Hãy để giới trẻ nhập cuộc!

01:41 CH @ Thứ Bảy - 05 Tháng Chín, 2009

Là ông nghị (đại biểu Quốc hội), lại hoạt động trong một lĩnh vực khô khan là làm sử nhưng nhà sử học Dương Trung Quốc - Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử VN -rất thanh niên tính nên luôn được giới trẻ quý mến.

Ông chia sẻ những cảm nhận của mình về lòng yêu nước của giới trẻ hiện nay. Cũng như xã hội cần phải làm thế nào để đón nhận ngày càng nhiều những đóng góp của người trẻ.

Người lớn đừng xoa đầu

Phóng viên: Thưa ông, ông có cách nhìn nhận như thế nào về lòng yêu nước của người trẻ hiện nay?

- Nhà sử học Dương Trung Quốc: Tại sao thời tuổi trẻ lại quan trọng nhất trong đời người, vì nó là giai đoạn hình thành các hệ thống quan niệm. Đầu tiên là quan sát gia đình, quan sát trường học và dần quan sát xã hội. Lòng yêu nước là tự nhiên, là phẩm chất, là tính người. Đôi khi yêu tương cà mắm muối, yêu cây đa bến nước, yêu gốc gác... cùng với thời gian sẽ hình thành nên tình cảm rộng lớn hơn. Đương nhiên, khi lớn lên, người trẻ tiếp xúc với xã hội, sẽ ý thức được trách nhiệm của mình với xã hội, với cộng đồng.

Trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay, giới trẻ từ sớm đã được tiếp xúc với một không gian xã hội rộng lớn hơn rất nhiều, thông qua những phương tiện truyền thông. Do vậy, họ cần được hướng dẫn để không đối lập giữa tình cảm yêu nước và nhu cầu tiếp cận và tiếp xúc với thế giới rộng lớn. Khi bàn về lòng yêu nước của người trẻ, ta cần chú ý đến tâm lý của giới trẻ để có những ứng xử thích hợp.

Ông truyền lòng yêu nước cho con, cháu mình thế nào?

- Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng là phải dạy cho con mình lòng yêu nước cả. Có lẽ các con tôi nhìn vào cha mẹ của chúng, nhìn vào cộng đồng xung quanh... Và chúng thấy bố mẹ đối xử với đời sống thế nào trong việc ứng xử với con người và thiên nhiên. Những cái đó, các con tôi tự nhiên học hỏi, bắt chước... Tự nhiên cái đó thấm vào tâm hồn con người. Và từ đấy, lòng yêu nước tự khắc đến thôi!

Giới trẻ nên làm gì để thể hiện lòng yêu nước, thưa ông?

- Trước hết, đó là tính trách nhiệm và nghĩa vụ với những người xung quanh. Các cụ ngày xưa có nguyên lý rất đơn giản nhưng rất vững bền: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Mỗi dân tộc có cách thể hiện đạo lý đó một cách khác nhau, phù hợp với mình.

Nếu ta xác lập được tinh thần đó trong một đứa trẻ, thì khi lớn lên nó có thể đi được khắp thế giới rộng mở này, nhưng nó luôn nhớ đến những ký ức về làng quê, tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Hiện nay, nhiều bạn trẻ đi sinh sống, học tập và lao động ở nước ngoài và trong mắt không ít người thì tưởng chừng họ bị mất gốc, nhưng khi có một tác động nào đó thì lòng yêu nước lại thức tỉnh.

Do đó, chúng ta đừng áp đặt các giá trị vào người trẻ, mà hãy để họ lựa chọn. Phải xây dựng cho người trẻ một năng lực tự thích nghi, tự ứng xử, và tự lựa chọn. Điều đó mới quan trọng. Chứ nếu lúc nào ta cũng coi họ là trẻ để xoa đầu, bảo ban thì cái ta tưởng trao truyền những công cụ sắc bén, đôi khi lại là sự ràng buộc, níu kéo rất nguy hiểm.

Theo ông, trước các vấn đề lớn lao của thời cuộc, người trẻ nên có thái độ sống thế nào?

- Không nên để người trẻ có cảm giác đang đứng bên lề dòng thời cuộc của đất nước. Để điều đó xảy ra chủ yếu là do lỗi của người lớn. Một lỗi nặng nhất của những người có trách nhiệm là tự cho mình có thể thay mặt được tất cả. Chủ nghĩa nhân danh đại diện rất nguy hiểm, thực chất nó là trá hình, hay biểu hiện biến tướng của việc bao cấp về mặt tư duy.

