạo được nền tảng vật chất, kỹ thuật, văn hóa, tinh thần cho một sự phát triển bền vững.
  • Các kịch bản cho năm 2005

    22/07/2005Đặng Hồng QuangNhiều ý kiến lạc quan cho rằng Việt Nam sẽ đủ điều kiện để gia nhập WTO vào năm 2005, nhưng một số ý kiến khác lại cho rằng Việt Nam khó có thể đáp ứng các yêu cầu gia nhập trong thời gian này. Do đó, cần tính đến các kịch bản khác nhau...
  • Những khó khăn khi gia nhập WTO

    22/07/2005Đặng Hồng QuangViệt Nam cần khẳng định quyết tâm tham gia một sân chơi bình đẳng, tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác, đặc biệt là với các đối tác có tiềm năng xung đột cạnh tranh nhưng đồng thời phải thuyết phục để họ hiểu thực trạng kinh tế Việt Nam và có những nhân nhượng thỏa đáng...
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội

    19/07/2005Nguyễn Khoa ĐiềmBước vào thời kỳ đổi mới, xây dựng kinh tế trở thành nhiệm vụ trung tâm. Tiếp đó, nhiệm vụ xây dựng Đảng được khẳng định là then chốt việc xác lập nhiệm vụ trung tâm và then chốt trở thành yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ Quốc. Tuy nhiên hơn 10 năm lại đây, phát triển Văn hoá, xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội đã trở thành mệnh lệnh cấp thiết của cuộc sống.
  • Để Phát Triển Con Người Một Cách Bền Vững

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnPhát triển con người một cách bền vững là mục tiêu của sự phát triển. phát triển con người một cách bền vững là phát triển thường xuyên và liên tục, lâu dài mọi năng lực thể chất, tinh thần trí tuệ, nhân cách con người - phát triển những năng lực bản chất nhất, những năng lực đang ở trong lĩnh vực tiềm năng của con người nhằm làm phong phú thêm và ngày cang nâng cao hơn chất lượng cuộc sống của mỗi người cũng như của cả cộng đồng và qua đó, tạo động lực bền vững cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Để phát triển con người một cách bền vững, cần phải tuân thủ quan điểm phát triển, quan điểm toàn diện và cách tiếp cận đúng. Cách tiếp cận đúng đắn là cách tiếp cận quán triệt quan điểm coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển và xem xét con người trên quan điểm phát triển, quan điểm toàn diện.
  • Toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá

    18/07/2005Dương Thuấn, Mai Văn HaiVăn hoá Việt Nam đang có nguy cơ bị văn hoá nước ngoài lấn át và mất dần đi bản sắc dân tộc! Đã có không ít bài viết cảnh báo về vấn đề này và bày tỏ sự quan ngại đó. Thực tế có đáng lo như vậy hay không? Trước tình hình toàn cầu hoá nhanh chóng như hiện nay, hội nhập là tất yếu, không có con đường nào khác nếu muốn phát triển. Để làm sáng tỏ về vấn đề này, chúng tôi muốn nói đến việc toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá.
  • xem toàn bộ