Giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện tốt việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta
Vấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là vấn đề vô cùng phức tạp, đòi hỏi không chỉ cần nắm vững mối quan hệ qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, mà còn cần phải nhận thức và giải quyết tốt những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa chúng.
1. Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
Có thể khẳng đỉnh rằng tăng trưởng kinh tế làđiều kiện không thể thiếuđược để thựchiện, phát triển và đảmbảo công bằng xã hội.Thực tế cho thấy, kinh tế có tăng trưởng thì mới có thể xóa bỏ được những biểu hiện bất bình đẳng và bất công xã hội đã từng tồn tại hàng ngàn năm trong lịch sử các dân tộc (chẳng hạn vấn đề bóc lột giai cấp, bất bình đăng nam nữ, bất bình đẳng dân tộc, sự chênh lệch về mức sống giữa các vùng dân cư…) và phát triển công bằng xã hội lên một trình độ mới cao hơn. Tất nhiên, trong điều kiện kinh tế thiếu thốn vẫn có thể và phải thực hiện công bằng xã hội ở một mức độ nhất định, nhưng công bằng trong điều kiện như vậy chỉ nặng về phía bình quânlà công bằng ở trình độ thấp, chưa vượt ra khỏi khuôn khổ của trật tự cũ.
Ở nước ta sau hơn 10 năm đổi mới, sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước đã tạo điều kiện cho xã hội có thêm những khoản tích lũy nhất đinh (tỷ lệ tích lũy/
Để thực hiện tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, các nhà xã hội học thường nhấn mạnh vấn đề công bằng xã hội- một trong những yêutố nội sinhcủa tăng trưởng kinh tế.Công bằng xã hội là mộtđộng lựcphát triển kinh tế - xã hội, bởi vì công bằng xã hội là yến tố có tác động trực tiếp đến lợi ích của chủ thể hoạt động, do đó nó kích thích tính năng động sáng tạo của mọi thành viên xã hội, huy động các nguồn nhân lựcvật lực, tài lực trong và ngoài nước vào việc phát triển kinh tế. Có công bằng xã hội, người lao động mới phát huy hết nhiệt tình và khả năng lao động, không ngừng nâng cao năng suất lao động để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm có chất lượng cao. Có công bằng xã hội, các nhà kinh doanh mới chịu bỏ vốn, chấp nhận rủi ro để đầu tư cho sản xuất. Công bằng xã hội là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo tăng trưởng kinh tế một cách ổn đinh lâu dài,
2. Mâu thuẫn trong quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội và phương pháp giải quyết chúng.
Theo chúng tôi mặc dù giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội khôngcó mâu thuẫn trực tiếp với nhaunhưng trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay, quan hệ giữa chúng bị khúc xạ thông qua mộtsô mâu thuẫn khách quan nhất định,do đó, nếu không nhận thức và giải quyết tất những mâu thuẫn này thì kết quả của tăng trưởng kinh tế sẽ không dẫn đến sự hoàn thiện, mà dẫn đến sự xấu đi của lĩnh vực công bằng xã hội. Những bất công xã hội- hậu quả của việc giải quyết không tốt những mâu thuẫn này sẽ tác động trở lại và kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế.
Trước hết, nói về mâu thuẫn giữa bóc lột và bị bóc lột. Nước ta đang ở trong thời kỳ quá độ lên CHXH, do đó để có được sự tăng trưởng kinh tế, chúng ta không có cách nào khác hơn là phát triển một kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu và kinh doanh, trong đó có cả hình thức kinh doanh có thuê mướn lao động. Như vậy, ở đây xuất hiện một mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa lợi ích của nhà kinh doanh và lợi ích của người lao động (có thể nói nói cách khác, mâu thuẫn giữa bóc lột với bị bóc lột). Nếu không giải quyết tốt mâu thuẫn này thì có thể xảy ra hai trường hợp: hoặc là lợi ích của người lao động, hoặc là lợi ích của nhà kinh doanh bi vi phạm. Cả hai trường hợp trên đều là bất công và đều có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, không những người lao động và nhà kinh doanh không thực hiện được lợi ích của mình mà lợi ích của Nhà nước, của nhân dân cũng đều không thực hiện được.