Chính vì thế, nhiều người trẻ vẫn cảm giác rằng mình vẫn bị coi là trẻ con. Chẳng hạn khi xảy ra một vấn đề ảnh hưởng đến những điều sâu thẳm trong lòng người trẻ, như tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần quốc gia... thì người trẻ có quyền biểu hiện tình cảm của mình. Nhưng người lớn tưởng rằng là phải thể hiện như người lớn thì đương nhiên người trẻ cảm thấy khó chấp nhận.

Đương nhiên, người lớn cũng có những bước đi, những tính toán dựa trên tinh thần vì lợi ích dân tộc thì cũng phải tạo cho thế hệ trẻ vị trí để đứng vào cơ ngũ của anh, chứ không phải đẩy họ ra ngoài. Chúng ta có những truyền thống được hình thành trong đời sống thực tiễn của những thử thách của lịch sử: Về ngoại giao, ta có ngoại giao nhân dân, nghĩa là có nhiều lớp lang, nhiều đội ngũ, nhiều vai trò.

Có những người cần thiết cười thì phải cười, phải bắt tay, phải ôm hôn; nhưng cũng cần có những người thể hiện sự phẫn nộ... Miễn sao nó hài hòa trong một chiến lược chung, sự tổ chức xã hội. Ở đó, mỗi người có một cách thể hiện khác nhau, nhưng nó hỗ trợ cho nhau, chứ không phải là sự hỗn loạn. Có thể điều tôi nói hơi lý thuyết và lý tưởng hóa. Tuy nhiên, trong tư duy chiến lược cần phải nghĩ đến để có một cách ứng phó phù hợp, để tránh những lúc lúng túng.

Người trẻ phải rèn giũa

Quan niệm của ông về vấn đề lý tưởng của thanh niên hiện nay?

- Hồi trẻ, chúng tôi hay nghêu ngao: “Đời ta chỉ sống có một lần thôi - cho nên đời sống quý giá vô ngần - Phải sống sao cho ra sống - Để chết đi không còn áy náy gì”. Bài hát gắn với hình tượng Paven Coocsaghin trong Thép đã tôi thế đấy của Nicolai Ostrovski ấy đã ảnh hưởng rất nhiều đến thế hệ chúng tôi. Theo tôi, thanh niên trước hết phải biết quý cuộc sống của chính mình. Và phải gắn tình yêu cuộc sống đó với sự phấn đấu theo quan niệm rất biện chứng của phương Đông: “Tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ”. Nghe toàn “chữ” nhưng thật ra rất gần gũi với đời sống như bốn nấc thang của học vấn, chẳng thể nhảy cóc được. Còn một lý tưởng chung, theo tôi, sẽ hình thành từ chính lợi ích chung của cộng đồng mà cao nhất là của dân tộc.

Chúng ta phải làm gì để tạo điều kiện cho người trẻ cống hiến?

- Ta vẫn giữ được truyền thống tốt đẹp, vừa trọng xỉ (tuổi tác) vừa lo vun đắp cho lớp trẻ, mà ở thời phấn đấu chống tụt hậu này, tre chưa già măng đã phải mọc thì mới theo kịp thiên hạ được.

Nếu có lời tâm huyết với giới trẻ, ông sẽ nhắn nhủ gì?

- Tôi nhớ đến một câu nói rất hay của Bác Hồ: “Dân tộc ta rất trẻ”. Vì ngẫm lại có quá nhiều tấm gương trẻ trong lịch sử nước ta. Không kể đến ông Thánh Gióng truyền thuyết thì Hai Bà Trưng, Bà Triệu tuẫn tiết ở tuổi đôi mươi; các vị vua nhà Trần mới chớm tứ tuần đã trao lại quyền bính cho con; Lê Thánh Tông, Quang Trung làm nên sự nghiệp lớn chưa đầy 40 tuổi; đồng chí Trần Phú, làm Tổng bí thư đầu tiên của Đảng khi mới 26 tuổi; Nhà nước Dân chủ Cộng hòa đầu tiên có nhiều bộ trưởng ở tuổi 30, thậm chí dưới 30 (ông Cù Huy Cận)...

Tôi mong anh chị em soi vào lịch sử để thấy chúng ta bây giờ còn nhiều điểm thua tuổi trẻ của các bậc tiền nhân. Ngẫm để mà phấn đấu cho “Con hơn cha...”.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thế hệ trẻ văn minh hay bơ vơ

    26/11/2019Nguyễn Vĩnh NguyênĐơn giản, nếu được hỏi sẽ mang gì khi đến một hòn đảo, câu trả lời của thanh niên Đức là: đĩa CD mà tôi thích! Cuộc triển lãm Jung:de do viện Goethe tổ chức tại TP.HCM “dọn ra” 17 cái mặt CD, mỗi CD là một vấn đề thuộc đời sống người trẻ Đức. Thanh niên Đức đang thực sự quan tâm đến vấn đề gì trong cuộc sống của họ? Họ sẽ “định diện” nền văn hoá mà họ đang làm chủ như thế nào?
  • Để người Việt trẻ trở thành "công dân toàn cầu"

    29/09/2018Lan HươngGiới trẻ Việt cần gì để trở thành một công dân toàn cầu trong ngôi nhà chung của thế giới thời hội nhập? Quyền và nghĩa vụ của những người Việt trẻ trong thời đại mới? Bí quyết nào để thành công trong sự nghiệp?
  • Đôi lời nhắn nhủ thế hệ 8X, 9X Việt về hạnh phúc

    01/07/2018Đinh Gia HưngNhân đọc bài viết về nỗi buồn của một bộ phận bạn trẻ 8&9X, tôi có một số suy nghĩ sau muốn bày tỏ cùng các bạn với tư cách là một người anh 7X trong xã hội với những trải nghiệm và độ dày thâm nhập “ý thức sống” với hy vọng chia sẻ tầm nhìn và định hướng phần nào cho các bạn trên bước đường đầy hoa hồng và gai nhọn cuộc đời...
  • "Phản đề" dành cho người Việt trẻ

    30/03/2017Nhà thơ Lê Ðạt, đã ngoài 70 - cho dù cuộc đời ông như chính nhà thơ thừa nhận là rất "li kỳ" và chịu nhiều thăng trầm dâu bể. Trẻ, ở chính cái cách mà ông nhìn nhận rất "thiện chí" và cởi mở về lớp trẻ, về thế hệ trẻ hiện nay...
  • Đất nước đặt hàng người trẻ

    07/06/2016Phương LoanNgày 26/3 là dịp người trẻ tự soi mình, soi vào tổ chức của mình, và người không trẻ nhìn lại, để tin yêu, kì vọng và trao trọng trách.
  • Suy nghĩ của giới trẻ về con người

    15/05/2015Con người là sinh vật phát triển nhất, ưu việt nhất trên trái đất này. Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa con người và các loài động vật khác là tính nhân bản. Nhưng liệu, đức tính tốt đẹp ấy có còn được giới trẻ coi trọng và bồi dưỡng không?
  • Tại sao? - Câu hỏi thiếu của giới trẻ Việt

    07/04/2015Cách bạn đặt câu hỏi trước một sự vật hiện tượng thể hiện góc độ mà bạn quan tâm về chúng. Việc này cũng xây dựng cho bạn phản xạ trong những tình huống khác nhau...
  • Tuổi trẻ đang bị …tấn công

    09/02/2015Nguyễn Trung DânCái cảm giác như đang có luồng sóng ngầm sắp trở nên sóng dữ, sóng ác nhấn chìm tất cả cái đẹp đẽ, hy vọng, tương lai của giới trẻ với lối sống rất đáng quan ngại lo âu trong những ngôi nhà của chúng ta. Từ giáo dục cho đến nếp sống xã hội, các chuẩn mực đạo đức gần như vắng bóng thì lấy gì xây dựng nề nếp gia đình đây?
  • "Thiếu thốn tương đối" của người trẻ là gì?

    20/08/2013PGS.TS. Trần Nam BìnhTrong một bài trả lời phỏng vấn trên báo Sinh Viên Việt Nam, tôi đã nói đến “thiếu thốn tương đối” của người Việt Nam. Sau đó có một bạn trẻ hỏi tôi rằng, vậy thì đâu là thiếu thốn tương đối của người trẻ Việt Nam trong hội nhập?
  • "Lớp trẻ cần tự hình thành hệ thống giá trị mới"

    17/03/2013Hoàng Lê (thực hiện)"Lớp trẻ hiện nay mang trong mình cả một tiềm năng ghê gớm lẫn cả tai hoạ tiềm tàng. Nếu không biết khai thác, thật khó đoán biết điều gì sẽ xảy ra... Tôi muốn nói rằng, các bạn trẻ cứ yên tâm. Xã hội ta luôn đón chờ những tài năng trẻ"...
  • Hành trình người trẻ

    03/08/2009Ba tháng hè nóng bỏng sục sôi không khí thi cử, rộn ràng các phong trào tình nguyện, náo nức các hành trình khám phá, thế hệ trẻ có thêm cơ hội khẳng định bản lĩnh, tâm hồn, sức sống của mình trước sự phát triển vũ bão của thời đại. Tưởng rằng trường học là nơi có thể học được tất cả mọi điều trên thế gian này, toàn bộ những vấn đề liên quan đến lao động của bạn, nhưng thế cũng chưa đủ, tuổi trẻ cần nhiều hơn thế. Đó là không chỉ khám phá những điều bên ngoài thế giới, mà còn phải khám phá cả những suy nghĩ bên trong, thái độ cư xử người với người, lẽ sống và tinh thần trách nhiệm, cách lựa chọn các thông tin hợp lý, suy xét hợp lý, các giá trị và cách hành động hợp lý để tổ chức cuộc sống cá nhân, cộng đồng tốt hơn.
  • Giới trẻ ngày nay: Tôi hay chúng ta?