Việc giải quyết mâu thuẫn giữa bóc lột và bị bóc lột trong điều kiện nước ta hiện này chưa phải là sự xóa bỏ hoàn toàn hiện tượng bóc lột, lại càng không thể là sự ngăn cản, hạn chế hình thức kinh doanh có thuê mướn lao động. Vấn đề là ở chỗ, phải kết hợp hài hòa các lợi ích: lợi ích của ngườilao động, lợi ích cua nhà kinhdoanh, lợi ích của nhànước, không đượccoi trọng lợi íchnày, xem nhẹ lợi ích kia.
Để tiến tới giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa bóc lột và bị bóc lột, phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc phát triển kinh tế xã hội.Suy cho cùng, định hướng XHCN chẳng nhữngkhông ngăn cản mà còn tạođiều kiện cho việc kết hợp tăng trưởng kinh tế vớicông bằng xã hội.Phải tạo điều kiện để kinh tế Nhà nước từng bước củng cố vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Kinh tế Nhà nước phải thực sự mẫu mực cho việc thực hiện công bằng xã hội trong phân phối. Nhà nước bằng hệ thống luật pháp và chính sách của mình, vừa đảm bảo lợi ích của các nhà kinh doanh, vừa chăm lo lợiích của người lao động, nhất là việc thực hiện BHXH trong thành phần kinh tế tiêu cực của những hình thức kinh doanh này. Trong tương lai lâu dài, phải dần dần tạo điều kiện để người lao động từng bước trở thành người chủ của quá trình sản xuất, từ đó họ mới có thể làm chủ xã hội về mọi mặt.
Mục tiêu phấn đấu của CHXH không chỉ là công bằng xãhội, mà còn là bình đẳng xã hội.Bình đẳng vô sản cao hơn bình đẳng tư sản một bậc. Đúng như F. Engen đã viết: "Bình đẳng tư sản (xóa bỏ các đặc quyềngiai cấp) rất khác với bình đẳng vô sản (xóa bỏ bản thân các giai cấp)".
Công bằng xã hội trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh khía cạnh bình đẳng(tức cống hiến ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau), còn phải chấp nhận sự bất bình đẳng(tức người nào làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng ít, hay nói chính xác hơn là sự chênh lệch về mức hưởng thụ tương ứng với sự chênh lệch về số lượng và chất lượng đóng góp). Như vậy, trong bản thân công bằng xã hội trong giai đoạn hiện nay đã hàm chứa một mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa bình đẳng và bất bình đẳng.Mâu thuẫn này còn là mâu thuẫn giữa bình đẳng xã hội với tính cách là mục tiêu của CHXHvà cũng là điều mà các chính sách xã hội của chúng ta đang phấn đấu từng bước, vớisự bất bình đẳngtrong hưởng thụ do sự không ngang bằng nhau của các cá nhân, nhóm xã hội trong lao động, đóng góp, sự bất bình đẳng này cũng là một yêu cầu của công bằng xã hội trong điều kiện cơ chế thị trường. Mâu thuẫn giữa bình đẳng và bất bình đẳng, nếu không được giải quyết thường xuyên và đúng đắn thì có thể xảy ra hai trường hợp: hoặc là, đã nhận thức không đúng mà Nhà nước can thiệp một cách chủ quan vào tiến trình xã hội, thực hiện bình đẳng xã hội bằng những biện pháp cào bằng, vi phạm những nguyên tắc của công bằng xã hội và vì thế, kìm hãm sự tăngtrưởng và phát triển kinh tế - xã hội, hoặc là, do sự phát triển tự phát của kinh tế thị trường và Nhà nước không có biện pháp điều chỉnh bằng những chính sách xã hội nhất định nên sự bất bình đẳng tích lũy đần và biến thành sự phân cực xã hội sâu sắc, và vì thế mà xã hội càng ngày càng xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Tăng trưởng kinh tế tự nó không sinh ra bình đẳng xã hội. Một thực tế cho thấy, nước Mỹ là một nước có nền kinh tế tăng trưởng cao, nhưng không thể khắc phục được tình trạng bất bình đẳng xã hội ngày càng sâu sắc Số người sống dưới mức nghèo khổ ở Mỹ tăng từ 12% (1969) lên 14,5%(1994), tức tăng khoảng 37 triệu người. Trong khi thu nhập của 20% số người giàu nhất tăng 44% tức từ 73,754USD (1968) lên 105.945 USD (1994), thì mức tăng thu nhập của 20% số người nghèo nhất chỉ tăng không đáng kể (8%), tức từ 7.202 SD (1968) lên 7.762USD (1994). Như vậy chênh lệch thu nhập giữa 2 nhóm ở Mỹ gần 14 lần.