    10/07/2009Hải PhongGiới trẻ ngày nay có nhiều ưu điểm không thể phủ nhận. Được tiếp xúc với một cuộc sống đầy đủ hơn về vật chất, phong phú hơn về tinh thần, họ phát triển toàn diện hơn những thế hệ trước, theo một cách nhìn nào đó. Giới trẻ ngày nay cũng tự tin hơn khi thể hiện "cái tôi", tự tin hơn với năng lực bản thân, dám làm những điều họ cho là đúng. Thế nhưng, việc thể hiện "cái tôi" thái quá cũng dẫn đến một hệ quả khác: Đó là sự ích kỷ, bệnh yêu và tôn sùng bản thân, không biết quan tâm tới "chúng ta".
  • Người trẻ cần có tư duy "nhìn ra phía biển"

    27/06/2009Lê Ngọc Sơn (thực hiện). Ảnh: Quỳnh HoaBên cạnh việc được coi là một ông nghị “nói nhiều” ở Quốc hội, ông Dương Trung Quốc là một nhà Sử học có tiếng. Ông chia sẻ những cảm nhận của mình về lòng yêu nước của người trẻ hiện nay.
  • Tám mẩu suy nghĩ về giới trẻ và Élite

    06/05/2009Nhạc sĩ Dương Thụ. Minh họa: Ziga Aljaz Zek Crew Troy SizerGiới trẻ cũng có nhiều người hay, có những người thật sự là élite của xã hội mới, ở nhiều khía cạnh họ tinh hoa hơn bọn tôi nhiều lắm. Nhưng người élite trẻ thì có, còn giới élite trẻ thì chưa.
  • "Giới trẻ không sống “nhạt” mà sống phức tạp hơn"

    17/02/2009Đinh Phương Linh (thực hiện)Đó là nhìn nhận của Đỗ Thanh Hải, Giám đốc trẻ măng của Trung tâm sản xuất phim truyền hình VN (VFC), đạo diễn chuỗi chương trình "Táo Quân" phát sóng mỗi dịp Giao thừa, phụ trách nhiều bộ phim về đề tài người trẻ: “Xin hãy tin em”, “Phía trước là bầu trời” và gần đây nhất là “Nhật kí Vàng Anh” luôn gây được dư luận.
  • Người trẻ phải tự chủ

    27/12/2008Lê Ngọc Sơn - Phương Loan (Thực hiện)Chuyên gia Nguyễn Trung đã tâm sự cùng SVVN về câu chuyện tự chủ của người trẻ và sứ mệnh của họ trước yêu cầu của đất nước...
  • Tôi đã lạc quan hơn về giới trẻ

    14/04/2008Cẩm TúNổi tiếng với Đất nước đứng lên khi mới 23 tuổi, nhà văn Nguyên Ngọc còn được biết đến bởi những đóng góp vào thành tựu của văn học Việt Nam thời kỳ Đổi Mới, khi ông giữ chức Phó tổng thư ký Hội Nhà văn, Tổng biên tập báo Văn nghệ.
  • "Biểu tượng" của giới trẻ Việt Nam

    23/09/2007Danh từ “8X” và “9X” đã trở thành một “thương hiệu” được sử dụng phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đến bây giờ, những từ ngữ này đã có tính chất phổ cập toàn dân và trở thành “biểu tượng” cho giới trẻ Việt Nam với hình ảnh một lớp người năng động, cá tính, sành điệu và… chịu chơi...
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • Tin vào thế hệ @

    05/07/2005Liệu có cần thiết phải băn khoăn và lo âu quá nhiều như vậy về một thế hệ mới xuất hiện trong xã hội hay không? Thay vì hồ nghi, xin hãy tin tưởng. Thay vì xét nét chúng ta hãy hướng dẫn họ bằng những tấm gương cả tốt lẫn xấu của các thế hệ đi trước. Tôi rất phục các bậc tiền bối khi quyết định dựng Bia Tiến Sĩ trong Văn Miếu Quốc tử Giám với mục đích để răn đe hậu thế: Người thực tài có công với đất nước sẽ được vinh danh, người không thực tài sẽ chịu nhục vì cái hư danh của mình đến muôn đời...
  • xem toàn bộ