Hai mặt bình đẳng và bất bình đẳng có địa vị không ngang nhau. Bất bình đẳng, dù được xã hội thừa nhận là công bằng cũng chỉ là cái bắt buộc phải duy trì nhằm đảm bảo cho sự phát triển xã hội. Mục đích lâu dài của xã hội là phấn đấu cho sự bình đẳng xã hội. Trong chủ nghĩa xã hội, bình đẳng xã hội là mặt chủđạo của sự phát triển.Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, chỉ có thể thực hiện sự bình đẳng từng mặt, chứ chưa thể thực hiện được sự bình đẳng hoàn toàn. Trước hết là phấnđấu từngbước thựchiện bình đẳng vềcơ hội, tức là tạo điều kiện cho mọi người ai cũng có thể có những điều kiện nhất định vềphía cá nhân cũng như về phía xã hội, để mọi ngườiđều có thểtham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh và các hoạt động xã hội khác, trên cơ sở đó có được mức hưởng thụ tương xứng với năng lực củamình. Còn về mặt hưởng thụ thì trước mắt chỉcó thể phấnđấu thực hiện bình đẳngở sự thỏa mãn mộtsố nhu cầu cơ bản nhấtrồi dần dần phát triển lên.Để có được sự tăng trưởng kinh tế, bất kỳ một chính sách kinh tế nào cũng đều phải quan tâm đếnlợi ích cá nhân.Người ta bỏ vốn ra kinh doanh, hay học tập rèn luyện để có được trình độ chuyên môn và nghề nghiệp cao cũng nhằm trước hết vì lợi ích cá nhân, để thỏa mãn những nhu cầu cá nhân.
█Tuy nhiên, trong điều kiện cơ chế thị trường, sự phát triển của nhu cầu và lợi ích cá nhân không thể tránh khỏi mặt trái của nó, tức là ở một số cá nhân nhất định, sự phát triển sẽ diễn ra không
Để giải quyết mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, về cơ bản, phải kết hợp hài hòa giữalợi ích cá nhân vàlợi íchxã hội, đồng thời phải đấu tranhchống lại nhữngbiểu hiện tiêu cực của chủ nghĩacá nhân.Trong việc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chúng ta cần phân biệt rõ lợi ích cá nhân chính đáng với chủ nghĩa cá nhân. Lợi ích cá nhân chính đáng là cái tích cực, là một động lực phát triển của xã hội, vì nó chẳng những không đi ngược lại lợi ích
Trong xã hội hiện nay, tăng trưởng kinh tế dù được thực hiện bằng cách nào, cũng đều phải thông qua những chính sách kinh tế nhất định. Công bằng xã hội cũng không diễn ra một cách tự động mà cách thức, mức độ, phạm vi thực hiện của nó phụ thuộc vào những chính sách xã hội của Nhà nước.
Trong xã hội do giai cấp bóc lột thống trị, thường xuyên nảy sinh mâu thuẫngiữa một bênlà chính sách kinh tế thiên vể lợi ích của giai cấpbóc lột và một bênlà chính sách xã hội hướng tới lợi ích chung của cộngđồng, hướng tớisự bình đẳng của mọi thành viên cộngđồng. Hai chính sách đó không thể hòa hợp được với nhau. Lợi ích ích kỷ của giai cấp bóc lột, theo chúng tôi, là nguyên nhàn của sự lựa chọn nhữngmô hình và giải pháp tăng trưởng kinh tế không đúng, dẫn đến sự tổn hại nhiều lĩnh vực xã hội.Điều này đã và đang xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều tổ chức và nhiều nhà tư tưởng trên thế giới đã tỏ thái độ không đồng tình hoặclên án gay gắt. Với những dạng tăng trưởng nói trên,
Trong xã hội ta hiện nay, việc thực hiện chính sách kinh tế và việc thực hiện chính sách xã hội, bên cạnh sự thống nhất là cơ bản, trong thực tế đã và vẫn còn có khả năng xuất hiện những mâu thuẫn nhất định trên một số mặt như sau:
Mộtlà, việc thực hiện chính sách kinh tế trong khi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy luật của kinh tế thị trường, phải đảm bảo tính hiệu quả kinh tế, phải chấp nhận cạnh tranh, phá sản, thất nghiệp, có thể dẫn đến mâu thuẫn với chính sách xã hội nhằm thực hiện bình đẳng xã hội - một trong những mục tiêu của CHXH.
Hailà, mặc dù trong chính sách kinh tế đã hàm chứa những giải pháp xã hội, nhưng nhiệm vụ chủ yếu của nó là giải quyết những vấn đề kinh tế. Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, bất cứ một giải pháp kinh tế nào trước hết cũng phải chú trọng đến hiệu quả kinh tế,cho nên chính sách kinh tế dù tối ưu đến đâu cũng không thể bao quát và giải quyết được tất cả những khía cạnh phức tạp của lĩnh vực xã hội rộng lớn. Do đó, những giải pháp kinh tế, nếu không đi kèm với những giải pháp xã hội nhất đinh, sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội nhức nhối. Vì thế, cần phải có những chính sách xã hội nhất định để bổ sung cho chính sách kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội xuất hiện trong quá trình tăng trưởng kinh tế và quá trình phát triển xã hội.
Ngược lại, việc thực hiện chính sách xã hội cũng có thể mâu thuẫn với chínhsách kinh tế. Bởi vì việc thực hiện chính sách xã hội đòi hỏi phải dựa vào nguồn lực kinh tế nhất định, và do đó, nếu việc thực hiện chính sách xã hội vượt quá khả năng cho phép của nền kinh tế, hoặc vi phạm những nguyên tắc công bằng trong kinh tế thì sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Để giải quyết mâu thuẫn giữa việc thực hiện chính sách kinh tế và việc thực hiện chính sách xã hội, phải kết hợp hài hòa hailoại chính sáchđó cả trong việc hoạchđịnh và trong việc thực hiện chúng.Sự kết hợp giữa chúng là vì mục đích vừa thúc đẩy được sự tăng trưởng kinh tế, vừa đảmbảo thực hiệnđược các mụctiêu xã hội, trongđó có công bằng và bình đẳng xãhội. Nói cách khác, sự kết hợp đó nhằm đảm bảo việc thực hiện chính sách kinh tế không dẫn đến những hậu quả xã hội tiêu cực, và việc thực hiện chính sách xã hội, đến lượt nó, chẳng những không cản trở mà trở thành động lực của sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Tóm lại, để kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong điều kiện cơ chế thị trường ở nước ta, cần phải giải quyết một loạt mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa bóc lột và bộ bóc lột, mâu thuẫn giữa bình đẳng và bất bình đẳng, mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, mâu thuẫn giữa việc thực hiện chính sách kinh tế và việc thực hiện chính sách xã hội.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt